VIẾT
DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 27/6/2024
1. Thiếu phi công, thiếu phi công kinh
khủng…
Trên
Kyiv Post vừa có bài báo mà sáng nay tôi đã dịch và post lên fanpage phục vụ
quý vị, đường link ở đây:
Vậy
sự thật ẩn giấu đằng sau câu chuyện là gì? Có rất nhiều ý kiến xung quanh vấn đề
này. Chẳng hạn, những người ủng hộ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nhưng vẫn
ủng hộ Ukraine, thì cho rằng chính quyền Biden chưa bao giờ ủng hộ ý tưởng cung
cấp F-16 cho Ukraine. Thông thường, một ý kiến như vậy sẽ liên quan đến lý luận
rằng, chính quyền và bản thân ông Biden sợ cuộc chiến leo thang, nhất là mối đe
dọa hạt nhân từ Ng@ – Putox.
Câu
chuyện F-16 với Hoa Kỳ khá giống câu chuyện xe tăng Leopard với Đức: Mỹ bị áp lực
phải “cho phép” Ukraine sở hữu F-16 khi một số quốc gia châu Âu nói rằng họ sẽ
cung cấp cho Ukraine những chiếc F-16 mà họ có từ trước. Những nước này cũng
cho biết họ sẽ đào tạo và đào tạo được phi công cho Ukraine. Không chỉ Mỹ mới
có thể đào tạo phi công F-16, F16 do Ba Lan, Bồ Đào Nha, thậm chí cả Hy Lạp điều
hành đều có những chiếc này trong lực lượng không quân hiện tại của họ. Người
Pháp cũng đã và đang đào tạo phi công Ukraine để lái F-16, mặc dù thực tế là
người Pháp không có chiếc F-16 nào và bản thân họ cũng không vận hành chúng, hiện
tại cũng như trong tương lai. Ngoài ra, Romania cũng đang cung cấp chương trình
huấn luyện phi công F-16 cho Ukraine.
Vấn
đề có vẻ là, có thể họ (các nước trên đây) không thể đào tạo phi công F-16 tốt
như Mỹ làm, hoặc đảm bảo theo yêu cầu Mỹ đưa ra. Vì vậy, Mỹ là nước tiếp theo
cũng phải cung cấp dịch vụ đào tạo, nhưng cũng như đối với máy bay, họ chỉ làm
một cách miễn cưỡng và chỉ trên cơ sở hạn chế. Trước đây, tôi không có khái niệm
gì về vấn đề này, nhưng từ khi ông con đi học lái máy bay, tôi mới biết có những
cơ sở dạy lái có yêu cầu khắt khe hơn những trường khác, đơn vị huấn luyện
khác, và bất chấp việc nhiều người “sợ” không dám đến học, họ vẫn kiên quyết giữ
tiêu chuẩn cao như vậy. Đó là điều làm nên thương hiệu của đơn vị. Tôi nghĩ rằng
Không lực Hoa Kỳ đã đúng khi chỉ ra rằng việc huấn luyện hiệu quả các phi công
F-16 thực sự phải mất ít nhất 1,5 – 2 năm. Hẳn quý vị có người sẽ nhớ, tôi đã từng
viết: F-16 xuất kích là không thể rơi.
Trước
đây có thông tin khen phi công Ukraine khi được huấn luyện ở một số nước châu
Âu khen máy bay dễ lái. Tôi không biết lái máy bay thì khác gì những thứ khác,
nhưng nặng nề có cái dễ cái khó của nặng nề, cỗ máy có cơ cấu lái nhạy thì có
cái dễ cái khó của nó. Học để lái một cỗ máy hiện đại với công nghệ tiên tiến
thì càng khó để đảm bảo tiêu chuẩn.
Tiếp
theo, bọn dư luận viên xứ Đông Vạn Tượng vẫn chê F-16 là lạc hậu, không so được
với… Su-30MK2 của chúng nó. Nói vậy thôi, lạc hậu vẫn là 63 triệu USD một chiếc,
không đơn giản để mà rơi được. Rụng như sung vì lỗi của phi công không được đào
tạo đầy đủ cẩn thận thì là thảm họa.
Pháp
vừa mới quyết định cung cấp cho Ukraine những chiếc Mirage và tự mình xử lý việc
đào tạo các phi công Ukraine. Đây là một giải pháp và thực sự, nó không tồi.
Tôi
nghĩ rằng vấn đề trên không liên quan nhiều đến các mối đe dọa hạt nhân của
Ng@, còn tại sao chính quyền và bản thân ông Biden luôn ở trạng thái mâu thuẫn
như vậy, thì có lẽ do chính nguyên tắc dân chủ: một mặt ông ấy là đại diện Đảng
Dân chủ, cũng phải kiềm chế trong những vấn đề liên quan đến cung cấp vũ khí
cho đối tác khác; mặt khác cũng do chính nguyên tắc dân chủ này, khi mà Ng@
đang vi phạm nó (nguyên tắc) một cách nghiêm trọng, thì họ cũng không thể làm
ngơ. Chính quyền Biden luôn tự vạch ra các ranh giới và cố gắng không vượt qua,
nhưng do tính chất leo thang của cuộc chiến tạo ra bởi chính sự thất bại của
quân đội Putox, nên cuối cùng thì ông ấy và chính quyền của mình vẫn phải rón
rén trèo qua ranh giới đó.
Theo
tôi mục đích của bài báo này là việc đề nghị Mỹ hạ tiêu chuẩn đào tạo phi công
để mở rộng cho các cơ sở ngoài Hoa Kỳ cùng thực hiện kế hoạch. Đồng thời có một
cái đích nữa mà nó nhắm tới: kho F-16 chuẩn bị loại biên của Hoa Kỳ. Quyết đi
thôi chứ còn gì nữa.
Cũng
có thể là quá trình đào tạo phi công và chuyển máy bay F-16 của Hoa Kỳ cho
Ukraine, chính quyền Biden bị phe Cộng hòa đặt barie. Chẳng biết đằng nào mà lần.
Mời
các bác theo link trên để vào đọc thêm những giải thích và bàn luận, cũng rất
hay.
2. Một vài nhận xét về chiến sự mấy
ngày qua
Theo
các báo cáo mới nhất của Ukraine về thiệt hại họ gây ra cho quân đội Ng@ mấy
ngày qua, đáng chú ý là quân đội Ng@ đang… đi bộ. Liên tiếp các ngày, số lượng
xe tăng và xe bọc thép của Ng@ bị diệt ở mức thấp, trong khi số “kiện hàng 200”
cứ đều đều, ngày thấp nhất là 1100, còn thì cứ 1200, gần 1300… cao phát khiếp
lên được. “Đi bộ” ở đây không có nghĩa là không có xe chở ra chiến trường, mà
có nghĩa là tính chất tấn công cơ động với sự hỗ trợ của lực lượng xe tăng –
thiết giáp đã giảm xuống đến mức không đáng kể.
Thực
sự đây là nỗi xấu hổ đối với quân đội thứ nhì thế giới. Tình hình bắc Kharkiv
cũng sẽ như vậy, việc quân Ng@ phải rút khỏi đây là chắc chắn, không còn gì phải
bàn cãi.
3. Vậy nhìn chung, liệu chúng ta, những
người ủng hộ hòa bình, có hi vọng gì không?
3.1.
Chúng ta sẽ căn cứ vào việc một bên là khả năng tăng cường sức mạnh – phía
Ukraine; và bên kia là suy giảm sức mạnh, là Ng@. Tin đọc trên X hôm nay:
-
Theo một báo cáo của Viện Lực lượng Vũ trang Hoàng gia được NBC News trích dẫn,
các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã không làm suy yếu được hoạt động sản
xuất vũ khí của Ng@. Năm 2021, Ng@ sản xuất 56 tên lửa hành trình Kh-101, nhưng
năm ngoái, sản lượng đã tăng lên xấp xỉ 460. Kho dự trữ tên lửa đạn đạo
Iskander cũng tăng từ khoảng 50 lên 180. Kể từ đầu chiến tranh, việc sản xuất
pháo 152 mm đạn tăng 5,3 lần, đạn Grad MLRS 15,2 lần, đạn Uragan 6,1 lần, tên lửa
hành trình Kh-101 7,5 lần và tên lửa 9M723 Iskander hơn 3 lần.
Nghe
thật là đáng sợ. Hiện tại, có báo cáo cho thấy quân số của lực lượng Ng@ trên
chiến trường Ukraine là 470.000 người, có lẽ đây cũng là một con số khổng lồ so
với thời điểm hiện tại, khi mà người ta không đánh nhau bằng quân số lớn nữa. Tất
nhiên sẽ không thể so sánh nó với quân số của Hồng quân trong Chiến tranh Thế
giới lần thứ hai, khi chỉ một Phương diện quân đã có quân số khoảng 1 triệu người.
Ng@
– như chúng ta đã trò chuyện nhiều lần, đang cố chứng tỏ rằng mình có thể chịu
đựng được một cuộc chiến tiêu hao kéo dài. Điều này được báo chí xứ Đông Vạn Tượng
phụ họa say mê, thường thì mô tả những thứ vũ khí “bão lửa” của Ng@, nhưng hoàn
toàn không nói đến việc Ng@ có thể đưa được bao nhiêu cái “cơn bão” đó ra mặt
trận.
Thế
nên chúng ta mới có chuyện để mà nói. Chẳng hạn, về số lượng xe tăng… Trong những
ngày qua đã có những thông tin cho biết rằng, các đơn vị xe tăng của Ng@ bố trí
ở biên giới nước này với Phần Lan, cũng là biên giới với NATO đã được chuyển về
tham chiến ở mặt trận Ukraine. Thông tin này phù hợp với báo cáo của tôi đến
quý vị, rằng chỉ nội trong quý 3 của năm 2024 này, cái kho khổng lồ chứa các vũ
khí, khí tài do Liên Xô để lại cho Ng@, sẽ bị cạn ít nhất 1 trong mấy thứ: xe
tăng, xe bọc thép, pháo binh, thậm chí nhiều hơn 1 thứ, nghĩa là có thể là 2 thứ
trong số đó…
Thông
tin này nghe như là bịa, nhưng là “bịa có căn cứ.” Ngay trong thời bình, nhà
máy nổi tiếng nhất (và là lớn nhất của Ng@) là Uralvagonzavod có thể sản xuất
được khoảng hơn 15 chiếc xe tăng một tháng, và bây giờ cứ cho là tăng năng suất
thì cũng chỉ khoảng 200 đến 250 chiếc 1 năm – vứt cả vào chiến tranh chỉ đủ cho
Ukraine đốt hơn 1 tháng là hết. Trong khi đó Ng@ huênh hoang rằng năm 2023 đã
xuất xưởng được 1500 xe tăng, đây là số được “xẻ thịt,” – như Tây họ gọi, xẻ thịt
những cái không chạy được và đưa phụ tùng sang cái khác. Có nguồn gọi là phục hồi.
Chúng ta thì gọi là “dồn đồ.” Về nguyên tắc, họ sẽ sản xuất những mẫu mới như
T-90 hoặc T-72 mẫu cải tiến, còn những xe tăng cũ như T-62 hay T-55 thì lôi
trong kho ra để phục hồi – là hợp lý nhất. Tuy nhiên tỉ lệ phục hồi bao giờ
cũng vậy, tối đa là 30% chứ không hơn, vì những xe tăng và xe bọc thép này đã
được chứa trong kho tối thiểu là 3 thập niên rưỡi tính từ 1989, còn thường thì
là 40, 45, 50 năm đến hơn. Càng để lâu, tỉ lệ phục hồi được càng thấp và lượng
sắt vụn bỏ đi càng cao. Tỉ lệ 30% trên đây tôi đưa ra là có lợi cho Ng@, chẳng
hạn như T-72 vì số lượng phụ tùng bị tháo trộm (ăn cắp) đem bán quá lớn, nên hầu
như không thể phục hồi được loại này. Có chuyên gia còn đánh giá tỉ lệ đối với
T-62 và T-55 có thể dưới 10%. Bao nhiêu, chúng ta sẽ không thể biết được chính
xác, nhưng chắc chắn sẽ đến lúc hết xe tăng / xe bọc thép. Không ai đi tổ chức
sản xuất mới phụ tùng cho những thứ này cả, mà chỉ “dồn đồ” (xẻ thịt) cho đến
khi không còn gì có thể “gạn” được nữa thì thôi.
-
Báo cáo ngày 27/6, lượng xe tăng bị diệt là 8042. Xe bọc thép là 15459. Pháo
binh là 14363 cỗ các loại.
-
Báo cáo ngày 1/1, lượng xe tăng bị diệt là 5983. Xe bọc thép là 11087. Pháo
binh là 8482 cỗ các loại.
Như
vậy trong gần 7 tháng, Ukraine đã đốt của Ng@ 2059 xe tăng, (trung bình 290 chiếc/tháng,
10 chiếc/ngày), 4372 xe bọc thép (624 chiếc/tháng, 20 chiếc/ngày) và 5881 cỗ
pháo (840 cỗ/tháng, 28 cỗ/ngày). Riêng với pháo binh, còn là tốc độ hao mòn
nòng pháo, thì con số hao hụt của Ng@ sẽ còn cao hơn.
Điều
tương tự sẽ xảy ra với pháo binh. Như vậy “cạn kho” là xu hướng tất yếu. Nhiều
người hỏi tôi, tại sao lại có chuyện như vậy, phải chăng là do năng lực tiêu
hao của người Ukraine giỏi đến thế? Đó là do chiến thuật của Ng@ vẫn không có
gì thay đổi, tức là dùng số lượng bù chất lượng dẫn đến TÍNH CHẤT TIÊU HAO CỰC
LỚN CỦA VẬT CHẤT VÀ CẢ CON NGƯỜI, và người Ukraine biết thóp được yếu tố này, tập
trung vào đánh què năng lực của quân đội Ng@ về hỏa lực và cơ động. Quá trình
này là tất yếu và không thay đổi được, không thể đảo ngược được. Ng@ chỉ có thể
bù cho quá trình đó bằng cách nâng cao năng lức sản xuất.
Như
vậy việc phục hồi và tăng sản lượng của hệ thống sản xuất quốc phòng của Ng@ sẽ
phải dựa trên hai yếu tố. Yếu tố thứ nhất, dựa trên nguồn tài nguyên dự trữ sẵn
có từ thời Liên Xô: nguyên liệu, linh kiện, ví dụ các dây chuyền máy móc… và yếu
tố thứ hai, chính là cái kho thành phẩm sẵn có để “xẻ thịt” hay “dồn đồ” như
trên đây chúng ta đã nói chuyện.
Cả
hai yếu tố này đều hữu hạn. Tất nhiên, không có gì là không có giải pháp, như
đi mua máy móc Trung Quốc chẳng hạn. Nhưng đến nay, có vẻ đây không phải là giải
pháp tốt về lâu dài vì đi mua máy khác với đi mua cả cái nhà máy (chuyển giao
công nghệ)…
Và
đây là tin tức mới nhất về một vụ lật tàu hỏa (dân sự) gần Sochi: vụ lật tàu được
cho là hậu quả của tình trạng thiếu vòng bi. Ơ hay, hóa ra chuyện tôi cứ lải nhải
nói như một thằng dở hơi, lại là thật. Cách đây đến cả, hừm, khéo phải 2 năm ấy
nhỉ, tôi viết trước sau ngành vận tải Ng@, đặc biệt là vận tải đường sắt cũng
phải trả giá vì không có vòng bi, nên lắp vòng bi chất lượng thấp của… Trung Quốc.
Bây giờ thì nó đã diễn ra rồi, và một khi diễn ra thì nó cứ thế mà… ngày càng
nhiều. Tình trạng vòng bi chất lượng thấp lắp cho xe tải hạng nặng cũng đang diễn
ra và ngày một trở nên trầm trọng. Nó làm giảm ghê gớm năng lực vận tải của
quân đội Ng@ trên chiến trường. Vấn đề vận tải không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động
quân sự ở Ukraine, mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, vì nước này quá rộng
lớn, nên vận tải đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Giá cước vận tải tăng sẽ dẫn tới
kinh tế khó khăn hơn.
3.2.
Về nhân lực
Theo
các con số công khai, Ng@ hiện nay được cho là có khoảng 45 triệu người có thể
phục vụ trong quân ngũ, trong trường hợp nước này ban bố tình trạng chiến tranh
và ban hành lệnh tổng động viên. Với Ukraine, đã ban bố tình trạng chiến tranh
và ban hành lệnh tổng động viên rồi, chỉ là vấn đề của độ tuổi gọi vào quân ngũ
thôi – thì về lý thuyết nếu đưa ngưỡng tuổi tương đương với Ng@, sẽ có khoảng
25 triệu người có thể phục vụ. Hai con số này đưa lại tỉ lệ 33% và 45% dân số
có thể phục vụ ngay để phục vụ chiến tranh. Sở dĩ Ng@ có tỉ lệ thấp hơn do vấn
đề nhân khẩu học, điều này tôi đã viết từ năm 2022:
“TẠI
SAO NGA ĐÃ THUA VÀ CHẮC CHẮN LÀ SẼ THUA – PHẦN 6: #Nga_tổng_động_viên
và hậu quả cho xã hội từ góc độ nhân khẩu học.”
