Thursday, November 9, 2023

CHẲNG GIỐNG AI (Lưu Trọng Văn)

 



CHẲNG GIỐNG AI   

Lưu Trọng Văn

8-11-2023  18:54   

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid08fX1DLUYqyeNyXAfPzDn28Ea6od4ZrDuhKqn5zuLZembkrWCMbSC7c7VEbTtvXtsl&id=100009457401127

 

Đang chuyện thời sự, nhà nước phong tặng học hàm giáo sư, phó giáo sư tranh cãi ỏm tỏi, thì tiến sĩ vật lý Nguyễn Mộng Giao, cháu đích tôn cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến alo cho tôi.

 

Quá đúng… “hớp”.

 

Tiến sĩ Giao nói: “Chỉ có Việt Nam mình làm chuyện lạ đời không giống ai là nhà nước phong tặng học hàm giáo sư, phó giáo sư. Trên thế giới, việc ấy là của các trường đại học. Trường đại học nào thì công nhận giáo sư của trường nấy.

 

Tôi giảng dạy tại Mỹ được anh bạn thân trong Hội đồng phong tặng giáo sư ở VN ép, cậu trước đây được phong phó giáo sư rồi bây giờ làm thủ tục để nhà nước công nhận cậu là giáo sư đi. Tôi từ chối vì trường đại học ở Mỹ nơi tôi giảng dạy đã công nhận tôi là giáo sư của trường rồi“.

 

Tôi hỏi, học hàm giáo sư ở Mỹ, ở châu Âu có giá trị gì không?

 

Ông Giao đáp: “Giá trị phụ thuộc danh tiếng của trường đại học nào công nhận. Khi người ta giới thiệu học hàm giáo sư thì luôn kèm của trường đại học nào. Giáo sư của Harvard, Sorbonne, Stanford… khác hoàn toàn giáo sư một trường vô danh. Danh dự và đẳng cấp là ở cái uy tín của trường đại học và ở chính cái họ tên của người đó gắn với các công trình cống hiến“.

 

Tôi nói: Khi qua Mỹ, Canada, châu Âu, tôi thấy người ta không giới thiệu học hàm mà chỉ giới thiệu học vị.

 

Ông Giao nói:

 

Ở các nước muốn được công nhận tiến sĩ không dễ, phải làm luận án và được các nhà khoa học công nhận. Nhưng thực tế xã hội bây giờ học hàm học vị không còn quan trọng với lớp trẻ nữa. Bao nhiêu nhà phát minh, sáng chế công nghệ không có bằng cấp gì hết. Xã hội văn minh đánh giá theo chuẩn có tài hay nhàng nhàng, có cống hiến giá trị hay chả tích sự gì. Một xã hội đánh giá nhân tài như vậy mới phát triển. Còn Việt Nam chúng ta đua nhau theo hình thức. Một phần có cuộc chạy đua này là do tiêu chuẩn liên quan có khoản ưu tiên người có học hàm, học vị. Rõ buồn cười, biết bao tay giáo sư về triết học chính trị mà gà mờ về lý thuyết xã hội chủ nghĩa. Có người không hiểu vì sao ông Marx, ông Lê Nin nói, muốn tiến lên CNXH thì phải có ‘giai cấp công nhân tiên tiến’ để rồi ở Việt Nam chưa hề thấy cái ‘giai cấp công nhân tiên tiến’ ấy đâu đã phét lác về CNXH ở Việt Nam!“.

 

Tôi nghĩ, đất nước mình sẽ khó mà phát triển khi còn nhiều kẻ dốt mà cứ hãnh tiến khoe mẽ các học hàm, học vị hình thức để mua quan bán tước, đến xấu hổ.

 

Ông Giao quả quyết:

 

 Tốt nhất cứ làm giống người ta đi, trả việc công nhận học hàm cho các trường đại học. Trường nào chịu trách nhiệm bảo vệ giá trị và chất lượng thương hiệu của trường nấy, khi còn dạy thì còn giáo sư, hết dạy, hết giáo sư. Xong!

 

.

111 BÌNH LUẬN  

.

.

.

Dzung Nguyễn

Nguyễn Thị Ngọc Hải

ĐÂY LÀ BÀI TÔI VIẾT CÁCH ĐÂY 3 NĂM VỀ VẤN ĐỀ NÀY

----------

LỐI THOÁT CHO NHỮNG LÙNG NHÙNG TỪ VIỆC PHONG HỌC HÀM GS, PGS

Vài năm nay không ít những lùng nhùng trong việc xét phong học hàm bị bộc lộ. Năm nay cũng vậy. Nhưng vấn đề liêm chính khoa học và tư cách của nhiều thành viên hội đồng thuộc hội đồng học hàm giáo sư nhà nước đã được đặt ra và chiều hướng xấu nhiều hơn tốt.

Phàm ở đời cái gì danh chính thì ngôn thuận. Hội đồng học hàm gs nhà nước xem ra có cái tên chưa được đúng với nội hàm của nó vì cái hội đồng này chỉ làm nhõn cái việc cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn chứ nó có quyền bổ nhiệm ai là pgs, gs đâu?! Nó chỉ là cái hội đồng cấp chứng chỉ đủ tiêu chuẩn pgs, gs mà thôi?! Có thể nó cũng giống như đã học đại học sư phạm rồi, đã làm tiến sỹ về dạy học rồi, nhưng nếu đi dạy học thì vẫn phải có cái chứng chỉ sư phạm mới được đi dạy ấy????!!!!

Nếu đã coi pgs, gs là một chức vụ trong trường đại học thì hãy để cho các trường đại học tự làm cái việc xem xét và bổ nhiệm chức vụ đó cho công việc của họ.

Để đại học tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải đãi ngộ cho gs, pgs và tất nhiên tự phong các chức vụ này vì công việc của họ thì sẽ tự điều tiết hợp lý hơn cả. Nhà nước nhúng tay theo như bây giờ thì càng lúc, càng be bét thêm mà thôi!!!

Chẳng hạn như một trường đại học èo uột, không có nhiều nguồn thu thì bố bảo cũng chả dám phong ai đó là pgs, gs và nếu có phong rồi thì cũng chỉ dám đãi ngộ cho gs, pgs của họ một cách vừa phải vì làm khác đi tức là tự tay họ cắt cổ họ!!!

Như thế nhà nước chỉ nên làm việc của mình là ra chính sách điều tiết hoạt động của các trường đại học, làm sao cho các trường đại học được tự chủ tất cả, đúng nghĩa mà thôi. Mọi việc của trường đại học hãy để cho họ tự lo!!!

 

.

Canh Tran

Chuyện không có gì mới, nhưng bài viết của anh LTV rất đầy đủ và xúc tích. Nếu xem giáo dục đại học là "thị trường của chính nó" thì cách phong hàm GS, PGS của VN hiện nay là sự can thiệp thô bạo vào công việc của nhà trường, đặc biệt trong bối cảnh và điều kiện tự chủ ĐH hiện nay. Biết rằng nếu để các trường đại học tự chịu trách nhiệm phong hàm GS, PGS, GV .. thì sẽ "lộn xộn" một thời gian, nhưng đó là bài học trưởng thành và sự sàn lọc cần thiết. Nếu NN muốn giữ lại một phần của việc phong hàm thì chỉ nên phong hàm GS cấp nhà nước, mỗi năm khoảng 7-10 người thật xuất sắc nhưng đây chỉ là hàm danh dự.

 

.

Kim Dung Pham

Nền tảng của chuyện này là một xh “hư học”, “hư danh”. Cung cách làm là của một xh thể chế Xin- cho. Thúc đẩy sự xin- cho khiến con nguòi trở nên mua bán hèn hạ bởi xh này luôn gắn đặc quyền đặc lợi. 3 đặc điểm đó tạo nên sự khác biệt của VN






No comments: