Tuesday, December 15, 2009

GÃ KHỔNG LỒ XẤU XÍ

Gã khổng lồ xấu xí
Nghĩa Nhân
15/12/2009
http://danluan.org/node/3532
Loài người đang chịu sự chia rẽ nghiêm trọng, vì quyền lợi cục bộ vùng và lãnh thổ. Điển hình là các cuộc chiến tranh triền miên không dứt giữa các nước với nhau. Có cuộc chiến tranh nhân danh chống khủng bố, có cuộc chiến tranh nhân danh vì lý tuởng và vì ý thức hệ. Có cả những cuộc chiến tranh không tiếng súng, trên mặt trận ngoại giao và kinh tế, nhưng không kém phần khốc liệt. Tựu trung lại, vấn đề cốt lõi của các cuộc xung đột trên thế giới đều bắt nguồn từ xung đột quyền lợi quốc gia.
Chủ nghĩa tiêu dùng được cổ xúy thái quá là tiền đề dẫn đến khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây là nền tảng của sự đổ vỡ khơi nguồn các cuộc chiến tranh tài nguyên trong tương lai. Sự đổ vỡ này như những quả bom nổ chậm. Thay vì được tháo ngòi nổ thì lại đuợc tiếp thêm lửa bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan nước lớn.
Hiện nay nước sở hữu nhiều quả bom loại này nhất trên thế giới là Trung Quốc (TQ).

TQ là nước lớn duy nhất trên thế giới không có đường biên giới thân thiện và hòa bình với bất kỳ nuớc nào xung quanh nó. Nếu không muốn nói là người TQ không hề thân thiện và thậm chí họ cũng chẳng hề muốn có người bạn thân nào cả. Đối với người TQ, quan hệ đối tác bạn bè chỉ đơn thuần là kinh tế hay mở rộng tầm ảnh hưởng là chủ yếu.
Khi TQ trở thành nước giàu thì bản thân người dân nước họ đã trở thành những kẻ ngạo mạn. Lịch sử hình thành nhà nước TQ dựa trên tinh thần Đại Hán và nếu nhìn thấu đáo vấn đề ta có thể thấy tính Phát Xít khá lộ liễu. Đơn cử khi Mỹ tấn công Nam Tư, họ thả bom nhầm vào sứ quán TQ ở nước này thì ngay lập tức người dân TQ ở Bắc Kinh có hành động trả đủa là đánh đập công dân Hoa Kỳ ngay trên nhà mình.
Sự lớn mạnh của người TQ đã làm các nước làng giềng hết sức quan ngại. Chỉ trừ phi các nước trong khu vực dám đặt các câu hỏi thẳng thừng về các tham vong không cùng của họ và đâu là cơ sở cho các đòi hỏi vô lý này tồn tại?
Điển hình là gần đây TQ cho vẽ đường lưỡi bò liếm phần lớn khu vực Biển Đông. Tuyên bố là chủ quyền của Trung quốc. Chúng trải dài từ vịnh bắc bộ đến giáp cả vùng biển của Malaysia. Câu hỏi được đặt ra đâu là cơ sở pháp lý cho những đòi hỏi vô cớ như vậy từ nhà cầm quyền bành trướng TQ?
Tại sao các nước có quyền lợi liên quan như VN,.. không đặt câu hỏi thẳng thừng với TQ về đường lưỡi bò khốn kiếp này. Người TQ có xứng đáng là ông lớn đáng tin cậy không khi mà gần đây kỷ niệm ngày lập quốc bằng cuộc diễu võ giương oai mang tính hù dọa khu vực và thế giới. Mặc cho TQ trấn an cộng đồng thế giới rằng họ phát triển vũ khí và quân sự để phòng vệ là chính.
Vũ khí nằm trong tay những cái đầu nóng và tham lam thì khó có thể mà nói chuyện hòa bình. Gần đây những gì phản ánh trên tờ hoàn cầu của TQ càng khẳng định nhận định trên là đúng ?

Lịch sử cũng đã cho thấy TQ không phải là dân tộc yêu chuộng hòa bình như người TQ thương ra rả tự khoe, TQ là quốc gia hiếu chiến khi họ trở nên hùng mạnh. Các cuộc chiến tranh xâm lược VN trong quá khứ đã chứng minh điều đó. Chỉ có duy nhất trong thời kỳ Mãn thanh suy yếu và bị đô hộ của nước Anh là TQ không xâm lược nước khác mà thôi.
Sau khi giành độc lập và phát triển đất nước theo đường lối CNXH, người TQ đã bắt đầu manh nha cho các cuộc chiến thôn tính và tranh chấp lãnh thổ mang tính khu vực ngày càng nghiêm trọng. Cụ thể là chiến tranh biên giới với Liên Xô XHCN anh em, sau đó là cuộc chiến với vùng đất Tạng Nam giáp với Ấn độ, và gần hơn nữa là thôn tính Hoàng Sa dưới sự quản lý của chính quyền Sài Gòn. Trước mũi người anh em môi hở răng lạnh năm 74. Sở dĩ vào thời điểm đó TQ dám tấn công Hoàng Sa là vì họ đã bắt tay với Mỹ, và dĩ nhiên lúc đó Mỹ cam kết sẽ không nhúng tay vào can thiệp nếu như TQ xâm lược lãnh thổ do Việt Nam Cộng Hòa quản Lý.

Mỹ đã phạm phải sai lầm chiến lược quá lớn khi thỏa hiệp với Bắc Kinh, một nhà cầm quyền có quá nhiều tham vọng về sở hữu tài nguyên phát triển đất nước. Nay nếu chính quyền của ông Obama tiếp tục thỏa hiệp với Hồ Cẩm Đào sẽ là một thảm họa cho cả vùng ĐNA, thậm chí cho cả khu vực châu á thái bình dương. Không phải vô cớ mà ông thủ tướng Ấn Độ lo lắng khi các thỏa thuận giữa hai cường quốc này ký kết?

Khi chiến tranh biên giới Việt Trung nổ ra năm 1979, càng cho thấy TQ là quốc gia hiếu chiến như thế nào. TQ muôn sử dụng cuộc chiến này như là sự tập dược cho các mưu đồ tham vọng bành trướng bá quyền trong tương lai. Thật vậy mưu đồ chiến lược trong cuộc chiến này khà rõ. Khi tiến hành chiến tranh với VN họ đã sử dụng chiến dịch biển người, nhưng nhanh chóng thất bại do VN tiến hành biện pháp vườn không nhà trống, đồng thời với khả năng hậu cần phục vụ cho đội quân xâm lược kém nên chiến lược quân sự này nhanh chóng phá sản. buộc TQ phải vội vã chấm dứt sớm cuộc chiến trước khi nó có thể thành công như mong đợi?
Sau thất bại này TQ không còn hào hứng với chiến lược chiến tranh sử dụng biển người mà thay vào đó là hiện đại hóa quân đội. Quân đội được trang bị hiện đại hơn và cơ động hơn từ hải quân cho đến không quân... Để chứng minh tính hiệu quả cho học thuyết quân sự mới của mình thì không đâu bằng là đem áp dụng nó vào VN?
Bằng chứng là vào thập niên 80 của thế kỷ trước TQ tiến hành đánh chiếm trường sa, thực tế cho thấy họ chiếm ưu thế một cách tuyệt đối về khả năng phòng ngự cũng như tác chiến trên biển so với một đội quân có thừa ý chí nhưng trang bị kém cùng với những cái đầu lãnh đạo khiếp nhược trước một TQ hùng cường? Đó chỉ mới là mảng bề nỗi bên ngoài của TQ. Trung quốc là quốc gia nằm ở thượng nguồn sông Mekong, nhưng cùng với nó một nhà nước quân sự độc tài của tướng Than shue Miến điện hoàn toàn phụ thuộc vào Trung quốc, lại không nằm trong ủy ban sông Mêkong. Vì vậy mà những hành xử gần đây cho thấy TQ hầu như bất chấp dư luận và cộng đồng quốc tế trong việc khai thác và sử dụng lợi ích từ sông Lan Thương (một nhánh trên thượng nguồn sông Mekong). Điển hình TQ cho xây hàng loạt các con đập trên thượng nguồn con sông này. Đặc biệt là đập Tiểu Loan cực kỳ lớn, đứng thứ hai sau đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử. Người ta được biết khi con đập này hoàn thành sẽ tạo ra một hồ chứa nước nhân tạo cần 10 năm để tích đầy nước?
Đây sẽ là một thảm họa thật sự cho vựa lúa ĐBSCL khi kịch bản về con đập này đưa vào sử dụng. Trong dân gian Việt Nam có câu ca dao rất hay ví von về hiện tương này. "Thượng điền tích nước, hạ điền khang". Khi hạ điền, vựa lúa ĐBSCL cạn kiệt nguồn nước tưới tiêu, không những ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho cả VN mà còn ảnh hưởng chung cho an ninh lương thực thế giới? Khi mà hàng năm 80% sản lượng lúa được dùng để xuất khẩu khoảng 6, 7 triệu tấn.

Hành vi xấu của người TQ không chỉ ảnh hưởng đến người VN nói riêng mà còn ảnh hưởng đến các nước nhập khẩu gạo từ VN nói chung.
Không những từ chính sách ích kỷ về việc sử dụng nguồn nước tại quốc gia mình không thôi, TQ con dùng chính sách đồng tiền mạnh như là chủ nghĩa thực dân siêu mới để tác động, gây ảnh hưởng khiến các quốc gia ở vùng trung và giáp hạ lưu xây dựng các chính sách về các đập thủy điện trên sông Mekong sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa đến sự tồn vong của vựa lúa này trong tương lai không xa. Nếu như chúng ta không hành động cấp bách và khẩn thiết ngay từ bây giờ?
Xã hội loài người rồi sẽ phải đối mặt với cuộc chiến về nguồn nước tàn bạo và khốc liệt hơn đệ nhị thế chiến gấp nhiều lần?
Asean là một tập hợp lõng lẻo, thiếu dân chủ, chia rẽ vì quyền và lợi ích khác nhau. Asean sẽ chẳng bao giờ là đại diện đủ mạnh để nói lên tiếng nói của mình với gã khổng lồ thích dùng cơ bắp và hay bắt nạt kẻ yếu?
Nếu như tổ chức này muốn tồn tại mà không liên kết với ai?

Phải quyết liệt, chuyện chẳng đặng đừng
Các cơ quan hữu quan của Việt Nam tiếp tục lên tiếng phản đối, có phản ứng quyết liệt để phía Trung Quốc chấm dứt tình trạng này". Đó là đòi hỏi của nhân dân ta, những người đã từng biết cái giá phải trả cho độc lập và tự do.
Và độc lập tự do không thể chỉ là một khẩu hiệu động viên mà còn là quyền của người dân được sống, được làm việc để có hạnh phúc cho mình và gia đình mình, là quyền làm chủ của từng con người trên đất nước của mình.
Ấy thế mà họ đang hành nghề trên biển thì bị tàu lạ bắt giữ, đánh đập rồi đòi tiền chuộc thì còn đâu đạo lý? Ai đang là bọn cướp biển?
Kể cũng lạ, đường đường là quân đội của một nước đông dân nhất trên trái đất đang nuôi ước vọng siêu cường, xây cả "vạn lý trường thành mới dưới mặt đất" để cất giữ vũ khí hạt nhân, sao có thể làm ngơ cho binh lính được vũ trang tận răng bắt giữ tàu cá của ngư dân đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển của họ?! Nào chỉ có bắt giữ suông, mà bắt giữ để đòi tiền chuộc.
Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2009, đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi có 6 tàu cá bị tàu Ngư Chính của Trung Quốc bắt giữ để rồi đòi tiền chuộc trên 1 tỷ đồng!
Xin chỉ dẫn ra đây 2 trường hợp của hai người vợ khốn khổ: Bà Phạm Thị Lâm ở thôn 4, Tam Hải - Núi Thành, Quảng Nam đã rụng rời chân tay khi nhìn tờ giấy viết toàn bằng chữ lạ hoắc mà người ta nói với bà rằng nó đến từ Hải Nam, nơi đang cầm giữ mạng sống của chồng bà với số tiền chuộc họ đòi là 130 triệu đồng! Chị Nguyễn Thị Hoa, ở khối 4 thị trấn Núi Thành còn khốn khổ hơn. Chồng chị, bị tàu lạ bắt dạo tháng 3/2007 và đòi chuộc 160 triệu đồng. Chị phải bán ngôi nhà đang ở mới có đủ số tiền ấy!

Theo thống kê của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng Quảng Ngãi, từ đầu năm đến nay, phía Trung Quốc đã bắt giữ 17 tàu cá với khoảng 210 ngư dân huyện đảo Lý Sơn và xã Bình Châu, huyện Bình Sơn trong lúc hành nghề và trú bão trên vùng biển Hoàng Sa. Trước áp lực của công luận, họ phải thả 13 tàu cá cùng 210 ngư dân về Quảng Ngãi nhưng vẫn còn 4 tàu cùng nhiều trang thiết bị, ngư cụ, thủy sản bị tạm giữ ở Hoàng Sa, ước tổng giá trị gần 8 tỷ đồng.

Đọc tiếp:
Tuần Việt Nam




No comments: