Nhã
Duy
05/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/05/thien-lech-cam-xuc/
Cái tâm lý phân chia định
cấp xã hội, sắc tộc cùng liên đới chính trị có thể dẫn một số người đến sự
thiên lệch cảm xúc, theo như lý thuyết tâm lý học hoặc những gì người ta có thể
dễ dàng quan sát được từ thực tế. Sự thiên lệch cảm xúc là một tiểu thể của định
kiến thiên lệch, xảy ra từ sự sai lệch trong nhận thức, rồi sinh ngược lại nhận
định hay quyết định dựa trên những cảm xúc đó của mình.
Khi sự thương cảm, quan
tâm chỉ bày tỏ đến người quyền lực hay nổi tiếng nhất, cho người mình thích nhất
thay vì là một thái độ mang giá trị cốt lõi và bất biến đến chung cho tất cả mọi
người, đặc biệt là những người bất hạnh và chịu đựng nhiều nhất trong cùng hoàn
cảnh tương tự, thì đó là một tình cảm thiên lệch. Hay nói khác hơn, đó là một nền
tảng đạo đức thiếu chân thật.
Câu chuyện những người ủng hộ tổng thống Donald Trump hiện nay cũng vậy. Họ cầu nguyện, lo lắng, quan tâm đến sức khoẻ
của Donald Trump mà họ ủng hộ, nhưng đồng thời lại vô tâm, bất nhẫn với những nạn
nhân xã hội đã hay đang bị nhiễm bịnh hoặc qua đời. Bởi vậy, khi họ đòi hỏi
hay tấn công, chỉ trích những người không có cùng cảm xúc hay trạng thái thương
cảm như mình, họ đã đi quá xa. Vì không ai có thể cưỡng ép hay có khả năng buộc
người khác phải có cùng trạng thái cảm xúc như mình.
Hãy nhớ lại, đã vô số lần
Donald Trump từng chế giễu những người bịnh tật, bất hạnh thua kém mà họ đồng
lõa cười vang và vỗ tay tung hô. Nhiều người đang nhắc lại thước phim mà Donald
Trump đã chế giễu bà Hillary bị say nắng, đi không vững sau một cơn bệnh, phải
có người dìu vào xe hồi năm 2016. Liệu thái độ này của Donald Trump có xứng
đáng trong tư cách một người đàn ông bình thường để đối xử với phụ nữ như vậy
hay không, đừng nói rằng ở cương vị đứng đầu quốc gia. Lòng thương cảm và đạo đức
của người ủng hộ Trump ở đâu khi được họ cười vang, hả hê, đồng tình với Trump?
Hãy nhớ lại, vô số lần
Donald Trump đã cố tình xem nhẹ dịch bịnh để dẫn đến cái chết cho hàng trăm
ngàn người hiện nay và họ đã phụ họa, lan truyền rằng, dịch bịnh cùng số người
chết là thổi phồng, là không thật.
Trump bảo nguy cơ nơi trẻ
em gần như số không, nhưng có nhìn đến rủi ro của những cha mẹ, ông bà mà các
em sẽ mang về nhà và lây sang cho họ?
Vài tuần trước, trong cuộc vận động tại Ohio, tổng thống Trump lại bảo
Covid chẳng đáng ngại, chẳng ảnh hưởng đến ai mà chỉ ảnh hưởng đến người già. Bộ sinh mạng người già là không đáng quan tâm
trong mắt Trump hay sao? CDC đưa cảnh báo rằng, nguy cơ tử vong nơi người già
cao gấp từ 100 đến 600 lần so với giới trẻ, tùy theo độ tuổi từ 65 trở lên (*).
Lòng thương cảm và đạo đức của người ủng hộ Trump ở đâu khi hào hứng vỗ tay cho
tuyên bố xem thường sinh mạng người lớn tuổi, có chính họ hoặc cha mẹ, ông bà họ
như vậy?
Trump đang tìm mọi cách đảo ngược bảo hiểm y tế Obamacare giữa khi vô số
người đang cần nó nhất trong cơn dịch bịnh hiện nay. Họ là những người đang sử dụng hay buộc phải
mua khi bị mất bảo hiểm do bị thất nghiệp từ sự tắc trách của Trump, cùng nội
các của ông, đưa nước Mỹ đến tình cảnh hiện nay. Người ủng hộ Trump hết lòng ủng
hộ điều này, lòng thương cảm và đạo đức của họ ở đâu?
Khi truyền thông cùng những
đối thủ chính trị ngưng chiến dịch chỉ trích và gởi lời chúc lành đến vợ chồng
Donald Trump, thì ban tranh cử của Trump với sự chấp thuận của ông ta vẫn tiếp
tục tung ra các mẩu quảng cáo tấn công, chỉ trích đối phương với lời lẽ đầy hạ
cấp. Liệu điều này vẫn làm người ủng hộ Trump mong đợi lòng thương cảm và tinh
thần mã thượng từ người khác đến Donald Trump?
Có thể kể thêm vô số điều
tương tự như vậy để thấy rằng, người dân có lý do để chẳng phải thương cảm,
chia sẻ với Donald Trump, nếu như ông quả thật đã nhiễm bịnh. Bởi với những
màn trình diễn Trump lên xe rời bệnh viện chụp hình, màn ký vào tờ giấy trắng
như vẫn đang “làm việc” giữa lúc bệnh, hoặc tung hàng chục tin nhắn ngay sáng đầu
tuần để tiếp tục tấn công vào truyền thông, người ta có quyền nghi ngờ rằng,
chuyện nhiễm bệnh của ông ta có phải một thủ thuật chính trị đầy tính toán hay
không?
Có thể Trump cần khoảng
thời gian “timeout”, cần cắt ngang sự chú ý công luận, tạm ngưng mũi dùi của
truyền thông và đối thủ chính trị vào các điều ông đang phải đối diện, vô số
thông tin bất lợi đã bị tiết lộ nhằm hướng họ vào câu chuyện thời cuộc qua vấn
đề sức khoẻ của mình. Hoặc giả có thể nó cho ông một lý do chính đáng để né
tránh những cuộc tranh luận còn lại, mà ở đó ông có thể tiếp tục phô bày sự bất
xứng trong tư cách và khả năng hay sẽ bị vạch ra các sai trái khác. Cũng có thể
là cách ông mau chóng lành bịnh để chứng minh rằng, dịch bịnh chẳng là điều
nguy hiểm và ông cùng nước Mỹ đã “chiến thắng” nó.
Vô số giả thuyết hay nghi
ngờ mà người dân có thể nghĩ ra. Một lịch sử dối trá bịnh lý hay có chủ tâm đầy
chuyên nghiệp như Donald Trump đã buộc người ta phải nghi ngờ. Vì với Trump, điều
gì cũng có thể xảy ra như nó đã từng xảy ra.
“Việc nhân nghĩa cốt ở
yên dân” (Nguyễn Trãi), chuyện chấp chính không chỉ trị nước mà còn ở việc thu
phục nhân tâm. Chẳng những vậy, Trump còn đẩy người dân đến sự chia
rẽ, ghét bỏ tột cùng lẫn nhau. Khi một lãnh đạo quốc gia không nhận được
sự kính trọng, thương cảm hay tín cẩn từ đa số người dân trong bất cứ trường hợp
nào, người dân có lý do của họ và người lãnh đạo có bổn phận xem xét lại mình.
Vậy thì có lý do gì để buộc
người dân phải lo lắng, quan tâm đến sức khoẻ cho cấp lãnh đạo quốc gia mà họ
xem là bất xứng, bất nhân? Người ủng hộ cứ việc ủng hộ, cứ tiếp tục tung hô
nhưng hãy thôi hô hào mã thượng, nói lời chỉ trích hay buông lời đạo đức giả dối
với người khác. Một khi mang một tiêu chuẩn kép, với cảm xúc thiên lệch để ủng
hộ Donald Trump, họ đã không còn tư cách để nói về đạo đức.
Còn với người dân, khi
không còn kham nổi bất cứ điều gì về Donald Trump thì họ có quyền bày tỏ sự phẫn
nộ và cảm xúc thật sự của mình, cho dù bất cứ điều gì đang và sẽ xảy ra với
ông ta.
No comments:
Post a Comment