Thứ
Bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2014
Lời
tác giả: Nhân dịp một cuộc hội thảo về văn học
miền Nam 1954-75 sắp được tổ chức tại hai toà soạn
hai nhật báo Người Việt và Việt Báo tại California
trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014, tôi xin đăng lại một
đoạn trong cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ Cộng
sản 1945-1990 để quý bạn đọc thấy được số phận
bi thảm của văn học miền Nam sau năm 1975.
* * *
Tháng
4.1975, chế độ Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Đảng Cộng
sản nắm chính quyền trong cả nước.
Chính
sách có tính chất “chuyên chính vô sản” đầu tiên
được áp dụng tại miền Nam là nhắm vào văn hoá, văn
học miền Nam trước 1975.
Trước
khi chủ trương bắt các sĩ quan và các công chức trung,
cao cấp thuộc chính quyền cũ đi học tập cải tạo,
trước khi tung ra chiến dịch đánh tư sản mại bản tại
các thành phố lớn miền Nam, cộng sản, ngay từ tháng 3
và tháng 4.1975, chiếm được địa phương nào, đã tức
khắc ra lệnh đóng cửa toàn bộ các cơ sở sinh hoạt
văn học nghệ thuật, từ báo chí đến nhà xuất bản,
nhà phát hành và các hiệu sách, đã ra lệnh cho dân chúng
phải tiêu huỷ toàn bộ dấu vết của nền văn học nghệ
thuật miền Nam. Trong lúc vẫn tiếp tục duy trì nền kinh
tế năm thành phần thì cộng sản chỉ chấp nhận một
thành phần văn học duy nhất: thành phần văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa, chịu sự thống trị tuyệt đối
của đảng.
Mà
thật ra, không phải đợi đến tháng 4.1975, ngay trước
đó nữa, từ những năm đầu tiên của thập niên 1960, ở
miền Bắc, cộng sản đã có ý đồ huỷ diệt văn học
miền Nam bằng hai biện pháp: một là chụp mũ nền văn
học miền Nam là “văn học thực dân mới” để qua đó,
xoá bỏ vị trí uy nghi của nó trong tiến trình văn học
dân tộc, hai là, ngụy tạo ra cái gọi là “văn học
giải phóng miền Nam Việt Nam” với những người cầm
bút ở miền Bắc được lén lút đưa dần vào miền Nam,
ẩn náu trong rừng núi, bưng biền, tự xưng là nói lên
những tiếng nói tâm huyết nhất của đồng bào miền
Nam.
Phụ
hoạ với hai biện pháp trên, báo chí miền Bắc không
ngớt vu khống, xuyên tạc văn học miền Nam. Theo Phan Cự
Đệ và Hà Minh Đức, trong quyển Nhà văn Việt nam, tập
1, từ năm 1954 đến 1975, không kể các bài phát trên sóng
của đài Tiếng nói Việt Nam, chỉ tính riêng trên các
tạp chí và tuần báo lớn tại Hà Nội như Học Tập,
Thống Nhất, Nghiên cứu nghệ thuật, Văn Nghệ, Tạp Chí
Văn Học... đã có tới 286 bài viết thực hiện âm
mưu này (tr. 305).
Sau
năm 1975, chiếm được miền Nam, mức độ chống phá văn
học miền Nam của đảng Cộng sản ngày càng gia tăng với
một quy mô rộng khắp và với một mức độ vô cùng dữ
dội. Không có cuộc Đại hội đảng nào, cộng sản lại
không nêu việc xoá bỏ văn học nghệ thuật miền Nam lên
thành một nhiệm vụ chính trị khẩn cấp. Báo cáo tại
kỳ họp Quốc hội khoá 5, Lê Duẩn chỉ thị: “Sau
ngày giải phóng, nhân dân ta đã làm rất nhiều việc
nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn
hoá ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách
kiên trì, tích cực và triệt để”.
Để
chống lại ảnh hưởng của nền văn học miền Nam trước
đây, cộng sản sử dụng cùng lúc hai biện pháp chính:
tuyên truyền và khủng bố.
Chưa
có ai thống kê thử số lượng những bài báo nhằm bôi
nhọ văn học miền Nam từ năm 1975 đến nay là bao nhiêu.
Chắc chắn là không ít hơn con số 286 bài viết mà Phan
Cự Đệ và Hà Minh Đức đã nêu ra trong thời kỳ
1954-1975. Có những tờ báo và những tạp chí dành hẳn
một số đặc biệt về chủ đề phê phán văn học miền
Nam như Đại Đoàn Kết số ra ngày 21.7.1977, Nghiên
cứu Nghệ thuật số 3.1977, tạp chí Văn Học số
4.1977… Rồi còn sách nữa. Sách của một người và sách
của nhiều người. Sách chửi bới một cách không khống
hồ đồ và sách giả vờ nghiên cứu một cách khệnh
khạng, trịch thượng. Thuộc loại này, đến nay (1990),
có cả thảy mười một “tác phẩm” đã được xuất
bản: một, Văn hoá văn nghệ miền
Nam dưới chế độ Mỹ Ngụy (hai tập) của
các tác giả: Phong Hiền, Thạch Phương, Trần Hữu Tá,
Hoa Lục Bình (1977); hai, Tiếp tục
đấu tranh xoá bỏ tàn dư văn hoá mới của Hà
Xuân Trường (1979); ba, Những tên
biệt kích của chủ nghĩa thực dân mới trên mặt trận
văn hoá, tư tưởng của các tác giả: Trần
Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Vũ Hạnh, Thạch Phương, Trần
Hữu Tá, Phong Hiền, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng (1980);
bốn, Cuộc xâm lăng về văn hoá và
tư tưởng của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam của
Lữ Phương (1981); năm, Nọc độc văn
học thực dân mới của Trần Trọng Đăng
Đàn (1983); sáu, Nọc độc văn hoá
nô dịch của Chính Nghĩa (?); bảy, Những
tên biệt kích cầm bút của nhà xuất bản Công
an Hà Nội (1986); tám, Nhìn lại tư
tưởng văn nghệ thời Mỹ Ngụy của Lê Đình
Kỵ (1987); chín, Lại bàn về nọc
độc văn học thực dân mới Mỹ của Trần
Trọng Đăng Đàn (1987); mười, Văn
học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-1975
(tập 1) của Trần Trọng Đăng Đàn (1988); và mười
một, Văn hoá văn nghệ phục vụ chủ
nghĩa thực dân mới Mỹ tại Nam Việt Nam cũng
của Trần Trọng Đăng Đàn (1990).
Trong
hầu hết những bài báo và những quyển sách kể trên,
cộng sản đều sử dụng một thủ đoạn bất lương
quen thuộc: vu khống. Vu khống những tác giả chống
cộng là CIA. Vu khống những người chuyên viết về các
chuyện tình cảm nhẹ nhàng là “trụy lạc”. Vu khống
cả những người chỉ biết mải mê làm văn chương thuần
tuý là “tâm lý chiến”. Với cộng sản, tất cả những
gì nằm ngoài quỹ đạo thống trị của cộng sản đều
là “phản động” và đáng bị lên án. Luận điệu sau
đây rất tiêu biểu: “…các loại sách truyền bá chủ
thuyết hiện sinh, hư vô chủ nghĩa, kích động dục tình,
tuy bề ngoài không phát ngôn quan điểm chính thức của
Mỹ và chính quyền Sài Gòn, nhưng thực chất thuộc hệ
tư tưởng của chủ nghĩa thực dân mới, phục vụ cho âm
mưu của chính trị và tư tưởng phản động của Mỹ và
tay sai”. (Sài Gòn Giải phóng ngày 15-2-1987).
Song
song với các hoạt động tuyên truyền mà bản chất là
vu khống và xuyên tạc, cộng sản còn huy động công an
và thanh niên xung phong đi lùng sục tịch thu sách báo cũ,
bắt bớ những người lưu hành sách báo cũ. Ngày 20 tháng
8.1975, Bộ Thông tin Văn hoá của cộng sản miền Nam Việt
Nam ra thông tri số 218/CT.75 về việc cấm lưu hành cách
“loại sách phản động về chính trị và loại sách
dâm ô”. Ngày 8.3.1976, cũng cái Bộ Thông tin Văn hoá
ấy lại tiếp tục ra tiếp thông tri số 15 nhắc lại
lệnh cấm trên. Riêng tại Sài Gòn, tháng 5.1977, Sở Văn
hoá Thông tin ra thông tri số 1230/STTVH/XB yêu cầu dân
chúng hoặc phải tiêu huỷ hoặc phải giao nộp toàn bộ
các ấn phẩm văn hoá của chế độ cũ. Mỗi bản thông
tri trên đều được đính kèm một danh sách dài ngoằng
những tác phẩm bị kết tội là “phản động” và
“dâm ô”. Cả bản thông tri lẫn bản danh mục đều
được đăng tải rộng rãi trên báo chí trong nước.
Riêng bản danh mục thì sau này được bổ sung và tập
họp thành một quyển sách khổ lớn, dày cộm, nhan đề
là Danh mục những sách cấm lưu hành
được bày bán khắp các hiệu sách trong nước.
Sau
mỗi bản thông tri, hầu như là một quy luật, cộng sản
lại mở chiến dịch truy quét văn hoá phẩm một cách rầm
rộ. Công an bủa giăng đầy các đường phố để chận
bắt những người lén lút mua bán sách báo cũ. Công an
xông vào tận nhà dân chúng, lục lọi khắp nơi để tìm
kiếm và tịch thu sách báo cũ. Cho đến nay, cộng sản đã
mở ít nhất năm chiến dịch truy quét lớn như thế vào
các thời điểm: cuối năm 1975, đầu năm 1976, giữa năm
1977, giữa năm 1981 và giữa năm 1985.
Việc
tàng trữ và lưu hành các sách báo cũ bị xem là một
“trọng tội” trước pháp luật nhà nước. Trong bộ
Luật hình sự do cộng sản công bố, đăng trên báo
Nhân dân từ ngày 12 đến ngày 17.7.1985, điều 82
dưới danh xưng “Tội tuyên truyền chống chế độ xã
hội chủ nghĩa”, thuộc mục A, chương I, phần “Các
tội phạm” ghi rõ:
1.
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống
chính quyền nhân dân thì bị phạt từ 3 năm đến 12 năm:
a/
Tuyên truyền xuyên tạc chế độ xã hội chủ nghĩa.
b/
Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao
tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.
c/
Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm
có nội dung chống chế độ xã hội chủ nghĩa.
2.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì
bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Cũng
trong phần Các tội phạm, điều 99 dưới danh xưng
“Tội truyền bá văn hoá đồi trụy”, mục B,
chương I, ghi rõ:
1.
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ, nhằm phổ
biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những phẩm
vật khác có tính chất đồi trụy cũng như có hành vi
khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.
2.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì
bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
a/
Có tổ chức.
b/
Vật phạm pháp có số lượng lớn, gây hậu quả nghiêm
trọng.
c/
Tái phạm nguy hiểm.
Không
phải chỉ đe dọa suông. Trong những năm 1980, 1981 cộng
sản đã truy tố trước toà án nhiều người buôn bán
sách báo cũ, trong đó, gây xôn xao trong dư luận nhất là
vụ án Vinh Sử và Bùi Đình Hà bị kết tội 20 năm tù
giam tại Sài Gòn.
Tịch
thu sách báo cũ. Bắt bớ những người lưu hành sách báo
cũ. Chưa hết. Từ năm 1975 đến nay, cộng sản còn tung
ra nhiều chiến dịch khủng bố tàn khốc nhắm vào những
văn nghệ sĩ cũ của miền Nam. Cơ man những người bị
bắt, bị đày ải trong các nhà tù, các trại cải tạo.
Năm 1978, sau nhiều năm tháng điều tra, tạp chí Quê Mẹ
tại Paris đã công bố bản danh sách 163 văn nghệ sĩ
miền Nam bị cộng sản giam giữ trong các trại cải tạo.
Báo Express số ra ngày 12.8.1978, đã đăng tải đầy
đủ tên tuổi 130 văn nghệ sĩ trong số 163 văn nghệ sĩ
nạn nhân của chính sách trả thù của cộng sản. Ngày
30.4.1980, trong một cuộc họp báo tại Paris, tạp chí Quê
Mẹ lại cung cấp thêm danh sách 40 văn nghệ sĩ mới
bị bắt hoặc bị bắt lại trong năm 1980.
.
-------------------------
.
SÁCH
MỚI :
Thứ
Năm, ngày 27 tháng 11 năm 2014
Hình
:
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjGpOW3-9MGvZGvf6wYvqLWjuUyVrFBfD0BieuOmxc3l83cej9UOjlZOIxwXApsIBVXEGcZf2OcOOEWjf0OZ5-fWA8scme0wkGXJ93r-ZSqRPKbQPgvOrJ-gyky4KyUpJPuICsUlVTRTw/s1600/Untitled-1.jpg
----------------------------
HỘI
THẢO VỀ VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975
Đinh
Quang Anh Thái/Người Việt (thực hiện) Wednesday, November
26, 2014 3:00:42 PM
.
.
Tiểu
Muội (thực hiện) Thứ Sáu, ngày 21 tháng 11 năm
2014
.
Phỏng
vấn nhà văn Trịnh
Thanh Thủy về Văn Học Miền Nam 1954 – 1975
Kalynh
Ngô/Người Việt (thực hiện) 22.11.2014
.
No comments:
Post a Comment