Sunday, December 27, 2009

NẠN BẮT CÓC TRẺ EM tại TRUNG QUỐC

Nạn bắt cóc trẻ em tại Trung Quốc
Mark MacKinnon
DCVOnline lược dịch
26-12-2009
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7017
SHENZhen (Thâm Quyến, Trung Quốc) – Globe and Mail, Thứ Sáu 25 Tháng 12, 2009
Trên một phố thương mại ở phía tây của thành phố biên giới nhộn nhịp, Sun Haiyang đứng bên quầy xíu mại âm thầm khóc với nỗi đau buồn của một người cha.
“Ngày 9 Tháng 10, 2007, con trai của tôi, Zhou, 3 tuổi rưỡi đã bị đánh cắp tngay trước của cửa hàng này,” tấm bảng màu vàng treo trên nồi bánh bao thịt và xíu mại. “Bất cứ ai cho tôi thông tin, ngay cả [nếu là] một người buôn của trẻ em, tôi sẽ không bắt chịu trách nhiệm. Tôi sẽ tặng phần thưởng 200.000 nhân dân tệ cho bất mọi mẩu tin. Tôi chỉ muốn biết con trai tôi hiện đang ỏ đâu.”
Cửa hàng nhỏ - đổi tên thành “Phần thưởng 200.000 nhân dân tệ cho ai tìm thấy con trai tôi” - đầy những tấm ảnh rách. Hầu hết là hình một em bé má phúng phíng đang cười trước máy ảnh hoặc đang ngồi trên xe đạp ba bánh của mình. Những hình mờ từ khác, chụp từ màn hình TV, người đang ông mà Sun Hayang nghĩ là đã bắt cóc con trai của ông. Người đàn ông trung niên tay cầm một chiếc xe hơi đồ chơi để dỗ Zhou ra khỏi cửa hàng, trong khi cha em đang làm việc cách đó một vài mét.
Ông Sun tin rằng Zhou là một trong những hàng chục ngàn trẻ em Trung Quốc đã biến mất mỗi năm trong thị trường buôn bán người.
“Chúng tôi đã không chú ý đến [Zhou] trong khi chúng tôi đã bận rộn quét dọn. Chúng tôi mới đến [ở Thâm Quyến] và không biết rằng một số người đã đánh cắp trẻ em,” ông Sun kể lại, giọng nói đều đều và vô cảm. “Hàng xóm của tôi thấy một người đàn ông trạc tuổi 40 cho con tôi một chiếc xe đồ chơi. Cả hai vui vẻ nói chuyện với nhau và sau đó người đàn ông dẫn con tôi đi bộ về phía bắc. Hàng xóm của tôi tưởng ông ta là thân nhân của tôi bởi vì con trai của tôi dường như rất vui vẻg với anh ta.”

Những trường hợp như vậy phổ biến đến ngạc nhiên tại Trung Quốc, nơi chính phủ ước tính có khoảng 30.000 và 60.000 trẻ em bị nhóm buôn người bắt cóc hàng năm. Nhiều trẻ được bán đi đến các mỏ và nhà máy tìm kiếm lao động rẻ hoặc cho các gia đình, một phần do chính sách một con của Trung Quốc, đang tuyệt vọng tìm con trai thừa kế.
Hầu hết những trẻ em bị băt cóc là bé trai, giá bán có thể lên đến 5,000 đô-la ở chợ đen, trong khi các bé gái bán giá thấp hơn có thể chỉ được là 500 đô-la. Hầu hết trẻ bị bắt cóc bị buôn bán trong Trung Quốc, một số được bán ra nước ngoài kể cả Đông Nam Á và thỉnh thoảng sang đến Bắc Mỹ.
Công chúng tại Trung Quốc nổi giận với bọn buôn người đến nỗi một người bán sách sách vô tội và bốn người bạn của ông đã bị đánh mang thương tích nặng, khi bị một đám đông tại tỉnh Chiết Giang phía đông tấn công vì tin đồn lan truyền rằng những người đàn ông này đến để bắt cóc trẻ em của làng.
Cha mẹ của các thiếu nhi đã được thêm hy vọng trong năm nay vì một chiến dịch của chính phủ đã cứu được 2.169 trẻ em bị bắt cóc, một số em mới chỉ vài tháng tuổi, những thiếu niên khác bây giờ có người đã 25 tuổi. Nhiều trẻ bị bắt cóc khi còn quá nhỏ, không nhớ nhiều kỷ niệm với gia đình thực sự của họ, khiến chính phủ phải để hình ảnh của họ trên một trang web đoàn tụ có tiêu đề “Trẻ em tìm lại gia đình.”

Một dấu hiệu xác định Bắc Kinh quyết tâm tiếp tục để phá vỡ cá ổ buôn người là Toà án nhân dân tối cao cuối tháng qua tuyên án tử hình hai người đàn ông vì vai trò của họ trong vụ bắt cóc và buôn bán 15 trẻ em.

Nhưng ở phía nam tỉnh Quảng Đông, nơi mà vấn nạn bắt cóc lớn nhất, ông Sun và phụ huynh khác tin rằng cảnh sát địa phương chính là một phần của vấn đề. Trẻ em ở các thị trấn của các nhà máy của Trung Quốc ở vùng châu thổ Châu Giang được coi là con mồi dễ dàng hơn vì cha mẹ thường xuyên làm việc lâu giờ, và quá nghèo để đủ khả năng chăm sóc trẻ em, buộc họ để con cái của họ chơi lang thang ngoài đường một mình.

Tình hình ở Thâm Quyến trở nên căng thẳng sau một loạt những vụ bắt cóc gần đây tại thành phố khiến nhiều phụ huynh đã phải bỏ làm về sớm để đi đón con ngay tại trường học. Ít nhất 23 trẻ em đã bị bắt cóc tại thành phố trong năm nay, ba trong số đó đã thiệt mạng, khiến ngay cả một số quan chức chính phủ đã chỉ trích nặng nề sự bất động của cảnh sát địa phương.
Ông Sun cho biết cảnh sát Thâm Quyến đã có vẻ không quan tâm đến trường hợp của ông kể từ đầu và chỉ đến để kiểm tra các chứng cứ, gồm các đoạn video CCTV ông thu được từ các cửa hàng của một người hàng xóm, bảy ngày sau khi con trai của ông bị bắt cóc. “Trong hai năm qua, họ đã không cung cấp bất kỳ thông tin hữu ích hay một đầu mối [về người đàn ông bắt cóc con trai của ông trong video]. Họ nói nếu tôi biết tên của người đàn ông, thì sẽ là có ích hơn. Ha! Nếu tôi biết tên hắn, thì tôi cần đến cảnh sát để làm gì nữa?”
Thật vậy, cảnh sát địa phương có vẻ quan tâm nhiều hơn đến việc giấu nhẹm vấn đề buôn người ở tỉnh Quảng Đông - hơn là cố gắng tìm các trẻ em bị mất tích. Ông Sun và những cha mẹ khác đã bị cảnh sát quản thúc tại nhà không cho đến gặp phóng viên của tờ Globe and Mail vào ngày họ dự kiến sẽ được phỏng vấn. Phát biểu sau này bằng điện thoại, một ông Sun cho biết ông đã được cảnh báo không “vạch áo cho người xem lưng ở nơi công cộng.”
“Tôi nghĩ lý do tại sao có nhiều trẻ em bị bắt có đem bán cách làm việc quá tệ của cảnh sát. Không quan tâm của cảnh sát đã khuyến khích những kẻ buôn người vi phạm tội ác thêm,” Deng Huidong, một bà mẹ ở thành phố Dongguan gần đó có con trai chín tháng tuổi, Ye Ruicong, đã bị bắt đi ngay trước mắt của bà hai năm trước đây – bị quận tròn và ném vào một chiếc xe van trắng chạy mất. Bà Deng theo đuổi chiếc van bằng xe gắn máy được vài con phố trước khi ngừng lại nhờ chiếc xe cảnh sát giúp đỡ. Sau một thời gian ngắn đuổi theo, cảnh sát dừng lại và nói ca của họ hết. Cảnh sách đưa bà Deng về bỏ tại trạm cảnh sát, và dặn về nhà và chờ đợi trong trường hợp những kẻ bắt cóc liên lạc đòi tiền chuộc. Họ không bao giờ đã làm.
Kể từ đó, bà Deng nói, cảnh sát đã chẳng làm gì để giúp trừ việc ngăn cản bà đặt một quảng cáo tìm-trẻ em bị bắt cóc trên truyền hình, vì họ nói nó sẽ “có ảnh hưởng rất xấu đến xã hội.” Cảnh sát ở cả Thâm Quyến và Quảng Châu đề từ chối không gặp phóng viên Globe & Mail hay lời vấn đề này qua fax.

Ông Sun, thành viên của uỷ ban đặc biệt của nhóm cha mẹ của trẻ em mất tích, nói một số cha mẹ khác đã cố gắng đi Bắc Kinh để đưa đơn khiếu nại với chính quyền trung ương, nhưng đã cảnh sát bị dụ quay trở lại và nói rằng đã tìm thấy những manh mối mới. Ông kể lại câu chuyện của một phụ huynh đã được đưa đến tỉnh An Huy để giúp đỡ tìm manh mối mới trong trường hợp con trai mình, rốt cuộc không có gì mới và cho rằng ông đã bị lừa đi An Huy để không đi được đến Bắc Kinh.
“Trong quá khứ, công tác chống buôn người của cơ quan hữu trách đã không đủ mạnh,” một người tình nguyện giúp cảnh sát Quảng Châu đi tìm những trẻ em bị bắt cóc nói; ông sinh hoạt trên mạng Internet như là một người muốn mua trẻ em. Phát biểu với điều kiện tên của ông không được sử dụng, ông cho biết những nỗ lực của chính phủ đã cải thiện từ cuộc lùng bắt kẻ gian bắt đầu vào mùa xuân, nhưng cho hay vấn đề vẫn còn đó vì có nhiều người muốn mua trẻ em.
“Nguồn gốc của vấn đề là có một thị trường buôn bán trẻ em. Có người muốn mua (cầu) vì thế có nhiều người đang cố gắng bán (cung). Một số khu vực có tập tục địa phương khiến cha mẹ thích con trai. Một số gia đình có “thừa” một em gái có thể bán đi để mua được một cậu bé một cách bất hợp pháp. Một số trẻ em khác được bán đi làm trẻ ăn xin chuyên nghiệp trên đường phố,” người tình nguyện giúp cảnh sát cho biết.

Có hoặc không có cảnh sát giúp đỡ, Sun nói rằng ông dự định dành tất cả thời gian của mình để đi tìm con trai của mình. Vợ ông nói hai vợ chồng ông không còn muốn trong coi cư/a hàng bánh bao xíu mại từ khi Zhou bị bắ cóc.

“Tôi sẽ bán tất cả tài sản ‒ ngay cả ngôi nhà ở làng tôi ‒ để tìm ra manh mối Zhou hiện đang ở đâu,” ông Sun nói. “Tôi hàng trăm câu hỏi trong tâm trí của tôi về những gì đã xảy ra với Zhou. Ngay cả khi có thể tìm được Zhou và và biết con tôi đang được chăm nuôi tốt, tôi sẽ bỏ ý định đưa Zhou về nhà. Nhưng ngay bây giờ tôi cũng không biết con tôi đang ở Trung Quốc hay ở một nơi khác.”

Với tường trình của Yu Mei ở Bắc Kinh

© DCVOnline

Nguồn:
The search for China’s stolen children, Mark MacKinnon




No comments: