26-11-2014
Đọc
trên danluan thấy có đăng lại những thông tin thú vị về
đất nước và con người Việt Nam (1). Ở phần cuối
bày, tác giả (Kỳ Duyên) đặt câu hỏi "Việt nam có
đầy đủ tiềm năng nhưng tại sao tụt hậu ngày càng xa
sau các nước khác?" Người phương Tây có thành ngữ
"an elephant in the room" (một con voi nó đang ở
trong phòng), có nghĩa là có một vấn đề/ tình huống/
giải pháp/ nguyên nhân rất hiển nhiên mà không ai muốn
nói về nó. Tôi nghĩ câu "một con voi nó đang ở
trong phòng" chính là trả lời cho câu hỏi của nhà
báo Kỳ Duyên. Thôi thì cứ nói thẳng ra: "Con voi"
đó chính là cái chủ nghĩa làm nền tảng thế chế mà
VN đang theo đuổi.
Xin
trích ra đây những con số chính về dân số và tài
nguyên thiên nhiên:
(a) Dân số: 93 triệu, đứng hạng 13/243.
(b) Diện tích: 331,210 km^2, hạng 61/189.
(c) Bờ biển: 3444 km, hạng 33/154.
(d) Rừng: 123,000 km^2, hạng 45/192.
(e) Đất canh tác: 30,000 km^2, hạng 32/236.
Còn
về thành quả kinh tế - xã hội – khoa học thì sao?
(a) Giáo dục: chỉ số phát triển con người đứng hạng 121/187.
(b) Bằng sáng chế: không đáng kể, gần như 0.
(c) Ô nhiễm môi trường: đứng hạng 102/124.
(d) Thu nhập bình quân đầu người: đứng hạng 123/182.
(e) Tham nhũng: hạng 116/177.
(f) Phát triển xã hội: hạng 72/76.
(g) Tự do ngôn luận: 174/180.
(h) Y tế: hạng 160/190.
Với
những con số về tài nguyên thiên nhiên và dân số chúng
ta nghĩ rằng VN đáng lẽ phải là nước giàu có. Chả
thế mà ông Lý Quang Diệu chẳng từng nói rằng VN đáng
lẽ phải là một "ngôi sao" ở Á châu. Nhưng
trong thực tế thì các số liệu trên cho thấy VN là một
trong những nước nghèo nhất thế giới, ô nhiễm nặng
nề, thiếu tính sáng tạo, tham nhũng vào hàng cao trên thế
giới, và thiếu tự do ngôn luận. Có thể nói không ngoa
rằng VN là một nước thất bại.
Nhưng
tại sao thất bại? Tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng có một
vài câu trả lời. Trước đây, tôi thường hay nghĩ rằng
sự thành bại của một quốc gia là do thời cơ, điều
kiện tự nhiên, và con người. Những nước như Hàn Quốc,
Đài Loan và Singapore thành công vì hội đủ 3 điều kiện
đó. Nhưng mới đọc cuốn “Tại sao các quốc gia thất
bại” của Daron Acemoglu và James Robinson (2), trong đó tác
giả chứng minh rằng thể chế có ảnh hưởng rất lớn
đến thành bại của một quốc gia. Họ lí giải rằng sở
dĩ các nước nghèo và lạc hậu là do thể chế chiếm
đoạt về chính trị và kinh tế. Tôi nghĩ minh hoạ cho ý
này sinh động nhất là trường hợp Bắc Hàn và Nam Hàn.
Cũng có thể so sánh Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam trước
1975 thì rất dễ thấy "con voi trong phòng".
Đối
chiếu lại ở Việt Nam, chúng ta thấy đại đa số người
Việt cũng bị tước đoạt như thế. Ngay cả đất đai
tưởng là của dân, nhưng thật ra là thuộc "sở hữu
của toàn dân"! Các tập đoàn kinh tế chỉ tập trung
vào một thiểu số có quyền thế gọi một cách mĩ miều
là “nhóm lợi ích”. Đại đa số người Việt không có
quyền quyết định chính trị. Do đó, theo lí giải của
Acemoglu & Robinson, chúng ta có thể giải thích tại sao
Việt Nam cho đến nay vẫn còn nghèo: vấn đề thể chế.
Đó chính là "an elephant in the room" mà không ai --
kể cả nhà báo Kỳ Duyên -- muốn nói đến nó.
=====
- http://nxbtre.com.vn/tai-sao-cac-quoc-gia-that-bai.12340.49…. Ai chưa đọc cuốn này, nên tìm đọc vì rất hay. Nó giải thích tại sao những nước như VN vẫn còn nghèo và lạc hậu.
----------------------------
Vì
Sao Các Quốc Gia Thất Bại
Nguồn
Gốc của Quyền Lực, Thịnh Vượng và Nghèo Khó
Tác
giả: Daron Acemoglu & Jemes A. Robinson
Dịch giả: Nguyễn Quang A
Dịch giả: Nguyễn Quang A
No comments:
Post a Comment