Wednesday, November 15, 2023

CHIẾN TRANH ISRAEL - HAMAS : VÌ SAO MỌI NGƯỜI ĐANG NHẮC ĐẾN IRAN? (Reza Sabeti / BBC News)

 



Chiến tranh Israel-Hamas: Vì sao mọi người đang nhắc đến Iran?

Reza Sabeti

Nhà báo người Iran

14 tháng 11 năm 2023

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx81wwg937wo

 

Sau khi Hamas tiến hành cuộc tấn công chết chóc nhằm vào Israel, Lãnh tụ tối cao của của Iran đã ca ngợi điều mà ông gọi là một "trận động đất tàn phá" nhằm vào Israel, và nói thêm: "Chúng tôi hôn vào bàn tay của những người lên kế hoạch tấn công."

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/389b/live/86b20390-7fdc-11ee-a296-2b647c02f497.jpg

Quốc kỳ của Iran ở thủ đô Tehran

 

Nhưng Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei cũng nhanh chóng bác bỏ việc Iran có bất kỳ liên quan nào đến vụ tấn công, vốn khiến 1.200 người chết và hơn 240 người bị bắt giữ làm con tin. Kể từ khi đó, Israel đã tiến hành các cuộc không kích và chiến dịch trên bộ ở Gaza, khiến hơn 11.000 người chết, theo Bộ Y tế do Hamas lãnh đạo.

 

Trong bối cảnh Iran bác bỏ liên quan, tại sao quốc gia này lại tiếp tục thu hút sự quan tâm của cả truyền thông xã hội và chính thống, cùng với Hamas, xét về mối liên hệ với cuộc tấn công?

 

Có lẽ cơ sở đằng sau điều này, nói một cách thẳng thắn, đó là sự ủng hộ kiên định về điều gọi là Trục Phản kháng (Axis of Resistance).

 

Đây là một liên minh các nhóm chống lại sức ảnh hưởng của Israel và Mỹ ở Trung Đông. Liên minh này gồm Hamas, Hezbollah ở Lebanon, các chiến binh ở Iraq và phiến quân Houthi ở Yemen.

 

Iran, đang gánh các lệnh trừng phạt quốc tế liên quan đến những vi phạm về nhân quyền và tham vọng hạt nhân, hiện phải đối phó với những thách thức về kinh tế và chính trị.

 

Trong nỗ lực bảo vệ các lợi ích của mình, Iran đã bị cáo buộc sử dụng những đồng minh và các thế lực được 'mượn tay' để chống lại những kẻ thù trong khu vực. Hezbollah và Hamas đều đã được hưởng lợi từ việc đi đầu trong phong trào chống Israel.

 

Lập trường của Việt Nam về xung đột Israel-Hamas và lợi ích công nghệ, quốc phòng từ quan hệ với Israel

 

 

Lịch sử giữa Iran và Israel như thế nào?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/33ae/live/b1d0fc20-7fdc-11ee-8b17-2bd77203408f.jpg

Các chiến binh Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) vào ngày 17/10 ở Be'eri, Israel

 

Mặc dù vậy, Israel và Iran không phải lúc nào cũng là kẻ thù 'không đội trời chung'. Trước khi nổ ra cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979 và thời điểm thành lập Cộng hòa Hồi giáo, Iran - một quốc gia không phải Ả Rập - được xem là đồng minh chiến lược của Israel.

 

Nhưng điều này đã bị xoay chuyển trong bối cảnh cuộc cách mạng đã giúp Giáo chủ Ayatollah Ruhollah Khomeini lên nắm quyền, biến Iran trở thành một nhà nước theo thể chế "tôn giáo thống trị dân sự", hay còn gọi là "chính trị thần quyền" (political theocracy), với diễn ngôn chống Israel.

 

Lý lẽ của Palestine trở thành một phần quan trọng trong tường thuật của quốc gia này, được ủng hộ mạnh mẽ, không chỉ trong các vòng tròn Hồi giáo mà còn các cộng đồng tri thức và cánh tả.

 

Chỉ sáu ngày sau cuộc cách mạng, Yasser Arafat, khi đó là nhà lãnh đạo của Phong trào Giải phóng Palestine (PLO), đã trở thành một nhân vật cấp cao nước ngoài đầu tiên gặp Giáo chủ Ayatollah Khomeini và chính phủ lâm thời ở Tehran.

 

Chỉ vài giờ sau cuộc gặp của Arafat với nội các mới, Iran đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Irael.

 

Tuy nhiên, mọi chuyện không đi một đường thẳng như vẻ ngoài.

 

Mặc cho có quãng thời gian 'tìm hiểu' với phía Palestine, không mất nhiều thời gian để Iran chấp nhận sự ủng hộ quân sự từ Israel. Trong suốt những năm đầu xảy ra cuộc chiến tranh Iran-Iraq, kéo dài từ năm 1980 đến 1988, Israel đã không chính thức mở rộng các hình thức khác nhau về sự hỗ trợ quân sự dành cho Iran thông qua các thực thể trung gian.

 

Đây là một liên minh không thể nào có khả năng xảy ra, nhưng đối với Israel, khi cuộc chiến tranh này vẫn đang diễn ra, liên minh này giúp Iran và Iraq chiếm nhau trước.

 

Nhưng đây là một ngoại lệ trong một vòng xoáy bạo lực, đe dọa và cáo buộc lẫn nhau không bao giờ chấm dứt.

 

Trong suốt những năm 1980 và 1990, Israel và Mỹ đều cáo buộc Iran có liên quan đến một loạt những vụ nổ gây thương vong, điều Iran luôn bác bỏ. Iran nói Israel đứng đằng sau vụ ám sát một số nhà khoa học hạt nhân của Iran và cả hai quốc gia này đều lên án lẫn nhau cho các cuộc tấn công mạng.

 

Tìm đường thoát Hamas: Cha dùng thân đỡ đạn cứu con gái

 

 

Quan hệ giữa Iran và Hamas như thế nào?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7d3f/live/e17073c0-7fdc-11ee-a296-2b647c02f497.jpg

Các thành viên của Lữ đoàn al-Qassam, một nhánh quân sự của Hamas vào tháng 8/2022

 

Nhóm chiến binh Palestine và đảng chính trị Hamas được thành lập vào năm 1987 và đã kiểm soát Dải Gaza kể từ năm 2007, nơi Palestine thường tiến hành phóng rocket nhằm vào các thành phố của Israel. Mỹ, Anh và các quốc gia khác đã duy trì chính sách cô lập nhằm vào Hamas, xem đây là một tổ chức khủng bố.

 

Xuyên suốt những năm 1990 và 2000, Iran đã đóng vai trò quan trọng trong việc hậu thuẫn Hamas, chủ yếu do sự thù hằn chung nhằm vào cùng một kẻ thù thay vì một tư tưởng tôn giáo hoặc quan điểm chính trị chung. Hamas và chế độ Iran theo các phân nhánh Hồi giáo khác nhau - Hamas là người Hồi giáo Sunni trong khi chế độ của Iran là dựa theo dòng Hồi giáo của người Shia.

 

Nhưng mối quan hệ trở nên xấu đi vào năm 2012 khi Hamas từ chối việc ủng hộ đồng minh của Iran, Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trong bối cảnh quốc gia này xảy ra nội chiến. Đáp lại, Iran đã ngừng cung cấp hỗ trợ tài chính cho Hamas và thu hẹp quy mô đối với các hoạt động quân sự của nhóm này.

 

Vào năm 2015, sự chia rẽ ngày càng sâu sắc khi Hamas và Saudi Arabia - một kẻ thù lâu năm của Iran - nối lại quan hệ. Iran đã ủng hộ các phiến quân Houthi người Shia trong cuộc nội chiến ở Yemen, chống lại Saudi Arabia, quốc gia đã hậu thuẫn cho lực lượng chính phủ tại đây.

 

Mối rạn nứt giữa Iran và Hamas, cùng việc rút nguồn tài trợ đồng nghĩa các nhóm người Palestine đã mất một nguồn tiền quan trọng - nguồn tiền mà những người ở Gaza dựa vào. Không có nguồn tiền này, những người dân thường phải gánh chịu khó khăn đáng kể.

 

Tuy nhiên, kể từ năm 2017, và đáng chú ý khi một số nước Ả Rập thắt chặt mối quan hệ gần hơn với Israel, giữa Iran và Hamas tan băng trong mối quan hệ ngoại giao, và nỗ lực chung được tiến hành để thiết lập lại liên minh.

 

Trong khi đó, Mỹ, quốc gia ủng hộ Israel, tuyên bố, mặc dù không có bằng chứng nào về mối liên hệ trực tiếp, Washington tin rằng Iran có góp phần trong cuộc tấn công ngày 7/10 thông qua việc viện trợ nhánh quân sự Hamas trong những năm qua.

 

 

Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza

 

 

Hezbollah phải làm gì trong cuộc xung đột?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7663/live/376c2bc0-7fdd-11ee-b7d2-dd851f00eaeb.png

Phó thủ lĩnh Hezbollah, Naim Qassem

 

Hezbollah, một nhóm chiến binh người Shia, đóng tại Lebanon ở biên giới phía bắc của Israel, đã tạo nên một lực lượng quan trọng khác, gọi là Trục Phản kháng (Axis of Resistance). Iran đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành nên Hezbollah, và giống Hamas, bị Mỹ, Anh và các nước khác xem là tổ chức khủng bố.

 

Qua bốn thập kỷ, sự ủng hộ kiên định của Iran vẫn không bị thay đổi khi thủ lĩnh của Hezbollah, Hassan Nasrallah công khai tuyên bố trung thành với Lãnh tụ tối cao của Iran.

 

Nhưng Hezbollah là một lực lượng mạnh và phức tạp hơn nhiều so với Hamas, và tham gia vào những chuyển biến chính trị trên khắp Trung Đông.

 

Đơn vị chiến binh của nhóm này nằm trong số những thành phần không thuộc nhà nước có khả năng tinh nhuệ nhất và được huấn luyện, trang bị tốt hơn một số các đội quân thông thường trong khu vực.

 

Trong cuộc chiến tranh lớn giữa tổ chức này với Israel hồi năm 2006, hỏa lực và tính kỷ luật trong quân đội đã khiến nhiều người ngỡ ngàng. Giao tranh giữa Hezbollah và Israel đã leo thang trong những tuần gần qua.

 

 

Liệu Iran sẽ can dự vào xung đột Israel-Hamas?

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/cbd0/live/78000030-7fdd-11ee-a296-2b647c02f497.png

Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei

 

Trong cuộc đối thoại giữa hai bộ trưởng Anh và Iran hồi đầu tháng 11, ông James Cleverly đã hối thúc người đồng cấp Hossein Amir-Abdollahian đảm bảo Iran sử dụng sức ảnh hưởng để ngăn chặn leo thang.

 

Một tuần theo sau cuộc tấn công ngày 7/10, trong bối cảnh quốc tế lên án những hành động của Hamas, Hossein Hossein Amir-Abdollahian đã gặp thủ lĩnh được công nhận của Hamas, tại Qatar.

 

Ngoại trưởng Iran đã nhân cơ hội này đưa ra lời cảnh báo với phía Israel rằng nếu cuộc ném bom ở Gaza tiếp diễn, có thể có những hậu quả không thể tiên đoán trước được trong khu vực.

 

Lời cảnh báo này được Lãnh tụ tối cao Iran, Ayatollah Ali Khamenei hưởng ứng, người đã tuyên bố: "Lực lượng phản kháng sẽ đánh mất sự kiên nhẫn. Không ai có thể ngăn chặn họ ở mức đó."

 

Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza

 

Lập trường của Việt Nam về xung đột Israel-Hamas và lợi ích công nghệ, quốc phòng từ quan hệ với Israel

 

Tình cảnh người dân tị nạn ở Gaza: 'Chúng tôi đang trong thời kỳ tăm tối'

 

------------------

TIN LIÊN QUAN

 

·         

Tình cảnh người dân tị nạn ở Gaza: 'Chúng tôi đang trong thời kỳ tăm tối'

13 tháng 11 năm 2023

·         

Tổng thống Herzog bác bỏ cáo buộc Israel tấn công bệnh viện ở Gaza

13 tháng 11 năm 2023

·         

Lịch sử cuộc xung đột giữa Israel và Palestine tại Dải Gaza

5 tháng 11 năm 2023

·         

Lập trường của Việt Nam về xung đột Israel-Hamas và lợi ích công nghệ, quốc phòng từ quan hệ với Israel

2 tháng 11 năm 2023

 





No comments: