BTV
Tiếng Dân
12/10/2020
https://baotiengdan.com/2020/10/12/ban-tin-ngay-12-10-2020/
Tin Biển
Đông
Diễn biến mới trong khu vực khá nhạy cảm về quốc phòng ở Việt Nam: Hai khu trục hạm và một tàu ngầm Nhật Bản
ghé cảng Cam Ranh, RFI đưa tin. Bộ Quốc Phòng Nhật Bản thông báo
cho biết, ngày 10/10/2020, “một hạm đội Nhật Bản bao gồm 1 tàu ngầm
và 2 khu trục hạm ghé một cảng ở Vịnh Cam Ranh tại Việt Nam, để được
tiếp liệu”. Theo đài NHK của Nhật, sự kiện hạm đội Nhật Bản ghé cảng
Cam Ranh có ý nghĩa “phô trương lực lượng” chống lại các hoạt động trên
biển của TQ.
Cũng tin Biển Đông, báo Pháp Luật TP HCM có bài: Báo Trung Quốc cảnh báo ‘rát’ máy bay MQ-9 Reaper của Mỹ.
Thời báo Hoàn cầu dẫn lời nhà cầm quyền Bắc Kinh lên giọng, sẽ đáp trả bất kỳ
cuộc tấn công nào của Mỹ vào các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và bồi đắp trái
phép ở Biển Đông bằng một “đòn phản công quyết liệt”, đồng thời cáo buộc quân
đội Mỹ có kế hoạch điều động máy bay không người lái MQ-9 Reaper chống ngầm
nhằm tấn công các căn cứ đảo nhân tạo của TQ chiếm đóng ở Biển Đông.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi: NATO phụ giám sát Trung Quốc ở Biển Đông? Bộ
trưởng quốc phòng Canada Harjit Sajjan vừa đề xuất ý tưởng giám sát các hoạt
động của TQ trên Biển Đông, trong bối cảnh vẫn còn sự lo ngại và miễn cưỡng của
một số nước châu Á trước kế hoạch mở rộng nhóm “Tứ giác kim cương”, do vị trí
địa lý và mối quan hệ với TQ.
Nhà phân tích Neil Newman chỉ ra: “Anh có hai tàu sân bay có khả
năng tiếp nhận tiêm kích F-35B, Pháp cũng có một chiếc chạy bằng năng lượng hạt
nhân. Nếu cộng thêm các tàu sân bay trực thăng của Nhật Bản, các nước này có
thể thay phiên để mắt tới những hoạt động của Trung Quốc và giảm gánh nặng cho
Hạm đội 7 Mỹ”.
Mời đọc thêm: Chiến hạm và tàu ngầm của Nhật ghé Cam Ranh lấy thêm ‘tiếp
liệu’ (NV). – Biển Đông: Lợi – thiệt gì nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra
Tòa PCA? (RFI). – Tàu ngầm và khu trục hạm chở trực thăng Nhật ghé thăm cảng
Cam Ranh (TN). – Ông Vương Nghị trấn an Philippines về Biển Đông (PLTP).
.
Chính
trường VN
Sáng nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự, chỉ đạo Đại
hội Đảng bộ Hà Nội, báo Tuổi Trẻ đưa tin. Tham dự đại hội còn có cựu
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Thị Kim Ngân, cùng nhiều quan chức và cựu quan chức khác. Đáng lưu ý,
cựu Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, người bị dư luận cho rằng đang “ngấp nghé
miệng lò” vì liên quan đến sai phạm ở Gang thép Thái Nguyên, cũng đến dự.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img5-2-1024x683.jpg
Cựu Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải bắt
tay Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: Nguyễn Khánh/ TT
Cũng trong sáng nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Đại hội đại biểu
Đảng bộ Công an Trung ương lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tại Hà Nội. VOV
dẫn lời Thủ tướng: “Cán bộ, chiến sỹ Công an phải thấm nhuần nhận
thức còn Đảng là còn mình”. Ông Phúc nói: “Đảng bộ Công an
Trung ương cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc những yếu tố hết sức thuận lợi và
những nguy cơ, thách thức đang đặt ra”. Chuyện “còn đảng, còn mình” thì dân
tình đã nói từ lâu, bây giờ ông Phúc cũng không cần giấu giếm nữa, khi khẳng
định điều này.
Nhà báo Nguyễn Thông bình luận: “Trong lịch
sử hiện đại, chưa bao giờ đảng trắng trợn thể hiện tham vọng quyền lực như bây
giờ. Mọi cuộc bầu bán chỉ là trò cười và vô nghĩa. (Nếu đó chỉ là chuyện nội bộ
của đảng thì chả ai quan tâm làm gì cho mệt người, nhưng khổ nỗi nó lại cứ đưa
người vào những vị trí khác để lãnh đạo toàn diện cơ)”.
