Wednesday, October 14, 2020

BẢN TIN NGÀY 14-10-2020 (BTV Tiếng Dân)

 



BẢN TIN NGÀY 14-10-2020

BTV Tiếng Dân

14/10/2020

https://baotiengdan.com/2020/10/14/ban-tin-ngay-14-10-2020/

 

Tin Biển Đông

 

Báo Lao Động đưa tin: ASEAN – Nhật Bản quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Takeo Mori lưu ý, “tầm quan trọng của hòa bình, ổn định trong khu vực, bày tỏ quan ngại về diễn biến tình hình trên Biển Đông, kêu gọi đối thoại, tăng cường xây dựng lòng tin, kiềm chế hoạt động làm gia tăng căng thẳng và phức tạp tình hình, không quân sự hoá, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực”.

 

ASEAN nhắc lại các quan điểm, lập trường về Biển Đông: “Các nước nhấn mạnh, trong bối cảnh đầy khó khăn, phức tạp hiện nay, cần tăng cường hợp tác bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh tại khu vực là lợi ích chung của khu vực”.

 

Báo Thanh Niên dẫn lại kết quả khảo sát: Đa số người Mỹ ủng hộ việc bảo vệ các đối tác ở Biển Đông. Đó là khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Mỹ, cho thấy, “đa số người Mỹ nghĩ tiêu cực về Trung Quốc và cho rằng nước này là mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ. Nghiên cứu được thực hiện đối với 1.000 người dân Mỹ và 440 chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, kinh doanh, an ninh quốc gia và nhân quyền”.

 

Mời đọc thêm: Nhật Bản phản bác phê phán của Trung Quốc về chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (VOV). – Khi tàu sân bay Nhật Bản thể hiện sức mạnh ở Biển Đông (TN). – Biển Đông: Nhật Bản cung cấp vũ khí cho Việt Nam (RFI).  – Tướng Philippines: Tình hình Biển Đông vẫn bất ổn, Trung Quốc hành động hung hăng (TN). – Philippines sắp đưa hơn 200 dân quân ra Biển Đông (VNE). – Philippines: Biển Đông biến động đáng lo vì Trung Quốc, Mỹ (PLTP). – Thủ tướng Nhật dự kiến bán vũ khí cho Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên (VOA). – Bắc Kinh lại hù dọa Đài Loan bằng những cuộc tập trận đổ bộ (RFI).

.

Tin nhân quyền

 

Tin dữ với tình hình nhân quyền thế giới nói chung và VN nói riêng: Nga, Trung Quốc được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Chỉ 18 tháng sau khi Trump vào tòa Bạch Ốc, tháng 6/2018, Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thì hơn hai năm sau đã có Nga, Trung Quốc, Cuba thế chỗ!

 

Tư cách thành viên của Nga và Trung Quốc về nhân quyền: “Cả hai quốc gia trên đều bị cộng đồng quốc tế lên án về các vấn đề nhân quyền. Gần đây, các nước phương Tây đã chỉ trích chính phủ Bắc Kinh vì cách đối xử với người dân tộc thiểu số, đặc biệt là người Duy Ngô Nhĩ tại khu vực Tân Cương, cũng như trong cách xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong”.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/1-41.png

Lãnh đạo độc tài của ba nước Pakistan, Trung Quốc và Nga vừa được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ. Nguồn: AP

 

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng về vụ Hội đồng Nhân quyền LHQ lựa chọn các chế độ độc tài. Thông báo có đoạn: “Hoa Kỳ đã kêu gọi các quốc gia thành viên LHQ hành động ngay lập tức để cải tổ hội đồng trước khi điều đó trở nên không thể sửa đổi được. Đáng tiếc là những lời kêu gọi này đã không được lắng nghe và hôm nay Đại hội đồng LHQ đã bầu lại vào đó những quốc gia có tai tiếng tệ hại trong lĩnh vực quyền con người, bao gồm Trung QuốcNga và CubaVenezuela đã trúng cử vào hội đồng năm 2019“.

Hoa Kỳ đã chọn rút lui khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ, không đứng trong đó để hành động bằng cách gây áp lực với tổ chức này, thì việc kêu gọi chẳng có tác dụng gì nữa.

RFA đưa tin: DLV tấn công tài khoản Facebook của Ngoại trưởng Séc vì đòi tự do cho Phạm Đoan Trang. Một tờ báo tiếng Czech đưa tin về vụ hàng trăm tài khoản Facebook tiếng Việt xông vào công kích, xúc phạm Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Czech Tomas Petricek, do ông này đã đăng bài kêu gọi trả tự do cho cô Phạm Đoan Trang. 

