Hồ
Phú Bông: Thích Minh Tuệ, ánh sáng giữa vô minh
(Hồ Phú Bông / Facebook)
Đi
khất thực là buông bỏ vật chất, ôm bình bát hành niệm trên đường phố, ai cho gì
ăn nấy vì nhu cầu tối thiểu của sự sống. Đầu trần, chân đất ,mỗi ngày một bữa
cơm chay, giờ ăn dân dã gọi là “độ ngọ”. Người đi khất là “khất sĩ”. Nơi ở là Tịnh
Xá, không gọi là Chùa.
Khất
thực Thích Minh Tuệ khác hơn. Ông không mặc áo vàng mà tự nhặt vải lượm được
khâu lại. Không ở Tịnh Xá. Sau 6 năm độc hành khất thực được hơn hai vòng khắp
Việt Nam, trừ một vài tỉnh chưa kịp đến. Ông ôm ruột (lõi) của nồi cơm điện vì
ngại ôm bình bát dễ bị ngộ nhận với hệ phái Phật giáo khác. Ai hỏi, xưng con
khi trả lời. Ông xác nhận chỉ là người đang học và hành theo lời Phật dạy. Người
đi theo ông là quyền tự do của cá nhân họ, không phải đệ tử. Được khen/ chê, kể
cả chửi, ông đều bình thản với nụ cười vô ưu, chúc mọi người được an vui, hạnh
phúc.
Khất
thực Thích Minh Tuệ từng nhỏ nhoi đơn độc giữa biển người ở thành phố, cô độc ở
vùng hoang vắng. Đêm ngủ ngồi (không nằm) ở nghĩa địa hay rừng đầy côn trùng,
muỗi mòng mà nhìn ông vẫn khỏe, bỗng dưng được cả trăm triệu người theo dõi chặt
chẽ đến từng bước đi hơn một tháng qua trên mạng xã hội.
Mấy
ngày vừa qua, khi từ Bắc vào đến Huế với hơn 70 người đi theo ông và hàng ngàn
người rồng rắn chờ được đảnh lễ, kể cả tò mò, đã được nhà cầm quyền Huế gìn giữ
an ninh trật tự rất chu đáo, thu xếp lộ trình tránh vào trung tâm thành phố và
chọn chỗ để họ qua đêm tại ngoại ô yên tĩnh. Tại đây công an xua đuổi tất cả
người ngưỡng mộ chờ đợi bên ngoài, cứ tưởng là đoàn người khất thực được tôn trọng
việc ngủ nghỉ!
Sáng
hôm sau mới phát hiện là đoàn người biến mất. Nhà cầm quyền thì thông báo là
đoàn người đã TỰ NGUYỆN dừng cuộc hành khất với lý do a, b, c, d.... Khất thực
Thích Minh Tuệ sẽ ẩn tu. Chi tiết xin đọc bản tin của RFA tại đây. Việc TỰ NGUYỆN
“tan hàng êm đẹp” như thế, tại sao lại xảy ra trong đêm khuya mà không công
khai giữa ban ngày để mọi người chứng kiến?
Vô
tình được cả trăm triệu người theo dõi gián tiếp (trên mạng xã hội) và hàng
ngàn người trực tiếp trên đường, mọi lúc, mọi nơi VÌ HỌ TIN KHẤT SĨ THÍCH MINH
TUỆ LÀ VỊ CHÂN TU.
Nói
cách khác, ông là một vị sư. Hình ảnh sư Thích Minh Tuệ giống như ánh sáng của
một ngọn nến, dù rất nhỏ bé, lẻ loi, đã bất chợt lóe lên giữa tăm tối vô minh.
Ánh sáng vật thể đó dù có biến đi (bị ẩn tu) nhưng ánh sáng soi rọi vô minh vẫn
còn đó. Và sẽ tiếp tục sáng.
Ánh
sáng đó làm Giáo hội Phật giáo nhà nước lo ngại nên ra thông cáo “ông Thích
Minh Tuệ tên là Lê Anh Tú... không phải là tu sĩ Phật giáo” điều mà sư Thích
Minh Tuệ đã trả lời trước đó (câu thứ 44).
Ánh
sáng đó cũng vô tình cho thấy sự khác biệt rất lớn với các sư của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam béo tốt, sang trọng, uy quyền, ngự trong những ngôi chùa lộng lẫy
“khủng” do Ban tôn giáo nhà nước quản lý.
Ánh
sáng đó cũng vô tình phát hiện được vài “nhân cách lớn” của chế độ khi họ phát
biểu về hiện tượng Thích Minh Tuệ. Ví dụ:
-
Tiến sĩ Lê Kiên Thành, quý tử cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, viết trên facebook của
ông: “Ai sẽ là người trồng lúa để có gạo cho thầy (sư Thích Minh Tuệ - nv) dùng
bữa? Ai sẽ dệt những tấm vải để có áo cho thầy mặc? Ai sẽ giữ bình yên trên những
con đường thầy sẽ đi?”
Tiến
sĩ Thành đã nhận ngay được phản ứng dồn dập của mạng xã hội, đại khái như: Ai
cũng xuất ngoại học tiến sĩ thì ai vô Nam chống Mỹ? Ai cũng tổ chức đám cưới
hoành tráng tại Hà Nội thì ai đổ máu để giải phóng miền Nam?… Tiến sĩ Thành lặng
lẽ xóa bài sau đó.
-
Thích Chân Quang, “cháu” Hồ Chí Minh, “giải thích” đôi điều rồi “kết luận” sư
Thích Minh Tuệ dơ dáy, bẩn thỉu… là “thằng ba trợn”. Ba chữ “thằng ba trợn” được
Chân Quang lặp lại mấy lần! Muốn xác minh chỉ cần vào Google gõ ba chữ “thằng
ba trợn”. Ba chữ này đang gắn liền với Thích Chân Quang!
Còn
thái độ trọng kính sư Thích Minh Tuệ thì nhiều vô số. Rất nhiều bài nhận xét về
sư. Thật/ giả, phải/ trái, trắng/ đen phân tích rất kỹ về nhiều mặt, nhiều khía
cạnh. Về Phật pháp. Về hạnh đầu đà...
Tất
cả chỉ (vô tình) mà khai minh được cho hàng triệu Phật tử. Sự khai minh (vô
tình) đó đi ngược lại mục đích của Phật giáo nhà nước với chủ trương “Đạo pháp,
Dân tộc và Xã hội Chủ nghĩa”!
Như
vài nguồn tin cho biết, lễ Phật Đản vừa rồi tại các chùa “khủng” của Giáo hội
Phật giáo nhà nước, khách đi lễ chùa bỗng mất đi phân nửa. Như vậy thì việc
kinh doanh bị thất thu “khủng”. Vài giễu cợt “dám thiếu cả tiền để trả điện, nước
và dọn dẹp lắm”!
Những
việc làm của các sư nhà nước như: Thích Thanh Quyết bán lá bùa với giá 150 ngàn
đồng, người mua đội lên đầu để được “cúng sao giải hạn”. Thích Trúc Thái Minh
kêu gọi cúng dường để được giải “oan gia trái chủ”, đỉnh điểm là được chiêm bái
“xá lợi tóc Phật linh thiêng”, vì tự nó nhúc nhích được. Thích Chân Quang giảng
về luật Nhân Quả, ai hát karaoke nhiều, người đó có nguy cơ chết làm ma câm.
Thích Nhật Từ thì dẹp xong Tịnh thất Bồng Lai vì không chịu gia nhập giáo hội
nhà nước, nhốt tù cụ Lê Tùng Vân, 90 tuổi. Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga
Hoàng phạm trọng tội, bị xả giới, nhưng xin được giữ lại tài sản 300 tỉ. v.v...
Những sự thật như thế đã “giúp” ngôn ngữ đường phố có thêm nhiều tên lạ, mà thấm
thía, như Thích Việt Á, Thích Thủ Thiêm, Thích Giải Cứu, Thích Vạn Phát, Thích
Cúng Dường... Thích Đủ Thứ.
Phải
chăng đó là hiệu ứng được khai minh?
Vào
cùng thời điểm này, Hà Nội vừa bị hơn 10 ngàn lần sấm sét vang rền, điều chưa từng
xảy ra bao giờ cả. Đấy chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi, nhưng nên coi là dấu
mốc để dễ nhớ đến sự kiện “tan hàng” TỰ NGUYỆN giữa khuya của đoàn khất thực
Thích Minh Tuệ tại Huế.
Nhìn
chung toàn thế giới, khi nền tảng đạo đức và văn hóa của một nước bị băng hoại
là lúc dân tộc đó rất dễ bị đồng hóa. Hiểu như thế thì sự xuất hiện bất ngờ của
sư Thích Minh Tuệ, lẽ ra phải là cơ duyên để xiển dương đạo đức, ấy thế mà bị
nhà cầm quyền quyết dẹp bỏ. Tại sao?
Câu
hỏi mà người yêu nước cần tự tìm câu trả lời là: Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
toàn diện có phải vì đất nước và dân tộc hay không?
HÌNH
: https://www.facebook.com/photo/?fbid=1003248004496108&set=a.794124798741764
.
No comments:
Post a Comment