Anh bị LHQ chỉ
trích vì án tù ‘nặng tay’ cho hai nhà hoạt động khí hậu
BBC
News Tiếng Việt
21 tháng 11 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4nvj8m0ed6o
Chính phủ Anh đã bị Liên Hiệp
Quốc cảnh báo trước việc ra án tù ‘nặng tay’ cho hai nhà hoạt động
môi trường
Hai nhà hoạt động chống dầu,
‘Just Stop Oil’ đã bị toà án Anh xử tù vì treo mình lên cầu để đấu
tranh trong vụ án kéo dài nhiều tháng qua.
Ông Morgan Trowland, 40 tuổi, bị xử tù ba năm và
ông Marcus Decker,
34 tuổi, nhận án hai năm vì “gây phiền toái nơi công cộng”.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a484/live/13889160-8881-11ee-913e-f1ed4de8fadb.jpg
Tháng 10/2022, hai ông Trowland và Decker đã treo
mình trên trụ cây cầu ở Dartford bắc qua sông Thames để tung ra khẩu
hiệu phản đối công nghệ dầu khí, ngành bị cho là tác nhân của biến
đổi khí hậu.
Tháng 10/2022, họ đã treo mình trên trụ cây cầu ở Dartford bắc
qua sông Thames để tung ra khẩu hiệu phản đối công nghệ dầu khí, ngành
bị cho là tác nhân của biến đổi khí hậu.
Bản án phúc thẩm tuần này vẫn phê chuẩn mức án sơ thẩm dù
trong hè vừa qua, Báo cáo viên đặc biệt về biến đổi khí hậu và nhân
quyền của Liên Hiệp Quốc (UN Special Rapporteur) đã gửi thư cho chính
phủ Anh nói các bản án dài thế là “quá nặng” (severe).
Thư của Báo cáo viên nhân quyền Ian Fry hôm 15/08 đã nói quyền
biểu tình là một quyền cơ bản và các bản án như thế khiến người
dân không còn dám lên tiếng trước các chính sách của nhà nước.
Án tù nặng sẽ có tác động lan truyền tới xã hội dân sự, ông
Ian Fry viết.
Bộ Nội vụ Anh không trả lời câu hỏi của báo chí về lá thư mà
LHQ gửi tới.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7f0a/live/5d560020-8881-11ee-82d0-c92f0cf2b2e0.jpg
Những nhà hoạt động thuộc tổ chức 'Just Stop
Oil' bên ngoài Tòa Thượng thẩm ở London trong buổi kháng án 21/11 của
hai ông Trowland và Decker. Một khẩu hiệu họ mang theo ghi dòng chữ
'Không ai trục xuất được khủng hoảng khí hậu'.
Tại các phiên xử, tòa án Anh nói quyền biểu tình đúng là một
quyền cơ bản của công dân, nhưng “những công dân tuân thủ pháp luật
khác cũng phải được sống bình thường”.
Tháng 10 năm nay, trước vụ xử phúc thẩm, nữ thẩm phán Carr nói
các án tù này “sẽ có tác dụng ngăn ngừa vụ việc tương tự xảy ra”.
Bà bác bỏ cách nhìn coi xử án như thế này "làm lạnh gáy người
dân".
Thế nhưng bà Jodie Beck từ tổ chức nhân quyền Liberty nói rằng
biểu tình là một "quyền cơ bản (sinh ra làm người là có), chứ
không phải là thứ do chính quyền ban phát".
Ông Trowland cũng vừa lên tiếng với báo chí tại phiên tòa, chỉ
trích chính quyền Anh, theo đài BBC.
Dư luận chia rẽ
Các vụ chặn đường, chặn cầu, cổng công ty, ngân hàng ở Anh do
nhóm ‘Just Stop Oil’ gây ra đã khiến giao thông bị ngăn trở.
Trong vụ việc ở Dartford năm ngoái, việc trèo lên cầu qua sông
của hai nhà vận động và ở lại trên độ cao đó qua đêm đã khiến cảnh
sát phải đóng tuyến đường huyết mạch nối châu Âu đi qua vùng Kent lên
Đông London và miền Bắc Anh trong nhiều giờ.
Hàng nghìn xe cộ đã bị ảnh hưởng trong khi cảnh sát và đội
cứu hỏa dùng giàn giáo và thang gỡ hai ông Trowland và Decker xuống.
Trong các vụ việc khác, một số nhóm phản đối năng lượng hóa
thạch (dầu lửa, than đá) đã dùng keo đặc dính người xuống xa lộ M25,
hoặc dính lưng vào cửa quay của Thị trường Chứng khoán, của đài BBC
ở London để nêu lên tiếng nói của mình.
Dư luận Anh hiện vẫn chia rẽ về cách các nhà bảo vệ môi
trường, chống biến đổi khí hậu thực hiện hành động gây tiếng vang
của họ.
Một số ủng hộ nhưng một số khác cho rằng cách làm chặn đường,
gây rối trật tự chỉ gây phiền toái cho sinh hoạt của người dân, và
có thể gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp.
Đã có xảy ra va chạm ở London trong một lần nhóm ‘Just Stop Oil’
chặn một đường hầm giao thông vào giờ đi làm buổi sáng. Có người
lái xe hàng đã nhảy ra khỏi cabin, kéo người thanh niên biểu tình và
quẳng lên vỉa hè rồi phóng xe qua.
Nhóm 'Just Stop Oil' cũng từng dùng búa đập lớp kính chắn bức
họa Rokeby Venus trong bảo tàng quốc gia và chặn không cho vở nhạc
kịch 'Những người khốn khổ' diễn ra ở London.
Tuy thế, trong cách chính quyền Anh xử lý không bao giờ có
chuyện cảnh sát đánh đập, phỉ báng các nhà hoạt động.
Việt Nam và các
nhà hoạt động khí hậu
Gần đây, một báo cáo viên của LHQ khác, ông Surya Deva sau khi đi
thăm VN về cũng nêu ra chuyện nước này thiếu một ‘hệ sinh thái’ để tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân tham gia và tư vấn trong các quá trình ra quyết định.
“Đó cũng là những hạn chế đối với những gì các tổ chức phi chính phủ có
thể làm.
“Các hạn chế về quyền tự do ngôn luận và biểu đạt cả trên mạng và ngoài đời.
“Và tôi cũng cảm thấy rằng luật đã được sử dụng có chọn lọc để nhắm vào một
số người bảo vệ nhân quyền, nhà hoạt động khí hậu hoặc nhà bảo vệ môi trường.”
Chính quyền VN gần đây bị chỉ trích vì dùng các tội danh khác
như trốn thuế nhằm bỏ tù một số nhà đấu tranh khí hậu, theo các tổ
chức nhân quyền quốc tế.
Một khi bị bắt, họ không có cơ hội được nói gì với công chúng.
Xem thêm bài ở đường dẫn phía dưới:
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/a75e/live/eb2a5f20-8883-11ee-913e-f1ed4de8fadb.jpg
Trong một cuộc biểu tình nằm ở Westminster,
London, cảnh sát cố gắng thuyết phục nhóm 'Just Stop Oil' ngồi dậy và
ra về. Sau đó họ đã bắt 31 nhà hoạt động nhưng chỉ bị phạt nhẹ về
hành vi cản trở giao thông.
----------------------
TIN LIÊN QUAN
Tin
liên quan
·
15 tháng 11 năm 2023
·
Việt Nam 'sẽ phải vật
lộn để đạt mục tiêu điện gió ngoài khơi năm 2030'
10 tháng 11 năm 2023
·
16 tháng 11 năm 2023
·
Nhà hoạt động môi trường
Hoàng Minh Hồng bị tuyên ba năm tù
28 tháng 9 năm 2023
·
Điện gió VN: Nguy cơ thiệt
hại hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài - Bài 1
23 tháng 2 năm 2023
·
VN 'siết tự do ngôn luận' và 'tấn
công mạng tạo mối nguy cho nhân quyền'
31 tháng 1 năm 2020
No comments:
Post a Comment