Wed,
11/26/2014 - 14:33 — VietTuSaiGon
Đất
lở, đá chuồi, lũ quét, động đất, mưa đá, bão tố
quăng quật… Hàng loạt thiên tai xuất hiện dày đặc và
cuồng bạo ở khắp ba miền đất nước trong vài năm trở
lại đây đã làm cho đời sống vốn nghèo khổ của đa
phần người dân lại càng thêm khó khăn, ngột ngạt.
Thú
rừng xuất hiện ngày càng nhiều ở đồng bằng sau mỗi
trận lụt, và con người sau cái đói của ngày mưa tháng
lũ lại hè nhau đi tìm thú để săn lùng, không có ngóc
ngách nào là con người bỏ qua, từ đào đất tìm hang
cho đến đặt bẫy, săn bắn, châm điện, ném thuốc nổ…
Không có thủ đoạn nào là con người không dùng đến.
Khi
con người càng điên cuồng với thiên nhiên, cái giá phải
trả là thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ bằng thiên tai,
dịch hoạ, hiện tượng lạ bất lợi cho đời sống con
người và hàng loạt những tai ương như một ẩn số
luôn phục kích loài người.
Một
tháng nay, hầu như cả miền Trung náo động vì chuyện
rắn lục đuôi đỏ xuất hiện ngày thêm nhiều và số
người bị loài rắn này cắn ngày càng gia tăng. Báo chí
trong nước đã đồng loạt đưa tin về chuyện này. Có
nhiều cách đặt vấn đề khác nhau, trong đó có người
nghi ngại “nước lạ“ đã lén lút thả loài rắn này
để cắn người Việt Nam, cũng có nhiều người lại
nghiêng về giả thuyết thiên nhiên đã nổi giận.
Ở
hướng giả thuyết thiên nhiên nổi giận, người ta nói
về sự mất cân bằng sinh thái, sự mất đi số lượng
quá lớn của cầy, cáo, chuột… Đã làm ảnh hưởng
nặng nề đến nguồn thức ăn cũng như loài khắc tinh
của rắn lục đôi đỏ, khiến nó trở nên hung dữ và
tìm xuống đồng bằng để tìm thức ăn…
Nhưng
trong giả thuyết này không đặt câu hỏi: Loài rắn này
vốn dĩ không quen với môi trường đồng bằng, chủ yếu
sống trên các dãy núi, trong đó phần lớn sống trong dãy
Trường Sơn, làm thế nào nó đã thiên di hàng trăm cây
số xuống đồng bằng để sinh sống? Và tại sao nó chỉ
xuất hiện ở miền Trung? Và đáng sợ hơn cả là loài
rắn vốn không sống trong môi trường nước này hiện
tại có khả năng di chuyển trong nước rất nhanh, có thể
sống trong môi trường nước một cách bình thường.
Phải
chăng chỉ có miền Trung thường xuyên xãy ra lũ lụt, đặc
biệt trong vài năm trở lại đây, sau những trận lụt
lớn, ở đồng bằng xuất hiện nhiều thú rừng, rắn
lục đuôi đỏ cũng là một trong những loài bò sát đã
thiên di theo dòng nước nhưng con người chưa phát hiện,
chưa săn bắt vì loài này có trọng lượng không lớn,
sống kín đáo trong các lùm cây?!
Và
những công trình thuỷ điện, hồ chứa mọc lên khắp
miền Trung nhấn chìm hàng triệu mét vuông rừng tự nhiên
vào lòng hồ cũng đã nhấn chìm hàng ngàn loài thú rừng
xuống nước. Để thich nghi và tồn tại, loài rắn này
tập làm quen với môi trường nước. Chính dòng nước lũ
đã đưa chúng về đồng bằng?
Ở
đồng bằng hiếm hoi chồn, cầy rừng, chỉ có chó nhà
nhưng chó nhà không dám ra đường vì sợ bọn người đập
trộm, chính vì thế, điều kiện sinh tồn của nó rấn
đuôi đỏ rất cao. Đặc biệt năm nay tuy có mưa, độ ẩm
cao nhưng thuỷ điện không xả đập, không có lụt, loài
rắn này tha hồ sinh sôi nay nở vì gặp thời tiết thuận
lợi… Thật là đáng sợ khi nghĩ đến chuyện môt ngày
nào đó thuỷ điện xả lũ, nước tràn về bất ngờ,
mọi thứ giao thông tê liệt, loài rắn này bò lỏm ngỏm
trong dòng nước… Lúc đó, tai hoạ khó mà lường được!
Nhưng
có phải vì thế mà tìm cách giết sạch loài rắn này?
Câu hỏi này rất quan trọng đối với người Việt Nam.
Với thói quen chỉ nhìn thấy trước mắt, đa phần nông
nổi, thiếu tầm nhìn chiến lược, đã có hàng ngàn bài
học trả giá bằng máu và nước mắt kể từ khi “thống
nhất đất nước” đến nay nhưng người ta vẫn cứ để
tái diễn bởi lòng tham và sự nông cạn.
Ngay
ở trung tâm thành phố Sài Gòn và Hà Nội, nơi được
xem là trung tâm kinh tế, văn hoá của hai đầu đất nước,
người ta có thể ngang nhiên chặt bỏ hàng trăm cây gỗ
lớn thuộc vào hàng cổ thụ trăm năm. Trong khi đó, để
có một cổ thụ, phải tốn rất nhiều năm, thậm chí
vài trăm năm, vài mươi thế hệ để trồng, chăm sóc và
giữ gìn.
Nhưng
để xây dựng bất kì công trình nào cho dù vĩ đại, tầm
cỡ quốc tế, lịch sử gi gì đó, người ta cũng không
tốn quá mười năm. Điều đó cho thấy người ta đã
mang cái hàng trăm, hàng ngàn năm ra đổi lấy cái vài
năm. Cách làm này, con người tiến bộ và biết suy nghĩ
không bao giờ chọn, bởi nó không chỉ mang tính lich sử,
nhân văn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mệnh
của con người.
Một
cây gỗ rừng phải tốn đến cả vài trăm năm, thậm chí
những cây gỗ lớn, thuộc hàng danh mộc có thể sống cả
ngàn năm nơi rừng thiêng, nhưng, với con người, đó là
món hời để ốp trần nhà, ốp tường, thậm chí lót
sàn để thể hiện “đẳng cấp”. Không ai dám trả lời
ngôi nhà tồn tại được bao lâu, khi nào người ta sẽ
đập phá để xây dựng cái mới nhưng cái cây thì chắc
chắn mất đi vĩnh viễn!
Cũng
như để ngồi nhậu với nhau vài giờ đồng hồ, người
ta sẵn sàng bỏ ra hàng đống tiền để giết chết một
con vật đã tồn tại và giúp con người cân bằng sinh
thái mấy mươi năm. Không ai trả lời được là bữa
nhậu giúp ích được gì và sự ích lợi này kéo dài
được mấy năm.
Chung
qui, để thoả mãn sự ham thích, lòng tham ngắn ngủi, con
người đã bất chấp đánh đổi những gì vốn dĩ tồn
tại lâu năm, có quan hệ mật thiết với đời sống của
đồng loại cũng như đời sống của hành tinh này. Nhưng,
ai đã đánh đổi?
Một
người nghèo có đủ khả năng ốp trần nhà, ốp tường
nhà, lót sàn nhà bằng gỗ quí, gỗ lâu năm? Một phó
thường dân có đủ khả năng chi trả một bữa nhậu
thịt rừng quí hiếm trong nhà hàng sang trọng? Không, chỉ
có những quan chức, những triệu phú, tư bản đỏ mới
đủ khả năng làm chuyện này!
Đến
đây, không cần nói gì thêm, ngay cả bài học thời niên
thiếu dưới mái trường Cộng sản xã hội chủ nghĩa về
một đất nước “rừng vàng biển bạc…” cũng là một
trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất nước
khô kiệt tài nguyên, thú hoang tán loạn chạy và đụng
chạm với con người như hiện tại.
Thiên
nhiên đã nổi giận. Nhưng nổi giận với ai? Và ai đang
hưởng thụ, ai đang trả giá cho việc hưởng thụ ngu
xuẩn đó. Đã đến lúc cần phải trả lời rốt ráo và
giải quyết triệt để câu hỏi này!
------------------------------
Việt
Nam 'bó tay' với... con rắn!
(Người Việt)
No comments:
Post a Comment