Trước
khi bị bắt, Phạm Đoan Trang đã ký văn bản nhờ luật sư bảo vệ
Người
Việt
Oct 7, 2020
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 7 Tháng Mười, vài giờ sau khi có
tin blogger, nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị bắt vào lúc 11 giờ 30 phút đêm
hôm trước, Luật Sư Đặng
Đình Mạnh xác nhận với nhật báo Người Việt về việc bà Trang trước đó đã
phòng xa, ký một văn bản nhờ ông nhận trợ giúp pháp lý.
Phạm Đoan Trang là tác giả
của những cuốn “Chính Trị Bình Dân,” “Cẩm Nang Nuôi Tù,” “Báo Cáo Đồng Tâm”… với
nội dung ngoài vòng kiểm duyệt của nhà cầm quyền CSVN. Bà cũng được biết đến là
biên tập viên trang mạng Luật Khoa Tạp Chí đang bị Hà Nội “dựng tường lửa” chặn
truy cập ở Việt Nam.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/VN-Luat-su-vu-bat-Pham-Doan-Trang-2.jpg
Nhà báo Phạm Đoan
Trang trong video clip gần nhất trên trang cá nhân. (Hình chụp qua màn hình)
Đáng lưu ý, theo tờ Thanh
Niên hôm 7 Tháng Mười, vụ bắt bà Trang do “Công An thành phố Hà Nội phối hợp với
Cục An Ninh Mạng Và Phòng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao, Bộ Công An,
cùng các đơn vị nghiệp vụ phối hợp tại một địa chỉ ở quận 3, Sài Gòn.”
Cũng theo báo này, bà
Trang bị bắt, khởi tố với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền
thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước,” theo Điều 117 Bộ Luật Hình
Sự CSVN 2015.
Theo luật Việt Nam, người
bị khép tội nêu trên phải đối mặt với bản án từ 5 đến 20 năm tù, nếu bị tòa án
quy kết “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.”
Xem Thêm
Nhà
báo độc lập Phạm Đoan Trang bị bắt ở Sài Gòn
Oct 6, 2020
Còn theo báo VNExpress,
ông Tô Ân Xô, phát ngôn viên Bộ Công An CSVN, xác nhận bà Trang bị đưa về Hà Nội
để “phục vụ điều tra.”
Trả lời nhật báo Người Việt
hôm 7 Tháng Mười, Luật
Sư Mạnh nói: “Bà
Phạm Đoan Trang là người bất đồng chính kiến hàng đầu ở Việt Nam. Bà công khai
điều đó bằng hàng loạt hoạt động tranh thủ dân chủ như viết sách, in ấn về các
chủ đề liên quan đến chính trị, xã hội… chứ bà ấy không có ý định che giấu thân
phận của mình.”
“Cần lưu ý rằng tất cả các hoạt động của bà ấy đều
mang tính cách ôn hòa, bất bạo động. Điều này thật sự có ý nghĩa. Vì lẽ, quan
điểm chung của thế giới ngày nay không cầm tù người biểu đạt quan điểm chính trị
của mình, cho dù nội dung biểu đạt có quan điểm phê phán chính quyền. Hơn nữa,
về phương diện pháp lý, việc biểu đạt quan điểm là một quyền tự do của công
dân,” ông nói tiếp.
“Tuy vậy, có lẽ cũng đã dự cảm trước khả năng bị bắt
giữ, cho nên bà ấy đã lập thủ tục nhờ tôi làm luật sư bảo vệ cho bà nếu phải vướng
vào vòng lao lý. Trong một bức thư viết gởi cho cộng đồng, bà ấy có đề cặp đến
việc ‘không cần luật sư bào chữa để giảm án.’ Vì lẽ, bà ấy không cho rằng hành
vi của mình là phạm pháp. Tôi hiểu và tôn trọng quan điểm của bà,” ông Mạnh nói thêm.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2020/10/VN-Luat-su-vu-bat-Pham-Doan-Trang-1.jpg
Nhà báo Phạm Đoan
Trang (trái) và nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh. (Hình: Facebook Phạm Đoan
Trang)
Cùng ngày, trong đoạn
video clip đăng tải trên trang Luật Khoa Tạp Chí, ông Trịnh Hữu Long, tổng
biên tập trang tin, nói: “…Điều vô cùng đáng thất vọng với hệ thống pháp luật
là chúng ta không được quyền tiếp cận thông tin trong những vụ án thế này. Quyền
tiếp cận luật sư của những người bị bắt theo Luật An Ninh Quốc Gia cũng có thể
bị từ chối, người nhà chưa chắc được gặp. Về phía Luật Khoa, chúng tôi hiểu rõ
tại sao vụ bắt giữ diễn ra và lý do. Việc bà Trang hoạt động liên quan đến báo chí,
xuất bản, đấu tranh dân chủ, vốn là những việc hết sức nhạy cảm, nguy hiểm,
nhưng là việc đẩy xã hội chúng ta tiến lên theo hướng dân chủ, tự do hơn.”
Đầu năm nay, Phạm Đoan
Trang cùng một số người viết và công bố tập tài liệu về cuộc đàn áp của nhà cầm
quyền CSVN tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Ngày 29 Tháng Chín, bà
Trang còn viết trên trang Facebook: “Bản Báo Cáo Đồng Tâm lần
thứ nhất được công bố ngày 16 Tháng Giêng, đúng một tuần sau vụ tấn công ‘trứ
danh’ của công an vào Đồng Tâm. Ấn bản đầu tiên đó được viết bằng tiếng Anh, và
mình lần đầu tiên trong đời bị một đợt mất ngủ kỷ lục: mỗi ngày chỉ ngủ khoảng
ba giờ. Đúng một tháng sau vụ tấn công, ngày 9 Tháng Hai, ấn bản thứ hai ra đời,
song ngữ Anh-Việt. Hơn bốn tháng sau, vào ngày 24 Tháng Sáu, ba trong số năm
tác giả và biên tập viên của báo cáo đã bị bắt. Đó là chị Cấn Thị Thêu và hai
con trai Trịnh Bá Phương-Trịnh Bá Tư. Chỉ còn trơ lại Will Nguyễn và mình. Ngày
25 Tháng Chín, ấn bản lần thứ ba, đầy đủ nhất từ trước tới nay của ‘Báo Cáo Đồng
Tâm’ ra mắt độc giả, cũng song ngữ, và dày gấp đôi ấn bản Tháng Hai. Và mình vẫn
kịp lập một kỷ lục cá nhân kỳ lạ: Sụt 7 kg trọng lượng cơ thể.” (N.H.K) [kn]
No comments:
Post a Comment