Nguyễn Anh Tuấn - Luật
Khoa Tạp Chí
November 16 2023 6:33 PM
https://www.luatkhoa.com/2023/11/con-tin-o-hoa-hong/
Ngay cả khi không còn điều gì để tin, bạn vẫn nên
tin vào lòng quả cảm.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w2000/format/webp/2023/11/luu-binh-nhuong.jpeg
Các ảnh gốc: VietnamPlus, Báo Quốc dân, Cổng thông
tin điện tử Quốc hội, Tiền Phong. Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.
Vụ
bắt giữ bất ngờ nguyên Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng đang gây ra những
phản ứng trái chiều trong dư luận. [1] Trong khi báo chí nhà nước như thường lệ
không khai thác được gì khác ngoài những thông tin được cơ quan điều tra cung cấp,
mạng xã hội đem đến một bức tranh dư luận nhiều sắc thái hơn.
Bên cạnh luồng dư luận phù thịnh luôn ủng hộ mọi quyết định bắt giữ của
công an, vẫn có những
tiếng nói nghi ngờ rằng quyết định bắt giữ này mang động cơ chính trị. [2]
Nghi vấn này được nhiều người chia sẻ, bởi lẽ ông Lưu Bình Nhưỡng từng nổi tiếng
với những phát ngôn bỏng rát nghị trường, sâu sát đời sống dân chúng và không
ngại đối đầu với cơ quan quyền lực.
Từ
công an “thu” tiền dân…
Ở một Quốc hội tràn ngập các đại biểu “cầm
giấy ê a đọc”, ông Lưu Bình Nhưỡng từng vụt sáng lên với khả năng hùng biện
và những đề tài được ông mang đến nghị trường. [3]
Chất vấn bộ trưởng công an, ông không ngần ngại nêu thực trạng “cứ
dịp lễ, Tết là công an đi thu tiền bà con buôn bán”. [4] Dù vị bộ trưởng
sau đó có phản bác rằng tình trạng này nếu có cũng chỉ “hết
sức cá biệt” nhưng cử tri có thể tự đánh giá nhận định nào phản ánh đời sống
chân thực hơn. [5]
Tương tự, ông Lưu Bình Nhưỡng cũng từng đưa ra nhận định trong một phiên
họp Quốc hội rằng vi phạm của cơ quan điều tra “rất
khủng khiếp”. [6] Dù rằng nhận định này dựa trên số liệu mật và cách tính
gây tranh cãi của ông, không thể phủ nhận rằng chưa bao giờ ngành công an siêu
quyền lực lại bị phê phán một cách công khai đến thế.
Đây cũng là lý do ông Nhưỡng gặp phản ứng quyết liệt từ siêu bộ này, cả ở
nghị trường lẫn trên báo chí. Các đại biểu ngành công an ở Quốc hội đã không
ngần ngại tranh luận với ông Nhưỡng bằng thái độ gay gắt hiếm thấy, trong
khi báo Công an Nhân dân - cơ quan ngôn luận của Bộ Công an - thì không ngần ngại
cáo buộc ông “gây
tổn hại đến uy tín, danh dự lực lượng công an nhân dân”. [7][8]
…đến
tư pháp “án bỏ túi”
Ngành công an chỉ là một phần của hệ thống tư pháp mà ông Nhưỡng lên tiếng
phê phán ngay giữa nghị trường. Trước ông chưa từng có ai ở Quốc hội dám chỉ mặt
đặt tên tình trạng “án
bỏ túi” trong hệ thống tư pháp Việt Nam với thực hành án điểm liên ngành.
[9]
Ông không ngại ví von việc ba cơ quan tố tụng - công an, viện kiểm sát,
tòa án - họp liên ngành thảo luận án không khác gì tình trạng “bộ binh,
bộ hộ, bộ hình” của những nền tư pháp thời quân chủ. [10]
Tương tự các đại biểu ngành công an, các đại diện ngành tòa án trong Quốc
hội cũng tranh luận quyết liệt với ông. Họ biện hộ rằng họp liên ngành tố tụng
là cần thiết để đảm bảo các yêu cầu chính trị và cho rằng các buổi họp chỉ bàn
về tình tiết vụ việc chứ không làm ảnh hưởng tới quyền xét xử độc lập của tòa
án.
Chính ở điểm này, ông Nhưỡng đã không ngần ngại nhận xét rằng các vị đại
biểu ngành tòa án hiểu không thấu đáo về độc lập xét xử.
Và có lẽ chính vì lo ngại tình trạng “án bỏ túi” dẫn đến oan sai và trêu
đùa công lý, ông Nhưỡng trở thành một trong những quan chức Quốc hội hiếm hoi
dành sự quan tâm đặc biệt cho các tử tù trong những vụ án khuất tất. Tháng Chín
năm nay, khi tính mạng của tử tù Nguyễn Văn Chưởng như chỉ mành treo chuông sau
thông báo thi hành án của tòa án Hải Phòng, ông Nhưỡng trong cương vị Phó Ban
Dân nguyện đã tiếp
bố mẹ tử tù ngay tại trụ sở tiếp dân Quốc hội, đồng thời gửi tin nhắn đến
Chủ tịch nước đương nhiệm Võ Văn Thưởng đề nghị can thiệp dừng thi hành án.
[11]
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/2023/11/-2792023.jpeg
Ông Lưu Bình Nhưỡng (chính giữa) tiếp bố mẹ của tử
tù Nguyễn Văn Chưởng (trái) tại Quốc hội ngày 27/9/2023. Ảnh: CB/ Facebook Đức
Nguyễn.
