Phạm Đoan Trang: Xin đừng khóc cho
tôi
Thứ Tư, 10/07/2020 -
13:56 — canhco
https://www.rfavietnam.com/node/6515
Mạng xã hội hai ngày nay
tự dưng mất hẳn những status nói về Trump, sự im ắng khá bất ngờ và người theo
dõi câu chuyện của Tổng thống Trump được hướng sang một khuôn mặt khác: Phạm
Đoan Trang, nhà báo, blogger nổi tiếng vừa bị bắt.
Chỉ có thể là Đoan Trang
mới tạo ra được sự thay đổi khá bất ngờ này. Vâng, sự bất ngờ đầy bi thảm: Cô bị
bắt, mặc dù chính bản thân cô không hề ngạc nhiên mà chính xác hơn cô đã chuẩn
bị để vào tù từ nhiều năm trước khi cô chấp nhận từ Mỹ trở về Việt Nam tiếp tục
theo đuổi lý tưởng mà cô khẳng định: Tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của Việt Nam.
Đoan Trang có lẽ là một
cô gái nổi tiếng nhất trong giới tranh đấu, không phải vì cô trẻ đẹp hay có kiến
thức chính trị nhưng cái mà cô được nhiều người khâm phục là sự kiên cường đến
cực đoan của cô. Kiên cường trong cách ứng xử với thế lực muốn cô im lặng. Kiên
cường với miếng bánh đầy cám dỗ của cuộc sống ở nước ngoài. Kiên cường với những
ám ảnh vì bị giam cầm, tra tấn và kiên cường cả với hoàn cảnh gia đình rất đơn
chiếc của cô: Một mẹ, một con và một con đường duy nhất là đói nghèo và bệnh tật.
Hơn 8 năm trước, 2014, cô
đến Mỹ du học và nhân cơ hội ấy cô đã đứng trước khuôn viên Nhà Trắng lên tiếng
về những hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam. Cô đã trở về Việt Nam sau
đó mặc dù biết trước rằng sẽ trả giá rất đắt cho những dự định của mình. Năm 2016 cô bị công an đánh gãy
chân phải nhờ nạng mới có thể đi được. Năm 2017 cô xuất bản “Chính
trị bình dân” một cuốn sách được xem là khai tâm cho những ai muốn tìm hiểu
chính trị là gì trong hoàn cảnh của xã hội Việt Nam. Một năm sau cô bị quản chế
vì được cộng hòa Sec trao tặng giải Homo Homini.
Nhưng công trình dẫn cô
vào nhà giam có lẽ là văn bản “Báo cáo Đồng Tâm” được dư luận đánh giá
cao vì “Bản báo cáo đưa ra kết luận rằng đây có thể là vụ tranh chấp đất đai
lớn nhất tại Việt Nam thời bình, xét về quân số công an được huy động, về
dư luận, và về số sinh mạng thiệt hại. Báo cáo cũng nêu bật tình trạng bạo
hành và lộng quyền của lực lượng công an, cũng như khái niệm đầy mâu thuẫn –
“quyền sở hữu toàn dân về đất đai” – tại Việt Nam.”
Phạm Đoan Trang chuẩn bị cho việc cô
bị bắt giữ một cách thản nhiên và đầy khí phách. Vài giờ sau khi cô bị công an TP HCM bắt, một
lá thư của cô đã chuẩn bị sẵn được đồng sự Will Nguyễn tung ra. Lá thư cho thấy
quan điểm của cô đối với những ai quan tâm tới tinh thần mà cô đang theo đuổi
không mệt mỏi. Đoan Trang khẳng định cô không cần dư luận vận động trả tự do
cho cô hay các nước thỏa hiệp với Hà Nội trao đổi tự do của cô để đổi lấy một đặc
lợi nào đó có liên quan đến nhân quyền. Cô khẩn khoản yêu cầu người bên ngoài
tiếp tục vì cô mà tranh đấu cho quyền bầu cử vốn chưa hề có tại Việt Nam.
Đoan Trang yêu cầu đọc và vận động cho những cuốn sách của cô được đọc
rộng rãi. Cô không cần vận động
cho bản thân cô mà yêu cầu xem cô như những tù nhân lương tâm cô đơn khác đang
bị giam cầm. Cô xin người bên ngoài chú ý tới mẹ và anh trai cô ở bên ngoài, mẹ
thì yếu đuối và đơn chiếc anh trai thì bị an ninh không ngớt làm khó dễ. Những
yêu cầu rất “người” và làm đau xót cho những ai còn mẹ.
Cuối cùng Phạm Đoan Trang
tuyên bố: “Tôi không cần tự do cho riêng
mình; nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn thế nhiều: Tự do, dân chủ cho cả Việt Nam.”
Vâng, Đoan Trang không phải
bị BCA bắt lúc 23:30 đêm 6/10 tại một nhà trọ trên đường Cách mạng tháng 8, Q.3
Tp.HCM với cáo buộc “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin,
tài liệu, vật phẩm nhằm chống NN" theo điều 117 BLHS, mà cô đã chính thức
bị tống giam vào nhà tù lớn vào năm 2016 bằng hình thức quản chế tại nhà, cấm
đi lại và phát ngôn trên tất cả các trang mạng.
Lần bắt giam chính thức
này chẳng qua là giúp cho cô được tấm vé “đấu tranh” một cách công khai và quyết
liệt hơn.
Có lẽ điều Đoan Trang muốn nhất đối với những người
yêu mến cô là: “Đừng khóc
cho tôi mà hãy khóc cho quê hương yêu dấu”
No comments:
Post a Comment