Trước đó, nhà báo Lưu Trọng Văn viết: Soi từ các thông tin chính thống… Ông Văn lưu ý
một số sự kiện: “Kỉ niệm 75 thành lập nước chủ tịch nước phải chủ trì,
vì sao ông Trọng để cho ông Phúc chủ trì? Lễ tang cố TBT Lê Khả Phiêu, ông
Trọng TBT trưởng ban tang lễ vì lý do sợ đến ma chay âm khí không tốt cho người
bị bệnh lẽ ra phải để ông Vượng thường trực BBT chủ trì, nhưng vì sao ông Trọng
lại trao cho ông Phúc thay mình?”
Dựa trên các sự kiện trên, cùng với thông tin về lịch sắp xếp 4 đại hội
đảng bộ quan trọng nhất là các đảng bộ Hà Nội, TP HCM, quân đội, công an sao
cho hai nhân vật Trọng và Phúc chia vai phát biểu, ông Văn dự đoán, có khả năng
Tổng Bí thư nhiệm kỳ tới là Nguyễn Xuân Phúc. “Ấy, đó là chưa kể thủ
tướng Nhật Suga chọn ông Phúc để đối thoại đầu tiên khi nhậm chức thủ tướng
Nhật”.
Mời đọc thêm: Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội bầu Bí thư Thành ủy (Zing).
– Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Hà Nội chưa khi
nào có tầm vóc và cơ hội phát triển như bây giờ (VTV). – Khai mạc Đại hội Đảng bộ TP.Hà Nội: ‘Phải thực sự kiểu mẫu
về mọi mặt’ (TN). – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự, chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Công
an trung ương (TT). – Thủ tướng phê chuẩn nhân sự quan trọng tại 4 địa phương (Zing).
– VN: Tổng Bí thư và nhiều lãnh đạo tham gia Đại hội Đảng bộ Hà
Nội — Ông Trần
Quốc Vượng khen ‘Dân vận khéo’ và cảnh báo ‘thù địch gây nhiễu loạn’ (BBC). – Liệu ông Nên có nên cơm cháo? (FB Võ Văn Tạo).
– Con trai út của Nguyễn Tấn Dũng có cơ hội ‘lên ghế’ cao hơn? (NV).
– Doanh
nghiệp Việt ít dám ‘ho he’ về thể chế? (BBC). Mời đọc
lại: Ông Hoàng Trung Hải vi phạm gì trong dự án Gang thép Thái
Nguyên? (TT).
.
Tin giáo
dục
Vụ bộ sách giáo khoa tiếng Việt lớp một, do GS Nguyễn Minh Thuyết chủ
biên, đang gây bão trên mạng. Nhà báo Nguyễn Tiến Tường chỉ ra “tiêu chuẩn
kép” của GS Nguyễn Minh Thuyết: Ông Thuyết tuyên bố là chỉ sử dụng những từ trẻ
em đã biết, nhưng SGK Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn lại thay từ
“không” bằng từ “chả”, thay một từ phổ thông bằng từ thông tục ở miền Bắc.
Ông Tường nói với ông Thuyết: “Ông cũng đừng mượn việc giáo viên
học sinh đang học để mong xã hội đừng làm căng. Cái nhân này là nhóm của ông
gieo, chứ dư luận không có rảnh. Cũng chính các ông lúc đầu lu loa lên rằng
người ta đánh mình vì động cơ này khác… Các ông, chỉ có sự phách lối của
người cơ hội chứ không có sự tự tôn học thuật, đó là điều mà chúng tôi có thể
khẳng định. Sửa được hay không được thì các ông phải chân thành trước đã, thưa
giáo sư!”.
Luật gia Hoàng Mạnh Hà viết: Nghi
ngờ trình độ GS-TS ngôn ngữ học của ông Thuyết. Trả lời báo chí, ông
Thuyết lấp liếm rằng các từ “chén”, “nhá”, “chả”… là các từ địa phương, nhưng
đó là từ thông tục, là khẩu ngữ, ông Hà cho biết. Như ở Nam Định vẫn có người
dùng từ “nhá” với nghĩa là “ăn” nhưng là cách dùng tục tĩu, “chỉ những
đám lôm côm nói với nhau”, nghĩa là ông Thuyết và những người biên
soạn sách đang đưa những từ thiếu văn hóa vào dạy cho học sinh lớp 1.
Trước đó, trang Kiểm Tin cho biết: Thẩm
định bộ sách Tiếng Việt 1 của Cánh Diều được 100% phiếu “Đạt”. “Theo
Biên bản thẩm định mà Kiểm Tin tra cứu được, 100% thành viên tham gia đánh giá
bản mẫu SGK môn Tiếng Việt lớp 1 đã bỏ phiếu bầu đạt yêu cầu với bộ sách Cánh
Diều. Trong số 15 thành viên biểu quyết, không phiếu nào yêu cầu sửa chữa hoặc
bỏ phiếu không đạt. Đây là bộ sách duy nhất trong 5 bộ được sử dụng cho năm học
2020-2021 được 100% phiếu đạt”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img2-8.jpg
Trích biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm
định quốc gia môn Tiếng Việt 1 đối với bộ sách do nhóm Cánh Diều của GS – TS
Nguyễn Minh Thuyết biên soạn. Trang 1. Ảnh: FB Kiểm Tin
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/10/Img3-8.jpg
Trích biên bản thẩm định của Hội đồng thẩm
định quốc gia môn Tiếng Việt 1 đối với bộ sách do nhóm Cánh Diều của GS – TS
Nguyễn Minh Thuyết biên soạn. Trang 2. Ảnh: FB Kiểm Tin
VOV dẫn lời hứa hẹn của GS Nguyễn Minh Thuyết, chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1: Sẽ điều chỉnh những nội dung
chưa phù hợp. Không đổ thừa cho người dân được thì ông Thuyết đổ thừa
cho… bệnh dịch: “Năm học 2020-2021 là một năm đặc biệt, khi học sinh
không còn học trước khai giảng, đồng thời phải ngưng đến trường trong nhiều
tháng do dịch Covid-19, học sinh lớp 1 cũng không có nhiều thời gian để rèn
những nề nếp, kỹ năng hay làm quen với mặt chữ, mặt số…”
Đổ thừa xong rồi thì thanh minh, “việc điều chỉnh sản phẩm sau
thời gian sử dụng là bình thường, các tác giả sẽ lắng nghe ý kiến góp ý của
giáo viên, phụ huynh, học sinh và người dân, đánh giá hiệu quả thực tế để điều
chỉnh những gì chưa phù hợp”.
Trước lời hứa hẹn điều chỉnh của GS Nguyễn Minh Thuyết, nhà báo Mai Quốc Ấn bình luận: “In xong.
Nghiệm thu xong. Đút túi xong. Phụ huynh mất tiền xong. Trẻ em phải gánh thứ
thông tin giáo dục vô lý xong. Xã hội bức xúc xong. Hậu quả của tiền bạc, năng
lượng niềm tin xã hội đi xuống với giáo dục nói riêng và thể chế chính trị nói
chung; chỉ là điều chỉnh thứ sai lè được nghiệm thu cũng sai lè thôi sao thưa
ông?”
Facebooker Phạm Anh Tuấn phân tích kiểu làm
việc “mất bò mới lo làm chuồng” của nhóm ông Thuyết và của cả Bộ
GD&ĐT: “Việc Bộ GD&ĐT khẩn cấp đề nghị những người đã thẩm định
sách giáo khoa rà soát lại cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp Một của Cánh Diều
và xem xét những ý kiến phản biện hiện nay của xã hội dường như chỉ có tính
chất chữa cháy, và do đó không giải quyết được tận gốc vấn đề!”
Trong lúc mạng xã hội và báo chí “lề đảng” cùng nhau chỉ ra hết sai lầm
này đến sai lầm khác của Bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 do nhóm Cánh Diều biên soạn,
thì nhà thơ Trần Vương Thuấn lưu ý: “Điều được
nhất ở sách tiếng Việt mới là nhân vật chính là người thân, người thường chứ
không phải thần tượng chính trị. Nếu sách có sửa đổi, hãy giữ tinh thần đó!”
Mời đọc thêm: Dạy từ thô tục cho học sinh lớp 1 là không phù hợp (LĐ).
– Sách tiếng Việt lớp 1 mới: Phụ huynh ‘dậy sóng,’ giáo viên
nói gì? (TTXVN). – ‘Sẽ điều chỉnh những điểm chưa hợp lý trong sách Tiếng Việt
1’ (Zing). – “Sạn” trong sách giáo khoa từ việc né bản quyền? (NĐT).
– GS Cánh Diều hay Diều Hâu? (FB Hoàng Mạnh Hà).
– Nguyễn Minh Thuyết tiếp tục hàm hồ, ngụy biện! (FB
Nguyễn Đình Bổn). – Bức tranh giáo dục nước nhà (FB Xuân Sơn Võ).
– Cơ chế là gì? (FB Phạm Anh Tuấn). – Nhóm biên soạn Cánh Diều không chịu sửa lỗi? (FB
Phạm Việt Thắng).
***
Thêm một số tin: CSVN gây bàn tán khi cử quyền bộ trưởng Y Tế dự lễ ở Tòa Đại
Sứ Mỹ (NV). – Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và các tổ chức quốc tế yêu cầu trả
tự do cho Phạm Đoan Trang (RFA). – Từ các ca khúc miền Nam, nghĩ về những điều xa hơn! (FB
Nguyễn Đình Bổn). – Trao tiền bồi thường oan cho 6 người trong 1 gia đình (PLTP).
– GS Jonathan Van-Tam: ‘Dân Anh hãy hành động’ để chống Covid-19 (BBC).
– Hai học giả Mỹ nhận giải Nobel Kinh tế (VOA).
No comments:
Post a Comment