Công
lý một phía
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật không cho phép ai, dù công trạng ra
sao hoặc được lòng công chúng thế nào, có thể thoát khỏi trách nhiệm pháp lý
khi vi phạm pháp luật. Ông Lưu Bình Nhưỡng có thể được nhiều người yêu mến với
những phát ngôn và hành động vì lợi ích công, nhưng nếu sai vẫn phải bị xét xử.
Tuy nhiên, với nền tư pháp thiếu độc lập như Việt Nam, làm sao có thể biết
được liệu ông Nhưỡng có thực sự sai phạm như cáo buộc của cơ quan điều tra hay
vụ việc của ông bị thúc đẩy bởi các động cơ chính trị hay không, nhất là với
quá khứ đụng chạm với ngành công an và tư pháp của ông ở nghị trường?
Có người nói, ra tòa sẽ rõ. Nhưng trước khi ra tòa, ông Nhưỡng sẽ phải trải
qua những ngày tháng đằng đẵng trong trại tạm giam nơi ông phải thường xuyên một
mình đối mặt với các điều tra viên sẵn sàng dùng mọi cách để buộc ông nhận tội.
Hoa hậu Phương Nga từng kể về trải nghiệm kinh hoàng của cô trong quá trình tạm
giam khi bị điều tra viên dọa
treo lên như chúa Giê-su vì cô muốn giữ quyền im lặng. [12] Nạn nhân của
nhiều vụ việc oan sai cũng đã thuật lại không
ít cách thức tra tấn phi nhân tính của cơ quan điều tra hòng buộc nghi can
nhận tội. [13] Lấy gì đảm bảo ông Nhưỡng sẽ không trải qua những điều như thế?
Ông Nhưỡng cũng khó được tiếp cận luật sư một cách kịp thời. Và ngay cả
khi ông có luật sư, gần như không có nhiều cơ hội để luật sư hỗ trợ ông trong
quá trình tạm giam cũng như giúp ông lên tiếng trước công chúng về cáo buộc mà
ông đang đối mặt. Báo chí sẽ không bao giờ dám liên hệ với luật sư hay gia đình
của ông, đừng nói là đăng những lời phản bác từ phía ông.
Trong một nền tư pháp và truyền thông như thế, làm thế nào để công chúng
biết được thực sự điều gì đang xảy ra, ngoài những gì được cơ quan điều tra ban
cấp? Mà nếu không biết thì làm sao giải tỏa nghi vấn rằng vụ bắt giữ có động cơ
chính trị?
Giải
pháp ngoài tầm tay
Giải pháp cho vấn đề này là ông Nhưỡng nên được tại ngoại hầu tra, vừa
giúp công chúng có cơ hội nghe câu chuyện từ phía ông bên cạnh cáo buộc của cơ
quan điều tra, vừa giúp Bộ Công an được tiếng chí công vô tư, không vì thù
riêng mà bắt bớ.
Tại ngoại hầu tra cũng không phải điều gì nằm ngoài khuôn khổ pháp luật
hiện hành, khi mà Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 đã có quy
định về bảo lĩnh/bảo lãnh như một biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam.
[14]
Dù có một
lịch sử phức tạp, nhiều nước hiện nay đã ghi nhận bảo lãnh tại ngoại như một
quyền không thể bị khước từ của bị can trừ khi có lý do chính đáng.
[15][16] Ngay cả trong những vụ án được cho là có động cơ chính trị như vụ Mạnh
Vãn Chu bị bắt giữ ở Canada, “công chúa” của tập đoàn Huawei vẫn được
tại ngoại và cùng luật sư của bà phản
bác các cáo buộc trước truyền thông. [17][18] Cựu tổng thống Mỹ Donald
Trump gần đây dù bị truy tố trong nhiều vụ án song vẫn
được tại ngoại và xuất hiện không ngớt trên truyền thông để bác bỏ mọi cáo
buộc. [19]
Tuy nhiên, ở vị thế siêu quyền lực của mình, Bộ Công an có lẽ sẽ không
hào hứng lắm với ý tưởng này. Bằng chứng là trong một vụ việc khác cũng gây xôn
xao dư luận gần đây là vụ bà Nguyễn Phương Hằng, nữ doanh nhân này đã không
được tại ngoại ngay cả khi gia đình nhiều lần có đơn xin bảo lãnh. [20] Kết
quả là bà Hằng đã phải trải
qua 18 tháng tạm giam trước ngày xét xử trong một phiên tòa đã kết án bà ba
năm tù giam. [21]
Tin
ở hoa hồng?
Tình hình chính trị Việt Nam hiện tại chắc sẽ khó đem đến một kết cục
khác cho ông Lưu Bình Nhưỡng. Không được tại ngoại, chẳng thể lên tiếng trước
công chúng để tự bảo vệ mình, ông Nhưỡng cuối cùng có thể sẽ trở thành nạn nhân
tiếp theo buộc phải cúi đầu nhận tội trước nền tư pháp “án bỏ túi” mà chính ông
từng phê phán.
Công chúng bởi vậy có thể sẽ không bao giờ biết điều gì thực sự đã xảy ra
trong vụ bắt giữ ông. Và có thể cũng chẳng biết có điều gì để tin.
Song, ít nhất người ta sẽ còn nhớ về sự quả cảm của ông, trong những phút
lóe sáng ở nghị trường, dám nói lên sự thật để thách thức quyền lực.
Thứ quyền lực tưởng rằng sẽ không bao giờ bị thách thức.
VIDEO :
Vì sao Việt
Nam là nước công an trị: Bộ Công an lớn đến cỡ nào?
https://www.youtube.com/watch?v=y7WPFanFXxI
No comments:
Post a Comment