 

Ông Petricek bình luận: “Tôi đã quen với sự tấn công đến từ các máy chủ đặt tại Nga, đến từ những người ủng hộ các đảng phái, phong trào cực đoan tại Séc, nhưng một cuộc tấn công ồ ạt đến như thế này chỉ vì một status trên facebook đã làm tôi ngạc nhiên. Nhưng tôi không thể im lặng trước sự đàn áp vì chính trị, bởi vì bảo vệ quyền con người là nền tảng cho chính sách ngoại giao của Séc từ sau tháng 11 (năm 1989)”.

 

Đến tối nay, bài đăng của Bộ trưởng Petricek kêu gọi trả tự do cho Phạm Đoan Trang đã có 975 lượt bình luận, 136 lượt chia sẻ, phần lớn bình luận thể hiện nhân cách không bình thường của các dư luận viên, tuyên truyền viên ở VN. Có DLV quen lên gân kiểu quân đội, còn đề nghị “giải phóng” Czech. Có ý kiến cho rằng, qua dịp này, quan chức châu Âu hiểu thêm về dư luận viên VN, mà nhiều người đã lên tiếng lâu nay. 

 

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh cho biết“TNLT Lê Đình Lượng hiện đang tuyệt thực để phản đối tình trạng ô nhiễm nguồn nước và không khí ở trại giam Nam Hà cùng với tiếng ồn do việc khai thác đá gây ra, khiến sức khỏe và giấc ngủ của người tù bị ảnh hưởng trầm trọng. Việc sử dụng kinh thánh của ông Lượng cũng bị hạn chế tối đa. Đồng thời TNLT Nguyễn Trung Trực bị chuyển từ trại 5 về Nam Hà từ 8/9 nhưng trại giam không hề thông báo với gia đình”.

 

Mời đọc thêm: Trung Quốc và Nga được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ — Trung Quốc vào Hội Đồng Nhân Quyền: LHQ chọn kẻ đốt nhà đi chữa cháy (RFI). – Trung Quốc và Nga giành được ghế trong Hội đồng nhân quyền LHQ, Saudi thất bại (Korea Times). – George Orwell, Đoan Trang và tôi – Một tự sự về nghề viết (LK). 

 

.

“Đồng chí” choảng “đồng đội”

 

Chuyện xảy ra ở Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Ninh: Mâu thuẫn vì từ chối rượu, thiếu tá biên phòng quật đồng đội tử vong, báo Tiền Phong đưa tin. Hôm nay, Tòa án quân sự Quân khu 3 xét xử sơ thẩm và xác định, thiếu tá Nguyễn Đình Hải cố ý gây thương tích, khiến một đồng đội tử vong nên tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù. Nạn nhân trong vụ án là K, quân nhân cùng công tác với Hải tại Tiểu đoàn huấn luyện BĐBP tỉnh Quảng Ninh.

 

Theo truy tố của Viện kiểm sát Quân sự Khu vực 1 BĐBP, tối 27/10/2019, các quân nhân trong đại đội của Hải tổ chức ăn uống và có mời K cùng tham gia, K mời rượu nhưng Hải từ chối vì đang uống thuốc điều trị bệnh. Giữa 2 người nảy sinh mâu thuẫn, đến 22h30’ cùng ngày, Hải tìm gặp K và 2 bên tiếp tục to tiếng, dù có người ngăn cản, Hải vẫn dùng tay ôm cổ, quật nạn nhân xuống nền xi măng. Nạn nhân tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu.

 

Mời đọc thêm: Phó Đại đội trưởng ẩu đả khiến tiểu đội trưởng tử vong (PLVN). – Phó Đại đội trưởng lĩnh án vì khiến đồng nghiệp tử vong (PL Plus). – Lĩnh án vì cú quật ngã đồng đội dẫn đến tử vong (ANTĐ).

 

.

Tin giáo dục

 

ThS Ngôn ngữ học Phan Thế Hoài và Trần Quang có bài: Phản biện Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết về sách Tiếng Việt 1 Cánh Diều. Bài viết phân tích, “dạy cho học sinh các cấp, phải lựa chọn từ ngữ theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ thông dụng đến ít thông dụng, từ phong cách trang trọng đến ít trang trọng… Chọn từ ngữ theo nguyên tắc ngược lại (phương ngữ trước toàn dân, khẩu ngữ trước văn học, thông tục trước trang trọng, ngoại lai trước bản ngữ) là phản khoa học và phi sư phạm”.

 

Khi bị chất vấn rằng trong kho tàng văn học VN có nhiều câu ca dao, truyện ngụ ngôn rất hay, có ý nghĩa giáo dục nhưng nhóm Cánh Diều lại không lựa chọn mà sử dụng những câu chuyện của tác giả nước ngoài, GS Nguyễn Minh Thuyết trả lời, “sở dĩ sách không dạy ca dao, tục ngữ vì học sinh độ tuổi lớp 1 khó tiếp thu nội dung thể loại này”. Nhưng các câu chuyện từ Nga do nhóm Cánh Diều lựa chọn còn khó hiểu hơn.

 

Báo Giao Thông có bài: Sách Tiếng Việt 1 có vi phạm bản quyền truyện của Lev Tolstoy, La Fontaine? LS Phan Vũ Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam chỉ ra, “những tác phẩm phái sinh từ các tác phẩm đã hết thời hạn bản quyền (tức đã thuộc về công chúng) vẫn phải tuân thủ quy định tại điều 19 luật Sở hữu trí tuệ là không được xuyên tạc, cắt xén tác phẩm theo hướng gây hại cho hình ảnh, uy tín của tác giả bản gốc”. Ở đây, câu chuyện về 2 con ngựa của Lev Tolstoy vốn có ý nghĩa phê phán những kẻ lười biếng, gian xảo, lại bị biến thành cổ xúy cho các thói xấu này.  

 

Nhà thơ Đỗ Trung Quân kể vụ thơ của ông “được” đưa vào SGK nhưng ông không nhận được một đồng bản quyền nào, hơn nữa, những người biên soạn sách còn viết sai thơ của ông! “Mong ước của tôi bây giờ là được họ loại khỏi sách Giáo Khoa bởi lẽ với nền giáo dục chỉ muốn biến con người thành con vật, trộm cắp, dối trá, ác độc ngay từ khi ngồi ghế nhà trường mà hệ quả nó đang rành rành mỗi ngày trong xã hội ,tôi không vinh dự gì nếu không muốn nói là xấu hổ ngồi trong nền giáo dục ấy qua sách Giáo Khoa”.

 

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img2-10-1003x1536.jpg

SGK in sai thơ của nhà thơ Đỗ Trung Quân. Chỗ được khoanh đỏ phải là “tuổi thơ”, thay vì “chiều chiều”. Ảnh: FB Đỗ Trung Quân

 

Liên quan đến vụ việc trên, Facebooker Sơn Nguyễn cho biết“Chuyện không phải ở ‘cánh diều’. Hai trường hợp ‘được’ tự ý sử dụng trong sách giáo khoa: bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Đỗ Trung Quân (bị sửa từ) và tấm ảnh của Tang A Pau, tác giả đã lên tiếng và nhận được sự im lặng. Đấy! Cái văn hóa của những người soạn sách dạy học”.

 

Nhà văn Nguyễn Đình Bổn bình luận“Thực ra giờ đây chữ thầy cô đã mất đi tính thiêng liêng của nó trong lòng người Việt. Giáo viên chỉ là thợ dạy mà thôi. Nếu ví giáo viên là con cừu thì trên đầu của họ có một con cáo. Đó là hiệu trưởng các trường. Các hiệu trưởng này, vì để bảo vệ cái ghế mà họ phải lo lót nhiều tiền mới ngồi vô đó được, trong đầu họ chỉ nghĩ cách thu lại gấp nhiều lần số tiền bỏ ra và nịnh nọt các phòng, sở giáo dục để tại vị”.

 

Mời đọc thêm: Thầy trò đánh vật với Tiếng Việt 1 Cánh Diều, trách nhiệm hội đồng thẩm định đâu (GDVN). – Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 nhiều sạn: Bộ Giáo dục có trách nhiệm gì? (NLĐ). – Ai chịu trách nhiệm khi sách giáo khoa có ‘sạn’? (Zing). – Truyện Hai Con Ngựa trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây tranh cãi: Nguyên tác viết gì? (ĐSPL). – Ủy ban thường vụ Quốc hội: Bộ sách Cánh diều đang có những hạt sạn (VOV). – Cô giáo đánh học sinh lớp 3 bầm tím đùi có thể bị xử lý như thế nào? (NĐT). – Cô giáo đánh tím đùi học sinh lớp 3 bị khiển trách (VNN). – Trò trẻ con (FB Hữu Danh). 

 

                                                        ***

Thêm một số tin: Làm giả hồ sơ đi Mỹ, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ Khánh Hòa hầu tòa (SGGP). – 12 triệu cử tri Mỹ đi bầu sớm, ông Trump lép vế trước đối thủ Biden (Infonet). – Số ca COVID-19 ở Mỹ cao nhất trong hai tháng, 10 bang báo cáo tăng kỉ lục (VOA). – Thái Lan: Hai phe chống chính quyền và phe bảo hoàng cùng biểu tình ở Bangkok (RFI).

 

 

 

 

 


No comments: