Friday, June 28, 2024

BÀI 1 : HIỂU SAI KHÁI NIỆM VỀ "NGHĨA VỤ CON NGƯỜI" (GS Nguyễn Ngọc Lanh / chungta.com)

 



NỘI DUNG :

 

Nhân đọc bản luận án về “Nghĩa Vụ Con Người”

 

Bài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo

GS. Nguyễn Ngọc Lanh (ngoclanhnguyen@yahoo.com)

.

Bài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án :  Suy ngẫm & Tự vấn

GS. Nguyễn Ngọc Lanh (ngoclanhnguyen@yahoo.com)

.

Ai thực sự là người viết luận án của ông Vương Tấn Việt?

Khanh Duy/ LCKH    -    28-6-2024

.

Trường ĐH Luật Hà Nội hay các GS đã “cúng dường” cho thượng tọa Thích Chân Quang bằng tiến sĩ?

BTV Tiếng Dân   -   28/06/2024

 

=======================================================

 

 

Bài 1: Hiểu sai khái niệm "Con Người" khiến luận án "Nghĩa vụ con người..." sai theo

GS. Nguyễn Ngọc Lanh (ngoclanhnguyen@yahoo.com)

08:34 SA @ Thứ Sáu - 03 Tháng Hai, 2023

https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/bai-1-hieu-sai-khai-niem-con-nguoi.html#:~:text=-%20T%C3%A1c%20gi%E1%BA%A3%20lu%E1%BA%ADn%20%C3%A1n%3A%20Nghi%C3%AAn%20c%E1%BB%A9u%20sinh,t%E1%BB%A5c%20danh%20c%E1%BB%A7a%20nh%C3%A0%20s%C6%B0%20Th%C3%ADch%20Ch%C3%A2n%20Quang.

 

I. Giới thiệu sơ lược luận án 

 

- Tên đầy đủ của luận án: “Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam”.
Có thể tải về toàn văn PDF của luận án (Việt và Anh) trên mạng internet.
Đây là điều rất đáng ghi nhận: Tác giả muốn luận án của mình được nhiều người biết đến, hẳn là cũng sẵn sàng đón nhận mọi ý kiến khen và chê.

- Tác giả luận án: Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, tục danh của nhà sư Thích Chân Quang.
- Nơi thực hiện và bảo vệ luận án: Trường Đại học Luật Hà nội
- Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 
- Mã số: 9380102
- Người hướng dẫn:
    GS. TS. Nguyễn Minh Đoan,  TS. Thái Kim Liễu.

 

II. Hai câu hỏi nảy sinh ngay từ cái tên của luận án

 

1.    Trong Tuyên Ngôn phổ quát về Quyền Con Ngườikể từ năm 1948 đến nay Quyền Con Người vẫn được khẳng định là quyền đương nhiên (bẩm sinh) – tức là bất cứ ai là “con người” cũng được thụ hưởng ngay từ khi mới sinh ra. Tại sao lại phải đi kèm với “nghĩa vụ” – như ở cái tên của luận án?

2.    Pháp Luật chỉ có quyền quy định nghĩa vụ và quyền giữa Nhà Nước với công dân, làm sao nó có quyền quy dịnh “nghĩa vụ” cho Con Người”?

 

- Vì sao có hai câu hỏi trên?

Vì trong toàn bộ luận án trên 200 trang, tác giả sử dụng rất tùy tiện khái niệm và định nghĩa “con người” cũng như lẫn lộn giữa “nghĩa vụ” và “trách nhiệm”.

Chính do vậy, cái tên luận án “Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam” là rất bất thường. Cần làm sáng tỏ, trước hết là làm sáng tỏ định nghĩa và khái niệm “con người”.

 

1. TUY LUẬN ÁN ĐƯỢC CA NGỢI HẾT LỜI… 

1. Lời cảm ơn của tác giả luận án phản ánh sự ca ngợi
   Đáng lưu ý là Lời Cảm Ơn đã in sẵn ở ngay trang đầu luận án để các vị dưới đây sẽ là những người được đọc đầu tiên, trước khi đọc vào nội dung luận án.
   a, Các vị trong Hội Đổng đánh giá luận án (7 vị, có 2 vị là phản biện)
   b. Các nhà khoa học phán biện độc lập
   c. Các thầy hướng dẫn luận án
   d, Những vị ngành Luật giúp đỡ hoàn thành luận án.

Xin nêu gộp tên và chức danh các vị được cảm ơn: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan (hướng dẫn),. TS. Trần Kim Liễu (hướng dẫn),

GS.TS. Thái Vĩnh Thắng, GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, GS.TS. Phạm Hồng Thái, GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, PGS.TS. Tô Văn Hòa, PGS.TS. Nguyễn Văn Quang, PGS.TS. Bùi Thị Đào, PGS.TS. Tường Duy Kiên, PGS.TS. Hoàng Văn Tú, TS. Trần Thị Hiền, TS. Đoàn Thị Tố Uyên, TS. Phạm Quý Tỵ, TS. Nguyễn Thị Thủy, TS. Phạm Hồng Quang

Ngoài ra, còn các vị đã giúp đỡ, tạo điều kiện để NCS hoàn thiện Luận án này:
TS. Đoàn Trung Kiên, hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, TS. Trần Quang Huy, nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội,
PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh, phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội, PGS.TS. Nguyễn Văn Tuyến, trưởng phòng Đào tạo sau đại học,
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh, phó trưởng phòng Đào tạo sau đại học, TS. Ngọ Văn Nhân, trưởng khoa Lý luận chính trị,
ThS. Phạm Văn Hạnh, giám đốc Trung tâm thông tin, ThS. Đặng Kim Phương, chủ nhiệm nghiên cứu sinh khóa 25

Hai vị khách mời đặc biệt. Tuy không có tên trong Lời Cảm Ơn (ghi ở trang đầu luận án) nhưng hai vị này vẫn được tác giả kính mời tới dự buổi bảo vệ, và sau khi bảo vệ thành công (số phiếu thông qua là 7/7) hai bên đã chính thức và công khai dành cho nhau những lời lẽ cảm động nhất và đẹp đẽ nhất. Đó là hai vị:
- GS TS Hoàng Chí Bảo, chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Khoa học Nghiên cứu Nhân tài Nhân lực
- GS TS Nguyễn Đình Được, thiếu tướng, viện trưởng viện nói trênvẫn mặc quân phục tới dự lễ bảo vệ.     

Viện này vừa mới thành lập nhưng đã có đủ thẩm quyền cấp bằng tiến sĩ danh dự và đã thực thi thẩm quyền. Ví dụ, năm 2020 Viện đã kịp cấp loại bằng tiến sĩ này cho các thầy lang, thầy tu đang hành nghề y học dân tộc.

 

Chú thích: 

1. Cụ GS Hoàng Chí Bảo từng là ủy viên Hội Đồng lý luận trung ương, chuyên ngành Hồ Chí Minh và cụ Thiếu tướng, GS TS Nguyễn Đình Được là hai nhân vật có công rất lớn khi tặng danh hiệu “nhân tài đất Việt” cho nhà sư Thích Chân Quang, năm 2019. Điều này tạo thuận lợi không nhỏ cho nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt trong quá trình làm luận án.
2. Cụ thiếu tướng Nguyễn Đình Được từngchia sẻ những lời chân tình, ấm áp về tân Tiến sĩ Vương Tân Việt và hy vọng rằng sẽ sớm có thể mời được Thượng tọa Thích Chân Quang trở thành đồng chí.

 

2. Lời ca ngợi từ mọi phía

 

Mời xem ở https://thientonphatquang.com/tag/vuong-tan-viet/

 

·        Tổng kê các bài đã đăng trên báo chí, nhân sự kiện bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ Luật học của NCS Vương Tấn Việt
- xem link: https://thientonphatquang.com/tong-hop-bai-dang-cac-bao-ve-su-kien-tt-thich-chan-quang-bao-ve-thanh-cong-luan-an-tien-si-luat-hoc/

(24 Tháng Mười Hai, 2021)

 

3. Trích một số đánh giá luận án từ giới Luật học

Việc bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh  Vương Tấn Việt, tức nhà sư Thích Chân Quang được coi là một sự kiện. May mắn, có một bài tổng hợp kê ra hầu hết các bài báo ở nước ta nhân sự kiện này. Xin đưa vào một khung riêng (ở dưới) để ai cần thì tìm đọc, đặng sưu tầm và đánh giá những lời ca ngợi.

 

Một số đánh giá luận án của các nhà luật học (trích)


Bản Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt nhận được sự đánh giá cao của tất cả 7 thành viên trong Hội đồng chấm Luận án và nhiều ý kiến biểu dương của các chuyên gia.

 

- Theo GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, thành viên hội đồng chấm luận án hy vọng: Luận án này sẽ được in thành sách: Luận án có rất nhiều điểm mới, nhiều đột phá: “Tôi thấy trong đó là trăn trở của nghiên cứu sinh khi đi tìm sự cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của con người”. Với tư cách là phản biện trong Hội đồng chấm Luận án, tôi đánh giá rất cao Luận án của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt, lý luận chặt chẽ và các giải pháp đề xuất cũng rất phù hợp. 


GS.TS Hoàng Thị Kim Quế nêu tiếp: Tôi hy vọng trong tương lai, nghiên cứu này sẽ được in ấn thành sách để lan tỏa trong xã hội”


Đây ạ! Sách đã được in ngay lập tức (hình dưới)

 

https://fs.chungta.com/files/14124e6776864c6d8fb32525a6f38daa/image=jpeg/316b4b9b87d34101a1416084e2eb3deb/Nghi-vu-con-ng.jpg

NXB Thế Giới



Cũng là một thành viên trong Hội đồng, PGS. TS Từ Duy Tiên chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người. Tôi đánh giá rất cao đề tài này. Đây là công trình nghiên cứu công phu, cả về lý luận và thực tiễn”. 

PGS.TS Tường Duy Kiên - Viện trưởng Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (thành viên Hội đồng) chia sẻ: Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu sinh tiếp cận đề tài về nghĩa vụ con người.

PGS.TS Hoàng Văn Tú cho biết: “Bản nghiên cứu này rất nhân văn, thể hiện vấn đề đạo đức, luân lý nhưng trên quan điểm pháp luật. Luận án toàn diện, bài bản, chuyên sâu về nghĩa vụ con người trong luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. Luận án này sẽ đóng góp vào kho tàng lý luận về nghĩa vụ con người đối với xã hội”.

Không chỉ nhận được sự đánh giá cao của 7 thành viên trong Hội đồng, Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt còn nhận được sự ưu ái đặc biệt của GS.TS Hoàng Chí Bảo, nguyên Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương. Giáo sư cho rằng: “Luận án là một sự đột phá. Tác giả đã có những sự phá cách trong quá trình bảo vệ Luận án”. Vị này còn là chủ tịch Hội Đòng khoa học của viện 

Đồng quan điểm, GS. TS Nguyễn Minh Đoan (Đại học Luật Hà Nội), cho biết: “Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về quyền con người nhưng về nghĩa vụ thì đây là lần đầu tiên có công trình nghiên cứu thấu đáo”.

b. Cuối cùng, Một bài nêu đầy đủ mọi Ý nghĩa, giá trị, cống hiến của luận án tiến sĩ về đề tài nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Chỉ cần đọc bài này là đủ để thấy giá trị mọi mặt của luận án. Kính mời đọc link http://daophatmuonmau.com/tac-gia/tt-thich-chan-quang/y-nghia-cua-luan-an-tien-si-ve-de-tai-nghia-vu-con-nguoi-trong-phap-luat-quoc-te-va-phap-luat-viet-nam/ .

 

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 

 

Cách hiểu về Con Người và Quyền Con Người

Ba chữ “quyền con người” nói lên tương quan quyền lực giữa “con người” với “con vật”. Quyền này bắt đầu được xác lập khi con người chinh phục và thuần hóa động vật, mở ra nền kinh tế chăn nuôi. Từ đó, “Con người” có quyền chi phối “con vật” mà không cần mắc nợ bất cứ nghĩa vụ gì với “con vật”. Đến nay, quyền lực con người là tuyệt đối, tới mức chính con người phải ban hành Luật bảo vệ động vật để chúng khỏi tuyệt chủng do chính bàn tay con người g. Điều này, ai chẳng biết?

 

Vậy mà, bỗng dưng năm 2021 tác giả luận án dựa vào cái câu “quyền đi đôi với nghĩa vụ”, nghe khá hợp lý, nhưng áp dụng cho “con người”, lại không ổn. Tác giả cho rằng… nếu đã có “quyền con người” cũng phải có “nghĩa vụ con người”, mới phải lẽ. Đi xa hơn, tác giả còn đưa ra những nghĩa vụ cụ thể của con người và gói chúng vào một bản Tuyên Ngôn tự soạn, với cái tên Tuyên Ngôn Toàn Cầu về Nghĩa vụ Con Người (2021). Tham vọng không nhỏ của tác giả là bản Tuyên Ngôn của mình sẽ được xếp ngang hàng và cân xứng với Tuyên Ngôn phổ quát về Quyền Con Ngườido Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc thông qua và ban hành toàn cầu từ 1948. 


Để rồi coi, Tuyên Ngôn của tác giả sẽ giá trị tới đâu…

 

Sai lầm của tác giả do đâu? Vắn tắt, đó là do hiểu sai khái niệm “con người” và “quyền con người”.

 

1. Các quan điểm của tác giả luận án (Vương Tấn Việt)

 

a- Đầu tiên, là quan điểm Quyền phải đi đôi với Nghĩa Vụ. Và Quyền Con Người cũng phải đi đôi với “nghĩa vụ con người”. Vì Quyền và Nghĩa Vụ gắn kết với nhau như hai mặt của một vấn đề. Không thể tách biệt. 

 

Tóm lại, theo tác giả, Con Người, một khi đã được thụ hưởng các quyền (ghi trong Tuyên Ngôn phổ quát về Quyền Con Người (1948) cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định nào đó để đền đáp lại. Thế mới công bằng.

 

b- Quan điểm tiếp theo, phải coi Quyền là hưởng thụ, còn Nghĩa Vụ là cống hiến. Nhưng hiện nay, theo tác giả, trên thế giới đang có phong trào đòi quyền – nổi bật nhất là đòi các Quyền Con Người - mà ít ai nhắc tới “Nghĩa Vụ Con Người”. Tình hình này, theo tác giả, cần chấn chỉnh.

 

c- Theo tác giả, việc thực thi các Quyền sẽ làm hao mòn các nguồn lực xã hội. Muốn phục hồi, tất nhiên phải đồng thời thực hiện các Nghĩa Vụ (tức cống hiến) để bồi đắp nguồn lực. Nhờ vậy, xã hội có điều kiện tiếp tục thực hiện các Quyền. 

 

d- Tác giả còn cho rằng, nhiều trường hợp Nghĩa Vụ phải thực hiện trước, rồi mới hưởng Quyền. Những người gương mẫu thực hiện nghĩa vụ trước, hưởng quyền sau, xứng đáng được đánh giá cao.

 

e- Cuối luận án, tác giả đưa ra một Tuyên Ngôn (gọi là Tuyên Ngôn Toàn Cầu về Nghĩa Vụ Con Người) và đề nghị được thi hành trên toàn thế giới để cân bằng giữa Quyền Con Người và Nghĩa Vụ Con Người.

 

2. Phương pháp luận 

- Nguyên văn của tác giả: Phương pháp luận được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận án là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nghĩa vụ con người, Nghĩa vụ công dân.

- Như vậy, những kết luận của luận án – nếu được khẳng định – đều nhờ phương pháp luận nói trên mà đạt được.


3. Tham vọng

a. Ngay ở đầu luận án, tác giả đưa ra một khẩu hiệu (slogan) có thể trở thánh danh ngôn. Xem hình dưới, thể hiện bằng song ngữ: 

 

https://fs.chungta.com/files/14124e6776864c6d8fb32525a6f38daa/image=jpeg/2acfdb3b832a44d489516efd40a3dca2/The-gioi-nay.jpg

Hình tác giả và slogan in ngay ở đầu bản luận án (trước khi trình bày nội dung luận án) được coi là “phá cách”

 

b. Cuối luận án, tác giả tự soạn thảo và đưa ra một tuyên ngôn về Nghĩa Vụ Con Người, với tên gọi và ngôn từ có thể so sánh và cân bằng với Tuyên Ngôn về Quyền Con Người do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ban hành toàn cầu từ năm 1948. Tuyên Ngôn của tác giả có thể lấy về dễ dàng từ mạng internet, cả bản tiếng Việt và bản tiếng Anh. 


c. Về bản quyền. Đưa Tuyên Ngôn tự soạn vào luận án là cách đăng ký bản quyền ngay khi tác giả chưa bảo vệ, chưa thành tiến sĩ. Nếu luận án được bảo vệ thành công, có nghĩa là những vị được tác giả cảm ơn (nêu trong một danh sách rất dài ở phần đầu luận án) sẽ là những người đầu tiên công nhận bản quyền của tác giả ở phạm vi Viêt Nam. Nhưng vượt lên tất cả, sau khi có danh hiệu tiến sĩ, ông Vương Tấn Việt (nhà sư Thích Chân Quang) đã lập tức đăng ký bản quyền ở Đức cái Bản Tuyên Ngôn toàn cầu của mình.

 

 

III. VÀI NHẬN XÉT VỀ SAI SÓT CỦA  LUẬN ÁN

1. Lỗi nặng nhất: Hiểu sai khải niệm “con người”

Từ ngữ “human being” (tiếng Anh) và être humain(tiếng Pháp) - được sử dụng ngay ở Điều 1 của Tuyên Ngôn Quyền Con người– là rất có chủ đích. Nó có định nghĩa và nội hàm rất xác định. Khi được dịch sang tiếng Việt, chúng ta chon từ “con người”. Do vậy, trong nghiên cứu khoa học và phát ngôn chính trị cần sử dụng từ “con người” thật chính xác, đúng định nghĩa và nội hàm vốn có của nó, mà không thể tự tiện sử dụng như khẩu ngữ mà chúng ta quen dùng thường ngày. Bởi vì, mặt đối lập của “con người” là “con vật”. Vậy mà. tác giả Vương Tấn Việt (trong luận án) lại nhầm lẫn “con người” với “công dân” (mà mặt đối lập của nó là “nhà nước”). Từ đó, khiến luận án của ông sai lầm không thể sửa. Thậm chí, có thể bị coi là ngụy biện.

 

2. Quyền và Nghĩa vụ: Không nhất thiết phải liên quan 


Tác giả tự ý khẳng định rằng “đã có quyền, phải có nghĩa vụ”. Quyền và nghĩa vụ phải cân bằng nhau. Nghe dễ lọt tai, nhưng áp dụng cho “con người” (human being) lại không đúng. 

a. Thông thường, “Nghĩa vụ” chỉ xuất hiện khi hai bên tự giác (có ý thức) liên kết với nhau nhằm tạo ra những lợi ích mới nào đó. Ta thường nói “bên A có các nghĩa vụ sau đây với bên B” – và ngược lại. Một liên kết cực kỳ đơn giản là “vợ - chồng”, hoặc “bên mua – bên bán” cũng phát sinh nghĩa vụ và quyền lợi, dù chỉ có hai người, nhưng vẫn là hai bên. Nếu chỉ có một bên, sẽ không phát sinh “nghĩa vụ”. Giữa con người và con vật không hề có bất cứ thứ “hợp đồng” liên kết nào hết, bời vì con người là chúa tể, không có nghĩa vụ gì với con vật, mà mình đã khuất phục và đang sở hữu. Nói khác, quan hệ “con người” với “con vật” không phải là quan hệ hai bên, không có hợp đồng, không có ký kết. 

 

Chú thích

 

·        Sai lầm của tác giả xuất phát từ sự hiểu chưa đúng về khái niệm “Con Người”. Chưa nói đến tác giả lẫn lộn nghĩa vụ với trách nhiệm.
Do vậy, thoạt xem thì lập luận của tác giả (về nghĩa vụ con người) rất hợp lẽ, các cháu học sinh cấp II càng dễ bị thuyết phục và dễ dàng nhập tâm để sau này cũng lập luận như vậy và hành xử suốt đời, như tác giả chủ trương. Điều 31 trong Tuyên Ngôn của mình, tác giả đòi hỏi phải phổ biến tới mọi người trong toàn cầu.

 

·        Chính do vậy, cần nêu rõ những sai sót, sao cho học sinh cấp II cũng hiểu được, bởi vì môn Giáo dục Công dân trong chương trình giáo dục nước ta đã dạy các cháu về Quyền Con Người. Đó là những quyền đương nhiên, từ sơ sinh cho tới cuối đời ai cũng được hưởng mà không cần đáp trả (con vật) bằng bất cứ nghĩa vụ nào.

·       
Các cháu học sinh cần hiểu thấu đáo để trở thành những CON NGƯỜI đúng nghĩa, đặng đủ tư cách đường hoàng làm chủ đất nước thân yêu của mình.

 

b- Nghĩa vụ (duty) và trách nhiệm ( responsibility) là hai khái niệm khác nhau. Nhưng tác giả đã lẫn lộn. 

 

Cụ thể, trong “Bản Tuyên Ngôn” (tiếng Việt) của mình, tác gìả dùng từ “nghĩa vụ” nhưng khi dịch từ này sang tiếng Anh, tác giả lại dịch thành “responsibilities” (trách nhiệm). Đó là nhầm lẫn hay cố ý?

 

c. Trường hợp chỉ có nghĩa vụ, không có quyền. Và ngược lại

 

Một người ngã xuống nước, có nguy cơ chết đuối. Chúng ta có nghĩa vụ phải cứu, mà chẳng liên quan gì tới quyền (đã được hưởng hay sẽ được hưởng). Ngược lại, ông vua rặt những quyền mà chẳng ai dám đòi hỏi vua phải có nghĩa vụ. 


Một người được trao quyền, không nhất thiết kèm theo nghĩa vụ. Nhưng người này phải chịu trách nhiệm khi sử dụng (đúng hay sai) quyền được trao. Xin hãy phân biệt nghĩa vụ và trách nhiệm.

 

d. Quyền và nghĩa vụ giữa hai bên không nhất thiết phải tương xứng và công bằng – như tác giả nghĩ, dù rằng lẽ ra phải thế. Điều này đang xảy ra quanh ta. Vài ví dụ.


- Có những hợp đồng hai bên ký kết, nhưng quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên rất không tương xứng với nhau. Đó là những hợp đồng bất bình đẳng. Ví dụ, Hiệp Ước triều đình nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp. 

 

- Hiến Pháp của những nước thiếu dân chủ, người dân rất nhiều nghĩa vụ(ví dụ, phải đóng thuế nuôi bộ máy Nhà Nước nặng nề, ỳ ạch, thiếu tinh giản…), nhưng quyền đã ít mà còn không thực chất. Ví dụ, thời Liên Xô, danh sách ứng cử chỉ toàn đảng viên, người dân phải đi bầu mà không có quyền tẩy chay, khiến đảng viên ngồi chật ních trong quốc hội (vì có sự độc quyền kiểm phiếu). 

 

- Hiến pháp thực chất là hợp đồng giữa hai bên (dân chúng và nhà nước). Nếu nội dung Hiến Pháp cho thấy Nhà nước ít quyền mà nhiều nghĩa vụ: Đó là nhà nước dân chủ. Nếu ngược lại: là thiếu dân chủ, nhiều chuyên quyền.

 

·        Bài tiếp: sẽ cố làm rõ khái niệm “Con Người” ở mức độ học sinh cấp II có thể hiểu đầy đủ, mong giúp các cháu đạt nhiều kết quả khi dược thầy, cô dạy về quyền con người (môn Giáo Dục Công Dân).

 

(còn tiếp)    

 

 

 

 

 



No comments: