26/11/2014
Der
hohe Preis der Freiheit - Alexander Freund (DW) *
Bản
tiếng Việt của Vũ Hứa Huyên (Diễn Đàn Việt
Nam 21)
Những
blogger ở Việt Nam luôn bị trấn áp khốc liệt. Cách đây
một tháng, một trong những người hoạt động nổi tiếng
được phóng thích nhưng bị trục xuất ngay qua Hoa Kỳ.
Làn sóng Đức (Deutsche Welle) đã phỏng vấn nhân vật
này.
Blogger
Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
Blogger
Nguyễn Văn Hải, nổi tiếng dưới bút danh Điếu Cầy
được phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam vào cuối tháng
mười và ngay sau đó bị trục xuất qua Hoa Kỳ đến độ
không kịp từ giã gia đình. Vào năm 2008 ông bị kết án
12 năm tù vì „tuyên truyền chống phá nhà nước“.
Nguyễn Văn Hải luôn bác bỏ những cáo buộc này của
chính quyền.
Người
cựu bộ đội đã thành lập „Câu lạc bộ Nhà báo Tự
do“. Là nhà báo đấu tranh, Điếu Cầy thường là cái
gai trong mắt của nhà chức trách Việt Nam vì ông phê
bình kịch liệt tệ tham nhũng lan rộng cũng như thái độ
của chính quyền trong cuộc tranh chấp lãnh hải với
Trung quốc. Nguyễn Văn Hải nói đáng lẽ chính quyền
phải làm sao thoát khỏi ảnh hưởng của người láng
giềng lớn thì họ lại chỉ lo đến túi tiền của mình.
Ở
Việt Nam, số phận của Nguyễn Văn Hải không phải là
trường hợp cá biệt, Tổ chức Phóng viên Không biên
giới (ROG) nhận xét tình trạng tự do báo chí và tự do
ý kiến rất nghiêm trọng. Bảng Chỉ số Tự do Báo chí
được công bố mỗi năm xếp Việt Nam vào hạng 174 trong
số 180 quốc gia, một cấp sau Ba Tư và trước Trung quốc.
Theo ROG hiện nay còn 26 người hoạt động trong lãnh vực
báo mạng trực tuyến và nhà báo quần chúng đang bị cầm
tù. Chẳng hạn Lê Thị Phương Anh của „Hội Anh Em Dân
Chủ“ một trang mạng tranh đấu cho dân chủ hóa Việt
Nam, bị giam ở Đồng Nai từ tháng 5/2014 mà không biết
rõ lý do buộc tội.
Ngày
thứ bảy 22/11/2014 Bộ trưởng kinh tế liên bang Gabriel
nhân dịp công du Việt Nam đã gặp những người hoạt
động nhân quyền như blogger „Mẹ Nấm“ và người em
của Luật sư Lê Quốc Quân, một tù nhân chính trị nổi
tiếng.
Giờ
đây, blogger Nguyễn Văn Hải theo dõi tình hình ở Việt
Nam từ nơi lưu vong trên đất Hoa Kỳ. Tại đó Làn sóng
Đức (DW) phỏng vấn ông.
———————————————————-
Deutsche Welle: Ông Nguyễn Văn Hải, hơn 6 năm trải qua các nhà tù, từ một tháng nay ông ở Mỹ và sống tự do. Ông cảm thấy thế nào?
Nguyễn
Văn Hải:
Tôi ở tù 6 năm, 6 tháng, 2 ngày. Sự phóng thích đến bất
ngờ. Thật khó mà dùng lời để diễn tả mọi cảm xúc
khi tôi đến Hoa Kỳ. Khi máy bay cất cánh rời phi trường,
tôi nhìn xưống mảnh đất hình chữ S (chú thích ban biên
tập: Trên bản đồ, Việt Nam hình tựa như chữ S). Tôi
biết là phải tiếp tục tranh đấu để ngày nào đó có
thể trở về. Gia đình tôi còn ở Việt Nam, bạn bè
tôi cũng vậy. Họ đang phải sống trong một xã hội mà
nhân quyền không được tôn trọng.
Tự
do là cảm giác tràn đầy sung sướng, là mơ ước lớn
của cuộc sống. Tự do lên mạng Internet, gọi điện
thoại mà không phải sợ có người nghe lén. Trên đường
đi không còn bị nhân viên an ninh cộng sản theo dõi từng
bước.
DW:
Như
thế nào và khi nào ông biết tin sẽ xuất cảnh sang Hoa
Kỳ?
NVH:
Và tháng 9 (22/09/2014) một đại diện ngoại giao Hoa Kỳ
cho biết là Hoa Kỳ đang thương thảo trường hợp của
tôi với phía Việt Nam. Nhưng thời điểm cụ thể thì
lúc đó tôi chưa được biết.
DW:
Trong bối cảnh của các cuộc tranh chấp lãnh thổ, ông
đã tổ chức biểu tình chống Trung quốc. Trong lãnh vực
khác ông phê bình chính quyền tham nhũng. Như vậy ông xem
mình là người yêu nước, người hoạt động chính trị
hay người đối lập?
NVH:
Với tư cách là công dân Việt Nam tôi đã cùng các bạn
bè thể hiện quan điểm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ
quốc gia. Chúng tôi đòi hỏi nhà cầm quyền phải tôn
trọng quyền lợi của đất nước. Quyền lợi của dân
tộc phải đứng trên lợi ích phe nhóm. Công dân xứ nào
cũng hành sử như tôi. Tôi là công dân đảm nhận trách
nhiệm đối với đất nước và chính mình.
DW:
Tại Mỹ ông đã được đồng bào phất cờ miền Nam
chào đón. Từ 40 năm nay Nam Việt Nam không tồn tại nữa.
Mặc dù quốc gia đã có nền kinh tế thị trường, nhưng
không phải là quốc gia pháp quyền dân chủ. Ông nghĩ gì
về cuộc đón tiếp này?
NVH:
Tôi sinh trưởng ở miền Bắc. Tôi không sống ở miền
Nam, vì vậy tôi không muốn bình phẩm miền Nam có là
quốc gia dân chủ hay quốc gia pháp quyền không. Nhưng khi
tôi vào Nam năm 1971 , tôi đã thấy có nhiều khác biệt
đối với miền Bắc. Nam Việt Nam có nền kinh tế sinh
động và thịnh vượng hơn. Ở đó có tự do. Báo chí tư
nhân được phép xuất bản và người dân cũng được
phép buôn bán tự do, được phép đình công và biểu hiện
ý kiến. Tất cả hoàn toàn khác những gì mà chúng tôi
học và nghe ở miền Bắc.
Ở
thời điểm đó miền Bắc có phải là một loại nhà
nước pháp quyền không? Dựa vào đâu miền Bắc có thể
nói về pháp lý và luật pháp? Ngay như hiện nay Việt Nam
chỉ có pháp luật của đảng cộng sản.
Tại
phi trường Los Angeles tôi đã có cảm giác được đón
tiếp nồng nhiệt như một gia đình đón một người thân
trở về sau thời gian dài vắng mặt. Việc đồng bào cầm
cờ nào đón tôi, tôi không đặt thành vấn đề, đáng
quan tâm là họ đã tiếp đón tôi chân thành. Lá
cờ là một biểu tượng. Trong một xã hội dân chủ tôi
phải kính trọng tư duy và biểu tượng của những người
khác.
DW:
Ông
có dự định gì cho tương lai?
NVH:
Trong tương lai tôi sẽ đi tiếp con đường đã chọn.
Chúng tôi đã khởi đầu tranh đấu cho tự do ý kiến và
nhân quyền và tôi sẽ không từ bỏ mục tiêu này.
(*)
Nguyên bản tiếng Đức: Der
hohe Preis der Freiheit, DW
24.11.2014
http://www.dw.de/der-hohe-preis-der-freiheit/a-18082266
http://www.dw.de/der-hohe-preis-der-freiheit/a-18082266
Bản
tiếng Anh: The
high price of freedom in Vietnam, DW
24.11.2014
http://www.dw.de/the-high-price-of-freedom-in-vietnam/a-18083350
http://www.dw.de/the-high-price-of-freedom-in-vietnam/a-18083350
No comments:
Post a Comment