Di
sản, ao làng, hòn non bộ và như thế là... thế nào?
Trân Văn - Thiên Hạ Luận
13/11/2023
https://www.voatiengviet.com/a/di-san-ao-lang-hon-non-bo-va-nhu-the-la-the-nao-/7352722.html
Những ồn ào về việc lấp biển ở Quảng Ninh cần được
minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao che.
https://gdb.voanews.com/480A3266-0E4D-4732-AEC2-C697D1B5585A_w650_r1_s.jpg
Theo chính quyền tỉnh Quảng Ninh thì nơi này đã thành lập “Đoàn Kiểm tra
Dự án Khu đô thị 10B” và “đoàn” mới có...“kết luận” theo đó, chủ đầu tư dự án bị
“xử phạt 125 triệu đồng”. Vịnh Hạ Long, hình minh hoạ.
Theo chính quyền tỉnh Quảng Ninh thì nơi này
đã thành lập “Đoàn Kiểm tra Dự án Khu đô thị 10B” và “đoàn” mới
có...“kết luận” theo đó, chủ đầu tư dự án bị “xử phạt
125 triệu đồng” (1)!
“Dự án Khu đô thị 10B” tọa lạc tại phường
Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh do Công ty Đỗ Gia Capital đầu
tư. Năm 2021, Đỗ Gia Capital là doanh nghiệp thắng cuộc đấu giá quyền sử dụng đất
để “xây dựng khu dịch vụ, du lịch đô thị ven biển mới, hiện đại bảo đảm đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên
để tạo dựng không gian quy hoạch đô thị phong phú góp phần chính trang đô thị
khu vực phía Tây thành phố Cẩm Phả” – gọi tắt là “Dự án Khu đô thị
10B”.
“Dự án Khu đô thị 10B” có diện tích
31,8 héc ta, trong đó có 3,88 héc ta nằm trong “vùng đệm” của Vịnh Hạ
Long – nơi hai lần được UNESCO công nhận là “di sản tự nhiên của thế giới”
(lần đầu về cảnh quan và thẩm mỹ, lần hai về địa chất và địa mạo). Cũng vì vậy,
dự án đã được Bộ Tài nguyên – Môi trường (TNMT) thẩm định và phê duyệt, Bộ Văn
hóa – Thể thao – Du lịch (VHTTDL) xem xét và chấp thuận (2). Gần
đây, dự án khuấy động dư luận vì hiện trạng khiến núi đá trong vịnh giống như “hòn
non bộ” của dự án!..
Giờ, sau trận bão dư luận, dẫu khẳng định: Dự
án Khu đô thị 10B tuân thủ đầy đủ quy trình, trình tự theo quy định của
pháp luật nhưng ngoài chuyện xử phạt chủ đầu tư, hệ thống công quyền
còn ra lệnh “dừng thi công”, nếu triển khai phải “bảo vệ di sản” (3).
***
Theo Nguyễn
Thông: Những ồn ào về việc lấp biển ở Quảng
Ninh cần được minh định cho rõ ràng, tránh những mắng mỏ sai lệch hoặc ỡm ờ bao
che. Cách nào, kiểu nào cũng không tốt. Trước hết, cần thừa nhận nơi bị lấp
không nằm hẳn trong vịnh Hạ Long. Cũng cần nói thêm, thứ danh hiệu do UNESCO cấp
này cũng không đến mức hãnh diện lắm đâu. Di sản hay không là do mình. Sản là
tài sản (vật chất hoặc tinh thần), di là truyền lại, để lại. Vịnh Hạ Long
là thứ di sản đặc biệt do thiên nhiên ban tặng cho đất nước, nó chỉ có ở Quảng
Ninh nhưng bất cứ người Việt nào, từ ông to bà nhớn triều đình trung ương, tới
đứa dân thường đều có trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ. Không phải chỉ Hạ Long, cả
Bái Tử Long và vịnh Cát Bà đều cần được đối xử như thế, bởi đều là di sản cần
được bảo vệ nghiêm ngặt. Vậy nên rất lạ, sự xâm phạm vào di sản diễn ra giữa
thanh thiên bạch nhật, kéo dài năm này qua năm khác nhưng trung ương không biết,
quan chức sở tại không biết, hệ thống chính trị con ruồi khó bay lọt cũng không
biết. Nói trắng ra là biết, nhưng “cứ để thế xem sao”. Mắt của trung ương, của
chính quyền tỉnh nào có mù, nó chỉ bị bịt bởi thứ gì đó thôi. Chính quyền
Quảng Ninh và Bộ VHTTDL đang vòng vo diễn giải vùng biển bị xâm phạm không phải
là vịnh Hạ Long, không phải di sản thiên nhiên thế giới. Điều đó đúng với thực
tế lúc này. Ý của chính quyền là, do nó “không phải” như thế nên sự xâm phạm,
phá hoại, làm cho nham nhở cũng không nghiêm trọng lắm, có thể du di được, áp dụng
kiểu “phạt cho tồn tại” như nhiều nơi, nhiều vụ.
Nguyễn
Thông lưu ý: Chính nhà cầm quyền đã công nhận
chỗ bị xâm hại là vùng đệm, vùng bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới. Đã là
“vùng bảo vệ” thì cũng cần được bảo vệ, nhưng phớt tất, cứ xâm hại. Lỗi đâu phải
của đứa san lấp vịnh mà của chính đám đã duyệt, cấp phép cho nó làm, nhắm mắt
làm ngơ cho nó. Có tiền mua tiên cũng được, huống hồ mua vịnh, mua di sản,
mua quan chức. Cứ ngó những vụ Việt Á, bay giải cứu, AIC thì rõ, nếu không thể
mua bằng tiền thì có thể mua bằng… rất nhiều tiền (4).
Còn Thái
Hạo thì dẫn lại chuyện xảy ra cách nay mấy
tháng: Vào ngày 12/6/2023, bà Nguyễn Thị Thu Hà thuộc Đoàn Đại biểu
Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị sửa đổi Luật Di sản vì theo luật,
những dự án thuộc phạm vi khu vực một (vùng lõi) và phạm vi khu vực hai (vùng đệm)
của di tích phải thuộc thẩm quyền, chủ trương đồng ý của Thủ tướng nhưng
quy định như thế “chưa phù hợp với việc xây dựng các công trình nhà dân
cũng như cần xin ý kiến của Bộ VHTTDL là bất cập, tạo gánh nặng về thủ tục hành
chính cho địa phương, doanh nghiệp và người dân”. Bà Hà đề xuất chuyển
quyền chấp thuận chủ trương đầu tư từ Thủ tướng sang cho UBND tỉnh, vì “các nội
dung nêu trên gây khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc triển khai thực
hiện trong vấn đề phát triển kinh tế – xã hội” (5) và nhận
định: Hai năm trước khi bà Hà đề nghị sửa luật thì tỉnh Quảng
Ninh đã chấp thuận chủ trương đầu tư (Quyết định số 3787/QĐ-UBND ngày
29/10/2021) và bà Hà cũng chỉ mới đề nghị sửa luật, chứ luật chưa được sửa. Một
dự án phải do Thủ tướng chấp thuận nhưng UBND tỉnh Quảng Ninh đã “làm thay” và
hơn hai năm sau một ĐBQH của tỉnh mới đề nghị sửa luật, phải chăng là để cho
phù hợp với “thực tế”? Việc làm này của UBND tỉnh Quảng Ninh phải chăng là
“tiền trảm hậu tấu”, hay là cố ý làm liều để sau đó “vận động” sửa cả luật nhằm
hợp thức hóa những sai phạm của mình (6)?
***
Dương Quốc
Chính – một trong những người bình luận về việc đối
xử với “di sản thiên nhiên thế giới” như... “ao làng”, cho
phép chủ đầu tư một dự án biến núi đá thành... “hòn non bộ” của dự án –
nhìn vấn đề có khác hơn nhiều người khác: Cái vụ “hòn non bộ” ở Cẩm
Phả mình ngửi thấy mùi đánh nhau! Hễ cứ vụ nào mà tạo sóng dư luận quá mức cần
thiết là chắc hẳn có bàn tay lông lá của người mà ai cũng biết là ai đó! Cứ
Google “lấp biển Cẩm Phả” là ra một đống báo đánh đồng loạt. Vụ này anh em quan
lại Quảng Ninh lành ít dữ nhiều, chứ không phải đánh thằng doanh nghiệp đầu tư
đâu nhưng dư luận chĩa vào nó cho nó lành. Về nguyên tắc, doanh nghiệp họ
xin được đầu tư, đấu giá này kia... là hoàn toàn đúng luật. Quy hoạch và dự án
đầu tư do tỉnh phê duyệt, trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) luôn có phần
đánh giá tác động môi trường, cũng phải được phê duyệt rồi mới được thi công
(dù cái này hầu như là làm màu). Đa số anh em chia sẻ thông
tin có câu “Sửng sốt, kinh hoàng, dã man…”, mình đọc cười lăn, vì câu đó nó đầy
cảm xúc giả tạo để dẫn dắt dư luận! Việc Quảng Ninh dời núi và lấp biển diễn ra
hơn chục năm rồi, bắt đầu từ việc lấp biển làm đường ra đảo Tuần Châu, rồi cái
đảo đó nở mãi ra. Toàn bộ khu vực âu tàu du lịch bên đó là lấp biển đó chứ.
Mình nhớ hơn chục năm trước còn đứng đó nghe anh Tuyển vung tay chỉ đám sú vẹt
bùn lầy “Chỗ này anh sẽ xây cảng du lịch, chỗ kia anh xây khách sạn…”. Giờ vẫn
còn đang lấp tiếp!
Ông Chính nhắc thêm: Toàn bộ khu BIM, Marina, Hùng Thắng, cả khu SUN
World, rồi đám nhà mình mới đăng video, nguyên khu bãi tắm ở Bãi Cháy là lấn biển
cả đó. Cái đảo của Vinpearl cũng là nhân tạo để xây khách sạn. Toàn bộ khu
đường bao biển bên Hòn Gai, khu vực bảo tàng Quảng Ninh, có một mớ non bộ mới,
cũng là lấp biển mà thành. Người ta còn mới nối dài cái đường bao biển đó tới Cẩm
Phả để ra thêm hơn 10.000 héc ta, đại khái của Hạ Long hơn 6.000 héc
ta, của Cẩm Phả hơn 5.000 héc ta đất lấn biển. Và cái khu lên báo kia ngay
cạnh con đường đó chứ gì đâu. Nhìn cái ảnh là thấy nó phải xây được dăm
tháng đến cả năm rồi, lù lù giữa thanh thiên bạch nhật nhưng giờ mới lên báo?!
Lẽ thường, việc ngăn chặn mấy cái này phải từ bước phê duyệt quy hoạch, xin ý
kiến cộng đồng (bắt buộc có). Chứng tỏ vụ này dân địa phương cũng chả quan tâm
đâu. Vì dân Quảng Ninh thấy cảnh lấp biển này nó quá quen mắt, khéo càng mừng,
vì tỉnh nhà thay da đổi thịt, giàu lên nhanh chóng nhờ bất động sản! Tóm lại,
mình xưa nay vẫn không ủng hộ việc lấp biển bừa bãi vì làm ảnh hưởng đến cảnh
quan di sản, mấy năm trước mình đã viết bài trên Tạp chí Kiến trúc Việt Nam để
cảnh báo việc này. Cảnh báo cả về môi trường lẫn cảnh quan bị biến dạng cũng
như bất động sản bong bóng. Vụ này thì quan điểm của mình vẫn vậy thôi. Có điều
là việc lấp biển ở đây là nơi xa tít, vùng đệm thôi. Còn những cái lù lù ngay
Bãi Cháy và Hòn Gai thì chả mấy người bức xúc, kêu than, chứng tỏ đồng lõa hoặc
bức xúc theo đám đông, bị dẫn dắt!
Ông Chính cho rằng: Phát triển đô thị khó tránh làm ảnh hưởng môi trường
và cảnh quan thiên nhiên bị thay thế bằng cảnh quan nhân tạo. Đánh giá thiệt
hơn không đơn giản. Ở Quảng Ninh còn cái đại đô thị của VIN chưa triển khai nữa,
cái đó mới khổng lồ. Vụ này được thổi lên như vậy chứng tỏ là có một kế hoạch
truyền thông. Có lẽ đích ngắm là chính quyền Quảng Ninh hiện tại và quá khứ, rồi
có thể liên quan đến bác nào đó ở trên cao, có trách nhiệm trong việc “đào núi
và lấp biển, quyết chí ắt thành công” (7)!
-----------------------
Chú thích
(1) https://tienphong.vn/vu-lap-vung-dem-vinh-ha-long-phat-chu-dau-tu-125-trieu-dong-post1584917.tpo
No comments:
Post a Comment