nhưng
thực tế sẽ đem lại những kết quả khác. Có những vấn đề không thể khỏa lấp được,
ví dụ như số lượng thương vong trên chiến trường, chẳng qua là Bộ quốc phòng
Ng@ không có báo cáo chính thức thôi, chứ một làng, một phường có bao nhiêu người
ra trận và bao nhiêu người không về được đến nhà, người dân người ta biết cả chứ.
Tin cuối tháng Tư năm nay:
“"Tình
trạng đào ngũ đang gia tăng trong các đội hình vũ trang của Quân khu phía Nam của
quân đội Ng@. Tổng cộng, hơn 18.000 binh sĩ Ng@ đã rời bỏ nghĩa vụ trong các
đơn vị chiến đấu của quân khu này mà không được phép.”
https://www.ukrinform.net/.../3857979-desertion-rate...
Người
ta ước tính, tỉ lệ đào ngũ trong quân đội Ng@ nửa đầu năm 2024 đã đạt mức 3%
(trung bình cho tất cả các quân khu), tỉ lệ này cao thấp khác nhau, khá thấp ở
các đơn vị không chiến đấu ở Ukraine nhưng với các đơn vị đang tham chiến thì rất
cao. Tỉ lệ này gấp 6 lần so với năm 2023, và gấp 18 lần so với năm 2022. Điều
“thú vị” là năm 2022 tỉ lệ tương đối thấp do… 90% quân số của Ng@ có trước chiến
tranh với Ukraine, đã mất mạng và phần lớn là ngay trong năm đó, số còn lại là
trong nửa đầu năm 2023. Nôm na là ch.ết không kịp đào ngũ.
Vì
thế, mặc dù Putox và giới lãnh đạo chóp bu nước này có xu hướng không quan tâm
đến con số thương vong của quân đội mình, nhưng nó lại ảnh hưởng đến tinh thần
chiến đấu của quân đội nói riêng và tinh thần sẵn sàng nhập ngũ của dân chúng
nói chung. Vì vậy với cuộc chiến có thương vong 15.000 người như của Liên Xô ở
Afghanistan, nó ảnh hưởng đến tinh thần của 15 triệu dân, bây giờ thương vong 1
triệu người ở Ukraine, sẽ ảnh hưởng đến 100 triệu dân theo hướng tiêu cực, chứ
không bao giờ có ý nghĩa tích cực kiểu như bọn Dư Luận Viên xứ Đông Vạn Tượng
hi vọng là “dân Ng@ sẽ vùng lên.”
Đó
là lý do rằng nếu vào thời điểm nửa cuối năm 2024 này cả hai bên cùng tổng động
viên, Ng@ sẽ chỉ huy động được khoảng dưới 20 triệu người và biến thành 20 triệu
lính có tinh thần rất thấp, tương đương như vậy Ukraine sẽ có quân số tương tự
nhưng tinh thần chắc chắn sẽ cao hơn.
Tuy
nhiên đây chỉ là giả định, vì Ukraine không đời nào làm như vậy. Hiện nay
Ukraine đã đẩy khoảng 35% GDP vào phục vụ chiến tranh, vì vậy nếu họ tổng động
viên lôi kéo đến 20 triệu người vào chiến đấu, sẽ gây đổ vỡ về kinh tế xã hội.
3.3.
Vậy Ng@ đang đẩy bao nhiêu % GDP cho quốc phòng?
Bằng
20% so với Ukraine, tức là 7%. Con số này nếu so sánh với Mỹ, nó gấp đôi, còn với
Trung Quốc, nó gấp gần 5 lần (1,7%). Nhưng Mỹ là Mỹ, Trung Quốc là Trung Quốc,
còn Ng@ thì đang bị cấm vận lẫn trừng phạt.
Giống
như một cỗ máy, khi nóng lên với nhiệt độ tối ưu ví dụ 70 độ C, nó sẽ có hiệu
suất cao nhất. Nhưng khi nó nóng hơn nữa, hơn nữa… thì dầu bôi trơn sẽ nóng quá
và mất độ nhớt, các chi tiết giãn nở không đều… dẫn đến giảm hiệu suất đến “bó
máy,” không chạy nữa. Khi nhiệt độ tối ưu, để sản ra một công 100 joule, nó cần
1 lít xăng thì khi nóng lên giảm hiệu suất, công suất giảm và tổn hao tăng. Khi
đó sản ra một công 75 joule nó có thể ăn lên đến 1,3 lít xăng. Nền kinh tế Ng@
sẽ là như vậy.
3.4.
Nền kinh tế đã như vậy, thì bộ máy chiến tranh còn tổn hao lớn hơn…
Vấn
đề này gây ra không chỉ do yếu tố con người mang tính chủ quan (tham nhũng) mà
còn do nguyên tắc tổ chức bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực và quan liêu.
Các
thông tin hiện nay cho thấy, Putox đang rất căm Shói-gù. Nguyên soái Ván ép đã
tranh thủ cuộc chiến tranh để tiếp tục vơ vét. Trong năm 2022, có lần tôi báo
cáo quý vị rằng năng lực của lực lượng công binh Ng@ là rất thấp vì thiếu thiết
bị đến mức nghiêm trọng. Đến cuối năm và năm 2023, lợi dụng kế hoạch của
Surovikin xây dựng phòng tuyến, Shói-gù được cho là đã nháy mắt với các nhà thầu
quân sự sân sau của hắn, sử dụng ngân sách quốc phòng mua về hàng vạn máy công
trình từ Trung Quốc để xây dựng phòng tuyến. Riêng cú affair này Shói-gù và lũ
đệ tử thân tín của hắn có thể bỏ túi cả tỉ USD.
Chính
vì vậy mà cặp Surovikin và Prigozhin rất căm Sói-gù, kẻ “ngồi mát ăn bát vàng,”
bất tài vô tướng nhưng lại được hưởng mưa móc từ ông chủ điện Kẩm-linh. Khổ
cái, Putox đã đến tầm hết tiền, nên một đồng cũng quý, chứ nói gì đến ăn cắp của
lão cả tỉ USD.
Mạng
sống của Nguyên soái Ván ép, chưa kể lệnh bắt của Tòa án quốc tế, chắc chỉ còn
tính được trong năm nay. Có bao nhiêu tiền phải “nôn” ra bằng hết.
3.5.
Mục cuối
Sáng
nay tôi nói chuyện với một chuyên gia về hậu cần, sau khi nghe tôi mô tả như thế
này:
-
Cách đây 2 ngày, một kho đạn dược cực lớn của Ng@ ở Voronezh bị tấn công, nổ
lanh tanh bành đến cả ngày hôm sau.
-
Đường tàu hỏa Belgorod bắt đầu bị tấn công bằng tên lửa…
Anh
ấy nói: đánh nhau kiểu đó thì trước sau cũng thua. Càng đông quân, càng thua.
Có
người hỏi rằng, bắn vào đường tàu thì giải quyết được vấn đề gì? – ý là chúng sửa
được ngay. Thứ nhất, đã bắn được đường tàu, thì người ta bắn được trạm bẻ ghi –
mà ghi tàu hỏa của Ng@ lâu nay tự động hóa và mua của… Đức. Nếu không có thiết
bị thay thế sẽ chuyển sang bẻ bằng tay. Thứ hai, đã bắn vào đường tàu thì không
nhằm mục đích phá hủy nó vĩnh viễn, mà nhằm mục đích làm gián đoạn hậu cần chiến
trường, sau khi sửa xong lại bắn tiếp. Quân đội trên chiến trường sẽ đói dần, cả
về gạo lẫn đạn. Đến khi đói đủ mức thì chạy.
Như
thế, có thể chúng ta sẽ lại chứng kiến cảnh như hồi chiến dịch phản công mùa
thu 2022, quân Ng@ ở Kharkiv mỗi tên lính chỉ còn đủ đạn để bắn 2 đến 3 loạt
(khoảng trên dưới chục viên) là hết. Sau đó là bỏ chạy.
HÌNH
:
https://www.facebook.com/photo?fbid=1114995679588488&set=pcb.1114995699588486
https://www.facebook.com/photo?fbid=1114995676255155&set=pcb.1114995699588486
.
No comments:
Post a Comment