Pháp
có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu
Gideon Rachman - Financial
Times
Nguyễn
Thị Kim Phụng, biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2024/06/26/phap-co-the-gay-ra-cuoc-khung-hoang-tiep-theo-o-chau-au/
Thâm
hụt ngân sách tăng vọt và cuộc đối đầu với Brussels và Berlin là công thức dẫn
đến rắc rối.
Cuối
tháng 4, Emmanuel Macron cảnh báo “Châu Âu của chúng ta cũng chỉ là một con người,
nó có thể chết.” Không một ai biết rằng chỉ vài tuần sau, Tổng thống Pháp sẽ bắt
đầu chứng minh quan điểm của mình bằng cách kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, với
nguy cơ đẩy toàn bộ EU vào một cuộc khủng hoảng ‘chết người’?
Hiện
tại, sự chú ý của toàn cầu đang đổ dồn vào những diễn biến chính trị nóng bỏng
tại Pháp. Vòng bỏ phiếu đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 30/06. Đảng cực hữu Tập hợp
Dân tộc (Rassemblement National, RN) hiện đang dẫn đầu các cuộc thăm dò, tiếp
theo là Mặt trận Bình dân Mới, một liên minh do phe cực tả thống trị.
Trong
trường hợp tốt nhất, một quốc hội bị các phe phái chính trị cực đoan thống trị
sẽ đẩy nước Pháp vào thời kỳ bất ổn kéo dài. Trong trường hợp tệ nhất, nó sẽ dẫn
đến việc áp dụng các chính sách hoang phí và chủ nghĩa dân tộc, theo đó nhanh
chóng gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội ở Pháp.
Một
cuộc khủng hoảng ở Pháp cũng sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề của toàn EU. Sẽ có
hai cơ chế truyền tải chính. Thứ nhất là tài chính. Thứ hai là ngoại giao.
Pháp
đang lâm vào tình trạng tài chính rối ren. Nợ công lên tới 110% GDP và chính phủ
đã ghi nhận thâm hụt ngân sách ở mức 5,5% trong năm ngoái. Cả phe cực hữu và cực
tả đều cam kết tăng mạnh chi tiêu và giảm thuế, nhưng điều này sẽ làm tăng nợ
công và thâm hụt ngân sách, đồng thời vi phạm các quy tắc của EU.
Bruno
Le Maire, Bộ trưởng Tài chính Pháp, đã cảnh báo rằng chiến thắng của bất kỳ phe
cực đoan nào cũng có thể dẫn đến khủng hoảng nợ công ở Pháp, và các tổ chức như
IMF hoặc Ủy ban Châu Âu có thể sẽ phải giám sát tình hình tài chính của đất nước.
Le Maire cũng nhấn mạnh đến phản ứng của thị trường đối với “ngân sách mini” của
chính phủ Truss ở Anh, để minh họa rằng thị trường sẽ quay lưng nhanh đến mức
nào với một chính phủ quản lý tài chính thiếu thận trọng.
Trên
thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính ở Pháp có thể còn tồi tệ hơn thử thách mà
nước Anh và Liz Truss phải đối diện. Ở Anh, người ta có một cơ chế để nhanh
chóng sa thải Truss và đưa một chính phủ lý trí hơn lên nắm quyền. Nhưng điều
đó khó có thể được thực hiện ở Pháp, nơi mà phe cực hữu và cực tả đều có những
lãnh đạo đứng vững trong thể chế, mà lại thiếu những chính trị gia thận trọng,
thực tế hơn đứng bên lề.
Vấn
đề thứ hai là Pháp là một trong 20 quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu Âu.
Điều
gì sẽ xảy ra nếu lãi suất trái phiếu Pháp tăng vọt vì phải bù đắp rủi ro? Hiện
tại, EU có các cơ chế để can thiệp vào hoạt động mua trái phiếu. Nhưng liệu
Brussels hay Berlin có sẵn sàng đồng ý với một động thái như vậy không, nếu cuộc
khủng hoảng bị kích động bởi những cam kết chi tiêu không được tài trợ của
Pháp? Chính phủ Đức hiện đang phải chật vật tìm kiếm khoản tiết kiệm hàng tỷ đô
la trong ngân sách quốc gia của mình. Vậy thì tại sao họ lại chấp nhận cứu trợ
cho một nước Pháp chi tiêu hoang phí?
Cả
phe cực hữu và cực tả của Pháp đều đang cực kỳ hoài nghi châu Âu – và đã chỉ
trích những mệnh lệnh từ Brussels, cũng như bày tỏ thái độ thù địch với Đức.
Cương lĩnh bầu cử của RN nói về “khác biệt sâu sắc và không thể hòa giải” giữa
thế giới quan của Pháp và Đức. Jordan Bardella, người nhiều khả năng sẽ trở
thành ứng viên thủ tướng của RN, gần đây đã đe dọa cắt giảm khoản đóng góp của
Pháp cho ngân sách EU từ 2 đến 3 tỷ euro mỗi năm.
Trong
cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp kéo dài gần một thập kỷ, thái độ thách thức của
Athens đối với EU cuối cùng đã bị dập tắt bởi lời đe dọa trục xuất Hy Lạp khỏi
khu vực đồng euro – một động thái có thể hủy hoại các khoản tiền tiết kiệm của
người Hy Lạp. Nhưng việc trục xuất Pháp khỏi khu vực đồng euro – hoặc khỏi EU –
là điều không thể tưởng tượng được. Toàn bộ dự án châu Âu đã được xây dựng xung
quanh cặp đôi Pháp-Đức kể từ những năm 1950.
Nhiều
khả năng Pháp sẽ ở lại EU và tiếp tục sử dụng đồng tiền chung, nhưng lại đóng
vai trò là kẻ phá hoại. Điều đó sẽ phá hủy sự gắn kết và ổn định của châu Âu,
vào thời điểm EU đang nỗ lực đoàn kết trước mối đe dọa từ Nga.
Trừ
khi Macron chịu từ chức (vốn rất khó xảy ra), ông sẽ tiếp tục đại diện cho Pháp
tại các hội nghị thượng đỉnh quốc tế và các cuộc họp của EU. Tuy nhiên, nếu
không có sự thay đổi phút chót nào trong các cuộc thăm dò, thì Tổng thống Pháp
có lẽ sẽ xuất hiện sau cuộc bầu cử lần này như một nhân vật với quyền lực bị
suy giảm nghiêm trọng. Một số đồng nghiệp châu Âu của Macron có lẽ sẽ mừng thầm
trước cảnh tượng “Sao Mộc” bị hạ bệ. Nhưng tác động tổng thể từ một nước Pháp
suy yếu và giận dữ lên châu Âu sẽ rất tồi tệ.
Bản
năng ban đầu của RN sẽ là đối đầu với Brussels nhân danh chủ quyền của nước
Pháp. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo cực hữu đã phần nào nhận
thức được rằng thái độ hoài nghi châu Âu một cách cứng rắn có thể khiến cử tri
và thị trường sợ hãi và xa lánh. Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống
năm 2017, RN đã âm thầm từ bỏ việc thảo luận về việc rời khỏi khu vực đồng
euro.
Một
cuộc khủng hoảng kinh tế – kết hợp cùng một cuộc đối đầu với Brussels và Berlin
– có thể khiến RN quay trở lại với bản năng đối đầu và chủ nghĩa dân tộc của
mình. Mặt khác, thực tế của việc cầm quyền có thể buộc họ phải hợp tác với EU.
Những
ai có trí nhớ tốt có thể chỉ ra cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp vào đầu những
năm 1980, khi chính phủ Xã hội chủ nghĩa cố gắng thực hiện một chương trình nghị
sự cấp tiến, thiên tả. Cuộc khủng hoảng đó cuối cùng đã dẫn đến sự nổi lên của
Jacques Delors, đầu tiên là trong vai trò Bộ trưởng Tài chính Pháp, và sau đó
là Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Tại Brussels, Delors đã thúc đẩy những tiến bộ đáng
kể trong quá trình hội nhập châu Âu và ra mắt đồng tiền chung.
Lịch
sử khó có thể lặp lại chính xác như vậy. Nhưng nhiều thập kỷ kinh nghiệm cho
chúng ta thấy rằng: sẽ là một sai lầm khi đặt cược chống lại khả năng vượt qua
các mối đe dọa chết người của EU.
===================
Có
Thể Bạn Quan Tâm:
1.
Thế giới cần
lường trước nhiệm kỳ tổng thống của Le Pen
2.
Cơ hội cho Macron định
hình tương lai châu Âu
3.
Những thịnh suy của
phong trào cộng sản Pháp
4.
Đối đầu Anh – Pháp
khiến Mỹ và phương Tây lo lắng
5.
Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của
Macron
7.
Emmanuel
Macron đối mặt thách thức khi để mất đa số tại Quốc hội
8.
Erdoğan
là một đồng minh khó chịu nhưng lại không thể thiếu
No comments:
Post a Comment