Chúa
của tôi tốt hơn Chúa của anh
06/11/2023
https://baotiengdan.com/2023/11/06/chua-cua-toi-tot-hon-chua-cua-anh/
Xung đột Do Thái – Ả Rập là minh chứng rất rõ
cho tựa đề bài viết này của tôi. Tuy rằng theo truyền thuyết thì cuộc xung đột
hàng chục thế kỷ này bắt đầu bởi sự chia rẽ gia đình thần thoại của Abraham,
hai anh em cùng cha khác mẹ, tổ phụ Do Thái và Ả Rập, nhưng rõ rệt nhất là việc
tranh chấp khu Đông Jerusalem, nơi có một thánh đường Hồi giáo được xây cất từ
rất lâu đời. Những người Do Thái cực đoan muốn … phá hủy (sic) ngôi đền này để
xây lại một ngôi đền Do Thái giáo trước đó… hàng ngàn năm.
Cả ba tôn giáo lớn xuất phát từ Cận Đông, Do
Thái, Thiên Chúa hay Hồi giáo đều là những tôn giáo độc thần, có một đấng “sáng
thế” có quyền năng tuyệt đối. Dù khái niệm (concept) là một, nhưng một khi đấng
quyền năng tuyệt đối ấy hóa thân vào một sắc tộc, vào một nền văn hóa địa
phương, với những tên gọi khác nhau, thì lúc đấy không còn là một khái niệm nữa,
mà là God (tiếng Anh) khác với Allah (tiếng Ả Rập) khác với YHWH Elohim (tiếng
Do Thái)… Và thế là, Chúa của tôi tốt hơn Chúa của anh.
Câu nằm lòng của các tín đồ Hồi giáo: There is
no God, but Allah. Không có Thượng đế nào ngoài Allah. Mà Allah cũng chỉ là Thượng
đế.
Những cuộc chiến do … Chúa của tôi tốt hơn
Chúa của anh, nhiều vô kể. Có thể kể ra những biến cố lớn như Thập tự chinh,
khi các đội quân Thiên Chúa giáo Tây Âu thời trung cổ muốn “giải phóng” thánh địa
Jerusalem khỏi bọn “tà đạo” Hồi giáo. Các cuộc bức hại tín đồ Tin Lành của nhà
thờ La Mã. Các cuộc thánh chiến của những chiến binh Hồi giáo chống lại bọn tà
đạo (lại tà đạo) Thiên chúa, và những người khác không phải Hồi giáo.
Hai tôn giáo khác từ Á châu là Hindu và Phật
giáo, vốn quan niệm không có đấng sáng thế toàn năng, nhưng một khi giới tăng lữ
nắm quyền tuyệt đối, thì họ cũng cho rằng họ là một loại toàn năng. Có thể thấy
điều đó qua nạn bức hại người Hồi giáo ở Ấn Độ dưới quyền ông thủ tướng Modi hiện
nay. Tại Miến Điện, một nhà sư từng phát biểu rằng, những người Rohingya Hồi
giáo chỉ là đám người bán khai (half human). Hãy nhìn đám đông Phật tử Việt Nam
quỳ lạy trước tượng Phật, ai nói rằng họ không xem đức Phật là God? Dù rằng
thái tử Thích Đạt Đa (người sáng lập đạo Phật) được xem như một triết gia hiện
sinh xưa nhất của xã hội loài người.
Tuy tự nhận mình là vô thần, phi tôn giáo,
nhưng về mặt nào đó, học thuyết cộng sản cũng là một thứ tôn giáo độc thần, khi
chủ nghĩa này đề cao “chuyên chính”, với những mô hình toàn trị độc đảng. Người
sáng lập học thuyết cộng sản là Karl Marx, một người Đức gốc Do Thái. Học thuyết
này chính là một sản phẩm sau cùng của một dòng triết lý tôn giáo xuất phát từ
Cận Đông, Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo, và… cộng sản.
Điều lạ là đứa con cộng sản lại đi rủa sả các
tổ phụ tôn giáo của mình bằng câu “niệm chú”, tôn giáo là thuốc phiện của
nhân dân. (Câu này vốn được triết gia Hegel bình luận về Hindu giáo,
sau được Marx sử dụng lại).
Với sự phá sản của hệ thống cộng sản, các đảng
cộng sản cuối cùng trên trái đất như đảng Cộng sản Việt Nam, “đột nhiên” nhận
ra thứ thuốc phiện một thời họ sỉ vả đó lại có thể rất cần cho sự nắm quyền của
họ. Trong vài năm gần đây, trên các phương tiện truyền thông của ban tuyên giáo
Đảng Cộng sản Việt Nam trong nước, người ta lại thấy xuất hiện câu: Tôn giáo là động lực phát triển xã hội!
Không rõ đảng Cộng sản Việt Nam có đồng nhất
hai khái niệm rất khác nhau là phát triển xã hội và … cầm quyền chăng?
Nếu đúng là phát triển xã hội, thì là điều rất
tốt, với điều kiện rằng không có tôn giáo nào, tư tưởng nào (Mác, Lê, Hồ Chí
Minh) chẳng hạn, là độc quyền. Vì nếu không, lại vẫn là độc quyền, Chúa của tôi
tốt hơn Chúa của anh mà thôi.
No comments:
Post a Comment