Thursday, December 31, 2009

TRUNG QUỐC XEM LÝ TƯỞNG của NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN như MỘT MỐI ĐE DOẠ

Trung Quốc xem các lý tưởng của người bất đồng chính kiến như một mối đe dọa
LA Times
Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

30.12.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2536
Chính phủ sai lầm khi bỏ tù Lưu Hiểu Ba vì tội ủng hộ cho một cuộc thay đổi êm thắm. Nhưng tự do dân chủ là ngoan cường và không thể bị giam cầm mãi mãi được.

Tuần qua, một tòa án ở Bắc Kinh đã kết án nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba vì tội nổi loạn và kết án ông đến 11 năm tù vì tội hoạt động ủng hộ tự do, dân chủ và pháp quyền. Tuần này, chính phủ Trung Quốc hành quyết công dân Anh quốc Akmal Shaikh vì tội buôn bán ma túy, bất chấp đến lời xin khoan hồng của chính phũ Anh quốc cho đương sự vì căn cứ rằng ông đã bị bệnh tâm thần. Hai trường hợp không có liên quan gì với nhau, ngoại trừ việc đã minh chứng cho sự miễn nhiễm của Trung Quốc đến những sự lời kêu gọi của quốc tế về tôn trọng nhân quyền. Và không phải chỉ có thế, ngay cả khi niềm tự hào về sự phát triển kinh tế và chính trị của đất nước đang làm cho họ tự tin hơn trong các vấn đề toàn cầu, nhưng đã không bớt đi nỗi sợ hãi các thách thức từ trong nước. Đất nước Trung Quốc đang lên này không còn nượng tay với những người bất đồng chính kiến hơn là người láng giềng phương nam Việt Nam nhỏ bé hơn mình, đó là đã đưa các nhà hoạt động dân chủ ra xét xử, hay hơn chính phủ Iran, vốn đã từng đối đầu với các cuộc biểu dương trên đường phố trong suốt nhiều tháng qua.

Suốt hai năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã thẳng tay đàn áp các trang mạng, các luật sư, các nhà hoạt động nhân quyền và bảo vệ giới tiêu thụ, đặc biệt là sau sự sụp đổ của công trình xây dựng trường học kém chất lượng trong trận động đất Tứ Xuyên và những vụ bê bối sữa nhiễm độc vào năm 2008. Lưu là một người ủng hộ dân chủ dũng cảm và không xa lạ với nhà tù, ông đã bị đẩy vào tù 21 tháng sau khi các cuộc biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và bị đưa đến một trại lao động vào năm 1996 sau khi ông đòi hỏi sự khoan hồng đối với những người khác vẫn còn bị giam cầm. Thời gian này, chính phủ tịch thu các bài viết ủng hộ dân chủ của ông đã được xuất bản trên các trang web nước ngoài và vai trò của ông trong việc phối hợp soan thảo Hiến chương 08, một bản tuyên ngôn cho những cải cách chính trị. Tuyên ngôn này, khi được công bố ngày 10 tháng 12 năm 2008, đã được ký tên bởi 300 trí thức Trung Quốc và các nhà hoạt động, kêu gọi cho việc mở rộng quyền tự do tôn giáo, hội họp và ngôn luận "Chúng ta nên chấm dứt việc xem các ngôn từ như là tội ác," bản tuyên ngôn này công bố như thế. Tuyên ngôn này cũng kêu gọi cho một hiến pháp mới đảm bảo một nền tư pháp độc lập, một cuộc bầu cử trực tiếp của cán bộ địa phương và nhà nước dựa căn bản trên "mỗi người một lá phiếu", và tôn trọng nhân quyền.

Phản ứng đáng tiếc của Trung Quốc đã được tóm tắt trong một bài phát biểu của Phó Bộ trưởng Bộ Công an, xuất bản vào ngày thứ hai, trong đó ông ta đã kịch liệt chỉ trích đến "các thế lực thù địch gây ra hỗn loạn" và chủ trương "tấn công trước để phòng ngừa " nhằm chống lại những thách thức đến sự kiểm soát của Đảng Cộng sản. Chính phủ sai lầm khi giam Lưu vì những niềm tin của ông. Sai lầm khi gán cho Lưu tội ngoan cố, khi ông là một người bất đồng chính kiến ôn hòa ủng hộ mộ cuộc thay đổi êm thắm chứ không phải là nhằm lật đổ chính phủ. Nhưng có lẽ có một điều đúng: Những lý tưởng mà Lưu theo đuổi hết sức có hiệu quả thực đã đem lại một mối đe dọa đến độc quyền của Đảng Cộng sản về quyền lực. Tự do và dân chủ là ngoan cường và không thể bị cầm tù mãi mãi được.

Nguồn:
LA Times



No comments: