Đầu
tư công, quy hoạch và dự bị củi
06/11/2023
https://baotiengdan.com/2023/11/06/dau-tu-cong-quy-hoach-va-du-bi-cui/
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn khá thẳng
vào câu hỏi và giải pháp mà ông đưa ra, kể cả kiến nghị sửa chính sách, rất thực
tiễn với tư duy mạch lạc.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/1-8.jpeg
Ông Hồ Đức Phớc. Ảnh trên mạng
Trong khi, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thì rất
thuộc bài, tờ giấy [có lẽ do chuyên viên soạn vào giờ nghỉ trưa] khiến ông trả
lời khá máy móc. Hình như với ông Dũng, giải pháp là công văn giấy tờ đã ban
hành. Ví dụ, ông nói, “Đúng là công tác lập quy hoạch lúc đầu có vướng mắc,
nhưng sau khi có Nghị quyết 61/2022/QH15 của Quốc hội thì vướng mắc đã được giải
quyết”.
Nếu như trước 2006, Bộ Kế hoạch Đầu tư là nơi
xuất phát của rất nhiều chính sách đổi mới, thì về sau, các chính sách xuất
phát ở đây lại thấp thoáng “hồn ma kế hoạch hóa tập trung”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/11/2-3.jpeg
Ông Nguyễn Chí Dũng. Ảnh trên mạng
Luật Quy hoạch là điển hình của giấc mơ “Anh
Chủ Nhiệm” [“Vẽ cả ngày mai thành bức tranh”]. Thay vì đưa ra những nguyên tắc
[vùng bảo đảm an ninh lương thực; vùng đất không được phát triển công nghiệp ô
nhiễm…] để khi có tiền và xuất hiện nhu cầu đầu tư, địa phương có thể ra quyết
định ngay, Luật đòi các địa phương phải lập quy hoạch khi chưa xuất hiện ý tưởng
và khi trong túi chưa một đồng ngọ nguậy.
Vài lần, tôi hỏi các nhà lãnh đạo tỉnh, tại
sao các công trình, đặc biệt là công sở, lại xây xấu như vậy. Họ nói, “Ông tưởng
tụi tôi muốn làm xấu như thế à. Dự án bao giờ cũng kèm theo dân chạy dự án, nguồn
vốn đi xuống luôn kèm theo thiết kế và nhà thầu”. Đấy là lý do mà có một thời,
công sở ở các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc đều bị “xuôi hóa” không một công trình
nào mang dấu ấn kiến trúc bản địa.
Phải để cho từng cấp ngân sách quyết định phần
vốn đầu tư của mình. Luật Ngân sách và Đầu tư công phải phân bổ cho địa phương
theo nguyên tắc: Chi tiêu thường xuyên theo bình quân đầu dân nhân với chỉ số
khó khăn của từng vùng.
Đầu tư công: Công trình nào của Trung ương thì
Trung ương quyết định [phần giải tỏa mặt bằng cắt phần ngăn sách, giao địa
phương]; Phần nào của địa phương thì ngân sách phân bổ bình quân nhân chỉ số
phát triển [nơi nào khó khăn hơn thì chỉ số cấp thêm cao hơn] và do chính quyền
địa phương quyết định [theo thứ tự ưu tiên của mình thay vì xây trụ sở, tượng
đài như các chân gỗ thường gạ gẫm].
Nếu không thay đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư
công theo hướng thoát ra khỏi tư duy tập trung quan liêu thì chẳng những không
bao giờ chống được tham nhũng [từ khâu chạy để được đưa vào danh mục và giữ được
danh mục đầu tư, lên quy hoạch và bổ sung quy hoạch] mà lãnh đạo địa phương nào
muốn nắm bắt thời cơ phát triển, táo bạo ra quyết định cũng coi như đã đưa mình
vào quy hoạch… dự bị củi của “Lò”.
.
Từ
những năm 80 đến nay các tỉnh đều có một kiểu chung là cứ thấy chỗ đất nào trống
khoảng 1.000m2 trở lên dù có chỗ giữa khu dân cư bao quanh đều quy hoạch đất
cây xanh công viên cả. Quy hoạch cây xanh công viên nhiều, loang lổ, kéo dài
vài chục năm mà chẳng thấy lập kế hoạch sử dụng đất. Dân muốn làm gì cũng
không được vì quy hoạch rồi. Đất đai bị bỏ hoang lãng phí rất nhiều.
Tìm
hiểu thì được biết đó là của để dành của các quan. Khi nào có mối ngon thì bật
đèn xanh cho người có chung lợi ích mua sau đó các quan điều chỉnh quy hoạch
sang đất ở. Tiền từ đây chảy vào túi các quan.
Không
biết bao giờ mới xoá được quy hoạch kiểu của để dành của các quan đây? Chỉ có
dân đen là thiệt thòi.
Hong
Chung Nguyen, những mảnh đất như anh nói trên đây thử xem lại cách đây
30 năm hay hơn 30 năm Quy hoạch công viên cây xanh thì bây giờ biến thành thứ
gì rồi ở các đô thị lớn trực thuộc TW ? NHÀ CAO TẦNG MÀ CHỦ ĐẦU TƯ LÀ NƯỚC
NGOÀI HOẶC CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI !
No comments:
Post a Comment