Kiev
thúc ép đồng minh châu Âu lập “vùng cấm bay” tại miền tây Ukraina
Trọng Thành - RFI
Đăng
ngày: 28/06/2024 - 12:19Sửa đổi ngày: 28/06/2024 - 15:20
Trong
bối cảnh hệ thống phòng không hiện có không thể giúp Kiev tự vệ trước các đợt
oanh kích dữ dội của Nga, chính quyền Ukraina đang gia tăng áp lực để các đồng
minh châu Âu xác lập ‘‘vùng cấm bay’’ ở miền tây nước này, thông qua các hệ thống
lá chắn tên lửa triển khai tại Ba Lan và Rumani.
Hai
tiêm kích Nga Su-25 trong một phi vụ oanh kích Ukraina. Ảnh do bộ Quốc Phòng
Nga công bố ngày 24/06/2024. AP
AFP
ngày hôm nay 28/06/2024 cho biết, nhiều quan chức dân sự và quân sự Ukraina nêu
ra đòi hỏi này với các đối tác châu Âu. Dân biểu độc lập Oleksii Gontcharenko
nhấn mạnh việc xác lập một “vùng cấm bay” như vậy cho phép bảo vệ miền tây và
miền nam Ukraina, cũng như các vùng biên giới của Ba Lan và Rumani. Và trên thực
tế, tên lửa Nga đã từng xâm nhập không phận hai quốc gia châu Âu này.
Hồi
cuối tháng 05/2024, ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouleba nhấn mạnh là “không có
bất cứ trở ngại pháp lý, an ninh hay đạo lý nào cản trở các đối tác sử dụng các
vũ khí đặt trên lãnh thổ của mình để bắn hạ tên lửa Nga trên lãnh thổ
Ukraina”.
Miền
tây Ukraina, với nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng và điện lực, là mục tiêu của
Nga. Một nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết, Nga đã từng tấn công vào một
kho chứa khí đốt ngầm “sâu 3 km trong lòng đất” tại miền tây Ukraina. Một quan
chức cao cấp trong ngành an ninh của Ukraina lo ngại tình hình sẽ trở nên khó
khăn gấp bội khi mùa đông đến, trong bối cảnh khoảng một nửa cơ sở điện lực của
Ukraina đã bị Nga phá hủy trong những tháng gần đây. Tình trạng mất điện diễn
ra gần như hàng ngày trên phạm vi cả nước.
Mỹ
và Israel đang đàm phán về 8 hệ thống tên lửa Patriot cấp cho Ukraina
Báo
Anh Financial Times hôm qua, 27/06/2024, cho biết Israel và Mỹ đang đàm phán về
việc cung cấp cho Ukraina 8 hệ thống phòng không Patriot. Hồi tháng 4, Israel
thông báo sẽ ngừng sử dụng 8 hệ thống Patriot, đã hơn 30 năm tuổi, để thay bằng
các hệ thống phòng không hiện đại hơn. Theo tổng thống Volodymir Zelensky, để bảo
vệ toàn bộ lãnh thổ, Ukraina cần đến “25 hệ thống tên lửa phòng không Patriot,
mỗi hệ thống bao gồm từ 6 đến 8 bệ phóng”. Hiện tại, Kiev có ít nhất 4 hệ thống
Patriot do Mỹ và Đức cung cấp.
Drone
trinh sát: Matxcơva cảnh báo nguy cơ xung đột Nga - NATO
Bộ
trưởng Quốc Phòng Nga Andrei Belousov hôm nay, 28/06, yêu cầu cơ quan tham mưu
có các biện pháp đối phó với “các drone chiến lược” của Mỹ hoạt động tại Biển
Đen, làm gia tăng nguy cơ va chạm với các phi cơ của không quân Nga. Theo bộ Quốc
Phòng Nga, các drone này làm nhiệm vụ thu thập thông tin, xác định mục tiêu cho
các vũ khí có độ chính xác cao do phương Tây cung cấp và Ukraina dùng để tấn
công các cơ sở của Nga.
Theo
tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, hôm qua, quân đội Nga không có khả năng tạo
‘‘các đột phá” trên chiến trường Ukraina, bất chấp chiến dịch tấn công mới từ đầu
năm 2024.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐỨC
- BA LAN
Đức
đề xuất chuyển hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, hỗ trợ Ba Lan bảo vệ không
phận
UKRAINA
- LIÊN ÂU - VŨ KHÍ
Lãnh
đạo ngoại giao Liên Âu : Ukraina có quyền sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn
công Nga
ĐIỂM
BÁO
Sau
drone, đến lượt robot xuất hiện trên chiến trường Ukraina
No comments:
Post a Comment