Saturday, December 26, 2009

BỐI CẢNH NỘI NGOẠI của DÂN CHỦ HOÁ VIỆT NAM

Bối cảnh nội ngoại của dân chủ hóa VN
Hồng Lĩnh

26-12-2009
http://www.bacaytruc.com/index.php?option=com_content&task=view&id=4297&Itemid=37

Trước ngưỡng cựa 2010 cần duyệt xét tiến trình dân chủ hóa Việt Nam
Hồng Lĩnh


Ngày 30/04/1975 đánh dấu một bại trận của chiến tuyến chống cộng miền Nam. Nhưng cuộc chiến cho tự do và dân chủ của dân tộc Việt vẫn tiếp tục. Với sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết CS và các thể chế CS tại Đông Âu, sự đe dọa hòa bình thế giới của khối CS Quốc Tế, có hệ thống tổ chức tổng quát, được xem như chấm dứt đối với thế giới dân chủ tự do.

Từ đó các nước dân chủ cũng chấm dứt chương trình chống cộng và không còn tiếp tục yểm trợ, có kế hoạch như trước nữa (Holy Alliance v.v), các lực lượng chống cộng của 4 nước CS còn lại như: Trung Cộng, CSVN, CS Bắc Hàn và Cuba.
Tại các địa bàn ấy, tính cách lỗi thời và vô vọng của lý thuyết ấy cũng chấm dứt vài trò của một lý thuyết, được các ốc đảo CS còn lại dùng để cai trị, đe dọa cũng như bành trướng. Riêng đối với tàn dư CSVN, chúng chuyển vào thế độc quyền cai trị và ăn cướp, dựa vào vũ lực trần truồng với sách lược tư bản đỏ nặng mùi Mafia trong vắng bóng của một lý thuyết cai trị.
Các dân chủ, trong qúa khứ chống cộng, nay lập ngoại giao, đổ vốn vào và hợp quần với đảng CSVN, cùng nhau khai thác lao động VN với gía rẻ mạt, nặng mùi bóc lột qua gía trị thặng dư.
Tuy thế, để giữ thể diện, khi đem các ngọn cờ kinh tế và liên kết bền vững tới Việt Nam, các Dân Chủ Âu-Mỹ cũng mang tới VN lá cờ Nhân Quyền có màu tự do và dân chủ với hy vọng :“ Diễn Biến Hòa Bình”.
Nhưng CSVN chỉ chú trọng vào các lá cờ kinh tế và hô khẩu hiệu : “Việt Nam đặt tiêu chuẩn cho Nhân Quyền trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam, không thể bị áp đặt bởi các nước khác “.
Tuy CSVN đã ký vào Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và “
Điều khoản 30“ xác nhận như sau: “Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này“.

Vì các yếu tố nội ngoại vửa kể trên, vấn đề giải thể tàn dư CSVN còn hiện diện tại quê hương VN, trở thành một vấn đề của dân tộc VN và của đất nước VN. Quốc tế không can dự.

Trong cuộc chiến đấu ấy của dân tộc Việt, nói chung quốc tế chỉ đóng vai can gián ở một mức độ nào đó và không vi phạm luật lệ ngoại giao giữa hai nước ( như hô hào lật đổ CSVN hay cho phép các chiến sĩ tự do dùng địa bàn địa phương làm bàn đạp tổ chức và tấn công CSVN bằng quân sự), quan sát, nhắc nhở và phản đối.
Cùng lúc các Dân Chủ, bằng hành động thực tiển, tặng CSVN một số cà rốt: Nhìn nhận CSVN như là chủ của địa bàn VN và đại diện cho quần chúng VN, đổ vốn đầu tư và viện trợ mang hiệu quả gián tiếp giúp CSVN củng cố thể chế. Nhưng họ không có những biện pháp tự động thực tiển, từ hành pháp tới lập pháp, nối kết các ký kết và liên lạc kinh tế hay ngoại giao với việc CSVN phải tôn trọng Nhân Quyền.

Ngoài các sự kiện vừa kể, một bất hạnh do chính dân Việt tạo ra. Hiện có khỏang 500‘000 người Việt xuất xứ tới các Dân Chủ, trong đó có khoảng 50‘000 du sinh. Tại các địa bàn nầy, họ chỉ đặt nặng vấn đề kiếm tiền hay cố có mãnh bằng. Ngoài ra họ xem ra không có khái niệm vừa thoát khỏi địa ngục CS trần gian và còn có những hành động bao che hay làm lợi cho thể chế CSVN. Trái ngược với tất cả thái độ của dân chúng của các nước Đông Âu trong thời còn CS. Những người dân nầy khi tìm được tự do, họ tỏ ra có ý chí chống CS và được các nước hân hoan cho quy chế tị nạn.

Về địa lý của tiếp cận. VN lại thêm một bất hãnh nữa. Phía Đông và Nam là biển cả, phía Bắc là Trung Cộng, phía Tây là Lào và Mên, hai nước nầy cũng là CS. Thật khó khăn cho các chiến sĩ tự do trong vấn đề tạo ra một địa bàn an toàn tiếp cận để họat động.

Đó là bối cảnh nội ngoại mà trong đó phong trào dân chủ hóa VN đang phải chiến đấu để cho quê hương nước Việt hồi sinh và có ngày mai tươi sáng. Thử duyệt xét tiến trình tranh hùng giữa phe địch là CSVN và phong trào Dân Chủ hóa VN.

Các đối tượng của CSVN


Trong mục tiêu kéo dài sự cai trị và cuối củng hạ cánh an toàn, CSVN hiện đối diện với bốn đối tượng, tuy các đối tượng không cùng vai trò. Đó là khối quần chúng dân tộc quốc nội, khối NVHN, các Dân Chủ và Trung Cộng. Cho mỗi đối tượng, CSVN dùng một sách lược riêng biệt.

1. Sách lược của CSVN tại quốc nội

Những đặc trưng chính của sách lược nầy
Dựa trên một địa bàn cai trị, với cố bám vào chiêu bài quyền lãnh thổ trên quyền con người (khác với hoàn cảnh của Kosovo, tại đó LHQ nhân danh quyền con người trên quyền lãnh thổ để can thiệp bằng vũ lực và giải phóng chủng tộc nầy), một bộ máy cai trị khá tinh vi, một hệ thống thông tin độc quyền chuyên nghề nói vẹt hay đấu tố, một lực lượng công an khoảng 600‘ 000 nhân viên, một giáo dục ngu dân và thông tin bưng bít, các dụ dỗ kinh tế nhất thời duy vật, CSVN cho thi hành ba chủ trương chính sau đây:

Chủ trương thuần túy vũ lực trần truồng: CSVN đàn áp đối kháng và bất đồng chính kiến bằng tù tội qua các đạo luật 31CP và hai điều khoản 79 và 88 của bộ hình luật, hay đấu tố bằng truyền thông được BCT chỉ huy trực tiếp, dùng lực luợng Cộng An và thông cáo của UBND để cướp đất của người dân và các Giáo Hội.

Chủ trương thuộc phạm trù tâm lý: CSVN hủy hoại ý chí đối kháng của toàn dân, hay làm ngu dân, bưng bít thông tin, đẩy toàn dân xa rời tư duy chính trị và lôi họ vào tranh đua làm giàu với bất cứ giá nào, hay vào con đường hưởng thụ qua ngày có tính cách trụy lạc, tạo nơi người dân một cảm tưởng vô địch của chế độ và tất cả chống đối chỉ là vô vọng hay tuyệt vọng

Chủ trương đánh phá lực lượng của các tôn giáo, cho vấn đề nầy, CSVN áp dụng sách lược của Lénine đối với các tôn giáo đã có tổ chức “đảng nắm quần chúng qua lãnh đạo thuần thục của tôn giáo ấy“.

CSVN áp dụng biện pháp XIN-CHO và mua chuộc tùy thuộc ý chí cũng như nhân cách với lối áp dụng riêng rẽ lệ tùy thuộc vào địa phương tính của thành phần lãnh đạo tôn giáo. Về các phát biểu vào các dịp lễ có sự tham giữ của đại diện quyền hành, thuờng là hạng thứ, CSVN không bao giờ nói lên các đóng góp của các tôn giáo vào xây dựng xã hội VN, trái lại họ một mực lải nhãi như cái địa vở giáo điều và máy móc, ca tụng ân sủng của chúng đối với các tôn giáo, như tại Sở Kiện vừa qua.

CSVN chủ trương tổ chức và duy trì, trong một Giáo Hội, hai hay ba thành phần lãnh đạo: Thành phần chọn an phận cầu kinh, thành phần theo đuôi ca tụng chế độ một cách vớ vẫn và thành phần không nhân nhượng trên các nguyên tắc căn bản của tôn giáo. Kết qủa chúng dùng hai thành phần đầu đề cô đơn hóa hay chỉ trích thái độ bất khuất của thành phần cuối (trường hợp của TGM Ngô Quang Kiệt và HT Thích Quảng Độ).
Nói chung, CSVN đặt nặng chủ trương cướp đất của các tôn giáo, chận yếu tố đào tạo cũng như giáo dục tư thục của các tôn giáo và chỉ cho phép các tôn giáo phô trương bên ngoải một vài việc thờ phụng để có bằng chứng hầu tuyên bố với thế giới là tại VN có tự do tôn giáo. Nhưng việc thờ phụng chỉ là một yếu tố nhỏ của một tôn giáo.
Nếu một tôn giáo nào đó không có tổ chức như Công Giáo, thời CSVN cắt chia tôn giáo ấy ra thành tôn giáo quốc doanh và tôn giáo bị trù yếm. Để rồi hai thành phần nầy, tuy cùng một tôn giáo, phá phách lẫn nhau. Song song với các biện pháp vừa kể, CSVN tìm mọi cách ly dán tín đồ với thành phần lãnh đạo bằng cách quản chế và biệt giam tại chốn tù hành. Từ đó vô hữu hiệu hóa hành động của các Vị ấy.

Tình trạng diễn biến dân chủ hiện nay tại địa bàn quốc nội

Về bối cảnh, theo Ls Lâm Lễ Trinh (một trong hai bài vào dịp cuối năm 2009): “CS, tại Liên Xô hay tại Đông Âu, bị giải thể là do cặp bài trùng quần chúng chán ghét chế độ và sự phản tỉnh kịp thời của một số tay cầm quyền có đầu óc. Nhưng tại Việt Nam những yếu tố ấy vì nhiều lý do.
Tuy thế, các thành phần bất mãn, trong và ngoài đảng, bắt đầu lên tiếng, gởi thỉnh nguyện và đơn tố cáo lên Chính phủ, có nơi biểu tình, xung đột với cán bộ an ninh địa phương (Tam Tòa, Thái Hà, Xã Đoài, chùa Bát Nhã, sinh viên, thanh niên xuống đường phản đối năm ngoái về Trường Sa, Hoàng Sa, các buổi Hội luận của trí thức về Biển Đông.v.v.).
Về tình trạng tổ chức và lãnh đạo đấu tránh, theo Ls Lâm Lễ Trinh : “Dân trong nước chống Cộng còn rời rạc. Đến nay, mức độ đối kháng CS trong nước còn giới hạn, chưa quyết liệt, thiếu tổ chức và thiếu liên tục.
Lý do khác là đa số dân chúng kiệt sức sau nhiều năm chinh chiến và phải vô cùng chật vật để sinh nhai. Bực thang giá trị về luân lý và nhân cách bị đảo ngược. Chủ nghĩa vô hồn tạo ra một khoảng trống ghê rợn, về văn hóa, lý tưởng và nhân cách."
Theo Ts Nguyễn Thanh Giang “ Phong trào dân chủ Việt Nam không biểu hiện như một đại khối thống nhất mà gồm nhiều khối cận kề nhau: khối các trí thức trẻ Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định …, khối bloggers, khối IDS, khối Bauxite, khối đảng viên Cộng sản kỳ cựu hoài niệm lý tưởng ban đầu, khối Công giáo, khối Phật giáo vv …
Nhận thức, trình độ, phẩm chất, phương pháp đấu tranh của các khối không giống nhau, có khối óng ánh như kim cương, có khối lóng lánh sáng như bạch kim, có khối mềm mỏng dẻo dai như vàng, có khối chứa khá nhiều tạp chất.
Liên quan tới việc thống nhất các khối để trở thành một tổ chức đủ mạnh có thể đối trọng với Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tiếc rằng điều đó chưa hiện thực hóa được! Có người giải thích là do thói kèn cựa đố kỵ của người Việt Nam, có người quy cho văn hóa tổ chức kém, có người bảo vì chưa có người tài trí cầm cở …. thói kèn cựa đố kỵ thì đã và đang tồn tại trong mọi dân tộc, mọi thời đại, con người Việt Nam không phải là dị biệt. Phải chi có người tài trí biết thuyết phục, biết giáo dưỡng để hình thành, phát triển và tổ chức lực lượng một cách thông minh cùng với đức kiên trì một cách nhẫn nại thì cơ ngơi có thể đã khác, thế trận có thể đã khác…
Tôi (Ts Nguyễn Thanh Giang) nghĩ rằng điều quan trọng là những người hoạt động dân chủ trước hết phải tự giáo dưỡng cho mình có tinh thần dân chủ, có tư chất dân chủ, phải biết chấp nhận đa nguyên, đừng bao giờ cho mình là duy nhất đúng, khác mình là kẻ thù; để rồi không chỉ nghi kỵ mà còn cố tình tố cáo nhau là “dân chủ cuội”, là “công an cài cắm” ….; trong phải biết lắng nghe ngoài, ngoài phải tôn trọng trong, trẻ phải biết nghe già, già phải tôn trọng trẻ...Bức xúc thì quá bức xúc rồi, nhưng không thể nôn nóng, oan khuất thì đã ngất trời rồi, nhưng đừng để cho lòng thù hận chỉ đạo.


Tóm lược các nét chính của phần nầy

Phía CSVN không chứng tỏ một mảy may thay đổi. Trái lại luôn chủ trương đàn áp và phân hóa dân tộc và tuyệt đối ăn cướp bất động sản. Chúng chỉa mũi nhọn vào những ngọn đuốc tiên phong để ngăn chặn hợp quần.
Phía dân chủ, ngoài tôn giáo, không có điểu kiện để đi tới một tổ chức đấu tranh. Nên chỉ còn các nhóm du kích độc lập và không có chỉ huy hay chỉ huy đang bị tù tội.


2. Sách luợc của CSVN trong đối đầu với NVHN

Những hướng tấn công NVHN của CSVN
CSVN dùng các chiêu bài không quên quê hương, phải góp tay xây dựng đất nước và CSVN đã thay đổi rồi, dụ dộ chuyên gia và tư bản Việt kiều về đóng góp bằng sức lực, đầu tư vốn liếng hay về du lịch VN.
Ngoài ra CSVN hỗ trợ cò mối ra báo viết, đài phát thanh, truyền hình và các Việt Meets như hiện nay.

CSVN gian manh mua chuộc, thuê mướn một số tên ngang nhiên tự xưng là ký giả hay nhân sĩ, để lòng vào làng văn làng báo hầu phá thúi, chửi bới, chụp mũ, bôi nhọ, đánh lận con đen suy tôn những tên nằm vùng đứng lên lãnh đạo cộng đồng chỗ nầy hay chỗ khác.
Chưa hết, CSVN còn chủ trương tích cực đầu tư cho chương tình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh thiếu niên.
Tuổi thơ như những tở giấy trắng mà cộng đồng NVHN chưa chú trọng đúng mức, thời, CSVN sẽ nắm lấy cơ hội viết lên những bài thơ “yêu nước, yêu quê hương là yêu đảng và Bác Hồ. Bởi vì đảng và Bác có công đánh tây đuổi Mỹ để giành độc lập. Còn ngụy quân ngụy quyền là bọn phản quốc.
Rồi đây ai sẽ là những người có khả năng giải thích tường tận cho con cháu và thế hệ mai sau, thế nào là chiến tranh ý thức hệ, tại sao nước Việt Nam nhược tiểu bị cuốn theo cơn lốc tàn bạo của lịch sử? Và trong tương lai sẽ còn những bậc phụ huynh nào kềm giữ được con cháu mình vì ham vui, ham lợi chạy theo giao du với văn hóa vận và trí vận trá hình của CSVN?
CSVN còn chủ trương phát hiện, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, việc khen thưởng, động viên những người có thành tích và đưa vào nền nếp việc khen thưởng các tổ chức và cá nhân người Việt ở nước ngoài có thành tích”.
Có thể đây là miếng mồi ngon đối với những người ngây ngô hay phường buôn thần bán thánh, bất lương vô liêm sỉ. Và cuối cùng CSVN chủ động đấu tranh với các biểu tượng cố tình đi ngược lại lợi ích chung của « dân tộc » !
CSVN còn nêu mục tiêu nầy : « Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cần được kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế và phương tiện hoạt động đáp ứng đòi hỏi của tình hình mới. Tăng cường cán bộ chuyên trách về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở những nơi có đông người Việt Nam sinh sống.

Tình trạng hiện nay tại địa bàn hải ngoại
Ts Lâm Lễ Trinh phát biểu: “Trên bình diện phục quốc, từ hơn một phần tư thế kỷ, họ ở trong thế đở hơn là thế đánh, thế thủ nhiều hơn thế công. Họ phản ứng bén nhạy khi bị Hànội và tay sai khiêu khích. Nhưng mỗi khi cơn thử thách vượt qua, đâu lại vào đó, thụ động đợi một bảo tố khác“.
“Trong các nhược điểm, cần phải kể tình trạng phân hóa nội bộ, ảnh hưởng của lối sống buông thả của thế giới tự do, việc đột nhập để phá hoại của CS và sự bất lực kết hợp thành một tổ chức có uy tín trong cộng đồng và trên thế giới, có lãnh đạo, kỹ cương và lập trường để hành động“.
“Người Việt chống Cộng cũng không hồ hởi với Diễn biến Hòa bình vì cho rằng chiến lược này giúp cho CS sống lâu hơn và là hình thức “hòa giải, hòa hợp” sẽ bị CS lợi dụng.
Ngoài các nhược điểm nêu trên của cộng đồng NVHN, tưởng cũng nên kể thêm nhược điểm: "Hội chứng chờ đợi." Tiền tuyến đợï hậu phương, hậu phương đợi tiền tuyến, trẻ đợi già và già đợi trẻ, dân đợi quân, quân đợi dân phất cờ khởi nghĩa. Một sự mong đợi mỏi mòn! Hội chứng trở thành một bi kịch nếu kèm theo tinh thần vọng ngoại, ngồi đợi một cường quốc đồng minh " bực đèn xanh" mới hành động. Từ vọng ngoại chuyển qua vong bổn, chỉ có một bước.
Liên quan tới các hội đoàn. Xem như các nhà dân chủ chỉ có khả năng lập những nhóm hay những cộng đoàn chỉ có tính cách thân hữu hãn hẹp và không có khả năng góp gió thành bão. Để rồi vì vài sự vụn vặt hay bất đồng chiến thuật, chính các hội đoàn ấy lại chống nhau và trong vài trường hợp đã đi tới chổ thanh toán lẫn nhau.
NVHN dùng các phương tiện truyền thông như: diễn đàn, báo chí và vô tuyến để đấu tranh. Nhưng vì mang nặng đặc trưng cá nhân và phần đông thiếu đường lối hay sách lược. Đề rồi mạnh ai nấy sống và đôi khi trở thành pháo đài tác xạ vào nhau hay đánh đúng 360 độ và được xem như vô hướng, ngoài màn tố cộng và phản kháng. Cũng tại các diễn đàn nầy có cảnh các nhà dân chủ tiêu diệt lẫn nhau. Tạo một rồi loạn không biết ai là CS và ai không CS. Hơn nữa các bài viết thường do các người đã có tuổi và ít thấy các tuổi trẻ tham gia.
Riêng về các tôn giáo. Tuy các cộng đồng địa phưnơg có tổ chức hẵn hoi và có lãnh đạo tinh thần hướng dẫn. Nhưng lại rơi vào cảnh cách “hòang triều cương thổ“. Nên việc góp gió thành bão không xảy ra. Khác với tinh thần của cuộc đi cư 54. “Cha“ vác Thánh giá đi truớc dẫn đuờng tiên phong và “các con“ theo sau như sóng vỡ. Cha và con cùng sống chết bên nhau cho một lý tưởng và tìm đường nôi sống tự do!

Tóm lược các nét chính của phần nầy
Nếu đấu tranh là sách lược, và trong sách lược vấn đề tổ chức đội ngũ và hợp quần chiến đấu là nguyên lý bất di bất dịch và bước đầu phải có để thành công. Tại quốc nội không có điều kiện để có tổ chức cũng như hợp quần có thể hiểu được. Trái lại NVHN có đủ điểu kiện và phương tiện, nhưng tổ chức tỗng quát và hợp quần chiến đầu cũng không có là một bất bình thường.
Tại quốc nội chỉ có các nhóm du kích luôn bị CSVN trù ám và làm mất lãnh đạo. Còn NVHN cũng chỉ có các nhóm du kích và không ai làm mất lãnh đạo. Tuy thế, lãnh đạo lại đi vào đường rừng phe phái, rổi kéo du kích quân của nhóm đi vào chổ tiêu diệt lẫn nhau. Một vấn nạn trong cũng như ngoài.

3. Chính sách của CSVN đối với các Dân Chủ

Để chiến thắng tại miền Nam vào năm 1975, CSVN qùy phục và làm tay sai cho CS Liên Xô để được yểm trợ và có khí giới. Sự qùy phục ấy lẽ tất nhiên phải chịu ảnh hưởng các biến cố xảy ra tại Liên Xô, từ khi ông Gorbatchev lên nắm chức TBT vào năm 1985 cho tới khi khối CS Liên Xô sụp đổ toàn diện vào cuối năm 1991.
Sự sụp đổ nầy không dừng chân trên hoang tàn của CS, trái lại tạo ra vận hội toàn cầu hóa dân chủ và kinh tế thị trường do các dân chủ đề ra. Vào năm 1986, theo lệnh của Liên Xô, CSVN phải quay đúng 180 độ để đi vào tiến trình của các hiệp thương với các dân chủ.
Sự hiệp thương ấy bắt CSVN phải trả một số nhượng bộ và bị làn sóng “Diễn Biến Hòa Bình“ ập tới. Con đường một chiều của tiến bộ nhân loại với trào lưu quốc tế đang đi tới. Chính vì thế, CSVN phải đôn đáo xuôi ngược vuốt ve. Trái với chính sách đàn áp tại quốc nội. Nhưng sự thật tình và cương quyết của các Dân Chủ cho dân chủ hóa VN và Nhân Quyền xem ra hời hợt, hay chỉ “NÓI” cho qua!

4. Chính sách của CSVN đối với Trung Cộng


Nền móng của chính sách nầy
Hiện diện của CSVN tại Việt Nam là một tình cờ. Dân tộc Việt phải ngơ ngác trước các tàn bạo và bất lương của chúng. Chính vì bất lương, nên chúng phải lươn lẹo để tồn tại và tự đặt vào thế tiến thối lưỡng nan thuần lý do các trái ngược đặt ra. Cựu Giáo sư Trần Khuê phát biểu: Theo Mỹ thì mất đảng, theo Trung Cộng thì mất nước” và CSVN đã chọn : “ Thà mất nứơc, chứ không để mất đảng”. Từ căn bản ấy và trái ngược với chính sách đàn áp cũng như hung hãn với dân ta tại quốc nội, hay tấn công phá phách NVHN, CSVN chủ trương ôm chân, liếm giày, qùy lạy và cắt đất của tổ tiên để lại và dâng hiến cho Trung Cộng, hầu được sự che chở trong viêc kéo dài sự hiện diện và cai trị. Phong trào Dân Chủ hóa VN chưa giải quyết xong nạn nội thù để có dân chủ và tự do, lại đã phải đuơng đầu với nạn xâm lăng nhà Hán! Cũng tại vì CSVN!

Pháp hay VC đã tranh giành với nhà Thanh cho Việt Nam?
Sau khi Pháp đặt được nền cai trị tại Việt Nam vào năm 1884, Pháp phải trực diện với sự hiện diện của quân đội nhà Thanh tại Bắc Kỳ (lấy cớ sang giúp quân cờ đen), vấn đề biên giới thiếu khoa học của lãnh hải và lãnh thồ giữa Việt Nam và Tàu cũng như vấn đề của hai quần đào Hoàng Sa và Trường Sa.
Sau khi thắng trận chống quân Thanh, bằng Hiệp Ước Thiên Tân (09/06/1885), Pháp đuổi được quân đội nhà Thanh ra khỏi Bắc Kỳ, chấm dứt vĩnh viễn quan hệ “Thượng Quốc-Chư Hầu” giữa Tàu và Việt Nam. Tiếp theo Hiêp Uớc Thiên Tân là Công Uớc Pháp-Thanh Constant 26/06/1887 và Công Ước Gérard 06/09/1895 ra đời. Hai Công Uớc nầy giải quyết vấn đề lãnh hải vịnh Bắc Việt và ranh giới lãnh thổ giữa Tàu và Việt Nam.
Còn vấn đề Hoàng Sa và Truờng Sa, phải đợi tới năm 1921 cho Hoàng Sa và năm 1930 cho Truờng Sa, Pháp mới quét sạch các tham vọng chiếm đóng hay gây hấn của Tàu để giao lại cho Việt Nam hai quần đảo nầy.
Cũng vào thời điểm cuối ấy (tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô) , tên khốn nạn, hại dân bán nước Hồ Chí Minh bắt đầu lê gót tại Đệ III Quốc Tế CS Nga để tạo bao thảm thương cho quê hương xứ Việt.

CSVN đã và đang gây ra những mất mát lãnh thổ, lãnh hải và hải đảo nào cho quê hương
Nếu Pháp đã dùng Thỏa Uớc Thiên Tân (1885) để đuổi xâm lăng nhà Hán khỏi Bắc Kỳ và hai Công Uớc (1887, 1895) để xác định rõ ràng biên giới của lãnh hải cũng như lãnh thổ và các màn đánh đuổi nhà Hán ra khỏi Hoàng Sa và Truờng Sa, tên Hồ chí Minh và dư đảng đã dùng Công Hàm (1958) mời Trung Cộng trở lại cai trị Việt Nam và Trung Cộng tạo ra cái Lưỡi Bò làm mất hai quần đảo do Pháp giật lại cho Việt Nam, tiếp theo chúng ký thỏa ước 1990 làm mất mát lãnh thổ (VN mất cho Trung C ộng khỏang 75’000 km vuông) và vào năm 2000 làm tan hoang lãnh hải (mất gần hết vinh Bắc Việt). Huyền thoại chống Pháp “đô hộ” trờ thành sự thực chống quê hương và dân tộc Việt Nam!

Những tiếng nổ giây chuyền tiếp tục tàn phá VN
sau cái Công Hàm (1958) và hai ký kết vụng trộm (1999, 2000)
1.- Bắc bộ Phủ mở cửa đón hàng hóa Trung quốc tràn ngập vùng biên giới Lào Cay, Cao Bằng và Lạng Sơn.
2.- Cho Bắc kinh khai thác bauxite tại Cao Nguyên. Hiện nay, có trên 100.000 công nhân Hán làm việc và sinh sống trong những ốc đảo riêng biệt ở Lâm Đồng, Hải Phòng, Cà Mau, Bắc Kạn, Đak Nông, Nông Sơn, Quảng Nam.
3.- CSVN cũng đã thương lượng giao cho Trung quốc xây hai lò nguyên tử tại Phước Dinh (Ninh Thuận) và Hòa Tân (Tuy Hòa, Phú Yên), dự trù hoạt động năm 2015.
4.- Cuối tháng chín vừa qua, trên 100 ngư phủ Việt thuộc đảo Ly Sơn và Bình Châu ghé vào cảng Cần Cẩu tránh bảo. Họ đã bị lính Tàu cướp bóc, tra tấn, đánh dập tàn nhẩn và công khai đòi tiền chuộc mạng. Quốc hội và Bộ Ngoại giao VN không dám lên tiếng khiếu nại, kiện trước Tòa án quốc tế hay loan báo trên báo chí, truyền hình.
5.- Hải sản và khoáng sản dầu khí tại Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Cộng lấy hết.

5. Quốc nội, các Dân Chủ và NVHN giằng co với CSVN

CSVN hành động tại quốc nội chống lại dân ta
1.- CSVN đã thành công trong việc kết án một số cờ tiên phong tại quốc nội như: Linh mục Nguyễn Văn Lý, Ls Lê Thị Công Nhân, Ls Nguyễn Văn Đài v.v , hay vừa bắt giam một số người có tên tuổi như Ls Lê Công Định, Trung Tá Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung v.v..
2.- CSVN thành công chiếm giữ dưới hình thúc xây công viên, xây cất khách sạn hay làm nơi du hí trên các đất TKS, Thái Hà, Tam Tòa, Loan Lý Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt cũng như tại một số địa bàn khác và đẩy tăng ni ra khỏi Bát Nhã và cấm các chùa không được cho tạm trú.
3.- CSVN tiếp tực độc thoại trước các tôn giáo bằng cách tự ca tụng tất cả là ân huệ của đảng ban phát và không đề cập tới các đóng góp của các Giáo Hội vào xây dựng xã hội VN.
4.- CSVN tiềp tục kiểm soát việc bổ nhiệm hàng giáo phẩm tại các Giáo phận cũng như giới hạn việc đào tạo và thư phong các linh mục.
5.- CSVN vẫn ngoan cố không đặt vấn đề trả lại các hữu sản của dân oan và của các Giáo hội cũng như tiếp tục dùng chiêu bài sờ hữu nhà nước đê ăn cướp tư hữu.
6.- CSVN không chấp nhận giáo dục tư thục và báo chí của các Giáo Hội.
7.- CSVN mổi khi thấy quần chúng bất mản cao độ thì xã bớt ống hơi an toàn, bằng cách miễn cưởng tổ chức một số hội thảo kịch kỡm để tuyên truyền.
8.- CSVN trá hình làm du đảng và nghiện ngập dưới danh xưng “ Quần chúng tự phát” để đánh đập đả thương các linh mục, Giáo dân cũng như các tăng ni không có một khúc gỗ để tự vệ.
9.- CSVN khủng bố, đe dọa sự sống, áp đào tinh thần, chấn thương tâm lý để bắt các nhà dân chủ phải nhận các tội do Công An chế ra hay dàn cảnh và phải xin đảng khoan hồng cái không phạm.

CSVN tiếp tục độc thoại và nói vẹt đối với các Dân Chủ
1.- CSVN, trong các công du, khi bị các Dân Chủ cật vấn về vi phạm Nhân Quyền, chúng bất chấp điều khỏan 30 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của LHQ và trơ tráo tuyên bố:
“Truy tố các nhà đấu tranh dân chủ là đúng luật pháp Việt Nam. Đòi hỏi như các Dân Chủ là hoàn toàn sai lệch và là những can thiệp vào nội bộ của Việt Nam“.
2.- CSVN, trong các công du, khi bị thẩm vấn về dân chủ, chúng vác cái mặt ra tuyên bố: “ Việt Nam đặt tiêu chuẩn cho dân chủ là trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam, không thể bị áp đặt bởi các nước khác“.
3.- CSVN không xem ra gì các phản đối, các Nghị Quyết không có thực tiển hành động, hay các yêu cầu của phía Dân Chủ.

NVHN đã vô tình cho CSVN thắng vài điểm
1.- Vì nhẹ dạ quên đi buổi vuợt biên tìm tự do và rơi vào mục tiêu của Nghị Quyết 36 của chúng. Nên CSVN đã cắt chia lực luợng NVHN ra ba thành phần: một phần về cộng tác và làm ăn với chúng, một phần về du lịch và sợ sệt trong các hành động công khai chống cộng tại hải ngoại và thành phần không bao giờ về. Do đó sự đồng nhất và đông đặc thành một khối trong hàng ngũ của NVHN trước “Đổi Mới“ bắt đầu tử năm 1986 không còn nữa.
2.- NVHN đã vô tình để một số tên ngang nhiên tự xưng là ký giả, lồng vào làng văn làng báo hầu phá thúi, chửi bới, chụp mũ, bôi nhọ, đánh lận con đen suy tôn những tên nằm vùng đứng lên lãnh đạo cộng đồng chỗ nầy hay chỗ khác.
Về lâu về dài, những người đứng đắn còn chút thiện chí sẽ nản lòng buông trôi. Những người có lý tưởng vững chắc sẽ mất rất nhiều đồng minh cảm thấy cô đơn dù không nản chí.
3.- Một số trí thức của NVHN ăn phải bạ mía :"hòa hợp hòa giải và khúc ruột ngàn dặm" của CSVN để rồi đi vào con đường chỉ trich thành phần cuơng quyết là cực đoan.
4.- CSVN đã tổ chức được buổi hội thảo “Gặp gở VN, Meet Viet Nam” ngày 15-16/01/2009 tại San Francisco và Hội nghị Việt kiều tại Hà Nội từ 21 đến 24.11.2009.
5.- CSVN đã thành công treo cờ đỏ sao vàng tại một vài chổ giáo dục.

6. Các thành qủa đáng ghi nhớ do hợp quần giữa các Dân Chủ, quốc nội và NVHN


Một trận mưa rào do các Dân Chủ phủ lên đầu CSVN
1.- Hạ Viện Hoa Kỳ vào tham chiến bên cạnh phong trào Dân Chủ hóa VN qua một số Nghị Quyết, tuy không thành tại thương viện.
2.- Hội Đồng Âu-Châu (47 quốc gia) và Quốc Hội của Liên Hiệp Âu-Châu (27 quốc gia) tham chiến bên cạnh dân tộc Việt, đã biểu quyết một số Nghị Quyết kết án hay nối kết các ký kết (Nghị Quyết Capato) với tôn trọng Nhân Quyền.
3.- Trong các công du của CSVN tại các Dân Chủ, bọn lãnh chúa CSVN luôn bị tra vấn, phản đối, chỉ mặt, hạch tội vì đã vi phạm Nhân Quyền hay tù tội các nhà đối kháng tại quốc nội và đòi hỏi phải trả lại tự do cho các nhà tranh đấu bị giam cầm.
4.- Các tồ chức quốc tế Nhân Quyền và International Amnesty trao giải thưởng cho các nhà đấu tranh tại quốc nội.
5.- Vatican ra sức bảo vệ GHCGVN.

Quốc nội lập tuyến kháng cự
1.- Một số nhà dân chủ cương quyết giữ vững lập truờng: Linh mục Nguyễn Văn Lý, Ls Lê Thị Công Nhân và Ls Nguynễ Văn Đài v.v. bất chấp chết chóc hay tù tội.
2.- TGM Ngô Quang Kiệt khẳng khái tuyên bố tại Hà Nội: “ Tự do tôn giáo là một quyền, chứ không phải XIN-CHO”. Giáo dân TKS và Thái Hà cùng TGM Ngô Quang Kiệt lập phong trào quần chúng cầu nguyện đòi công lý và tư hữu. HĐGMVN vào tham chiến ủng hộ các đòi hỏi ấy.
3.- Giám mục Cao Đình Thuyên huy động được 200’ 000 Giáo dân về Xã Đoài hiệp thông với Tam Tòa và CSVN Quảng Bình phải xin Ngài che chở khỏi cơn giận của Giáo dân địa phận Vinh,nếu gặp bảng số UBND Quảng Bình vớ vẫn trên đường.
4.- GHCGVN tồ chức năm Thánh toàn quốc và sẽ có một đại hội Dân Chúa vào tháng 11/2010 tại Sài Gòn. Một phong trào Dân Chúa đi lên đòi công lý và tư hữu.
5.- Tuổi trẻ Công giáo thành lập các đại hội tại Tổng Giáo phân Hà Nội. Một khí thế của tuổi trẻ chối bỏ CSVN.
6.- Các sinh viên của Giáo phân Hà Nội và Vinh quyây quần xung quanh ngọn đuốc tiên phong Ngô Quang Kiệt.
7.- GHCGVN đang thi hành chiến lược đoàn ngũ hóa Dân Chúa ở giai từng quốc gia và đào tạo tuổi trẻ.
8.- Một làn sóng căm phẩn CSVN của toàn dân đang dâng lên tại quốc nội.
9.- CSVN, sau màn cô lập TGM Ngô Quang Kiệt mấy năm qua, nay gửi phái đoàn vô thần tới chúc mừng giáng TGM Ngô Quang Kiệt vào ngày 22/12/2009, dầu cho một lui hai tiến hay một tiến hai lui đi nữa của CSVN sẽ hay có thể xảy nơi bọn CSVN nầy. Cờ tiên phong đứng vững, tuy hơi gầy, sau phong ba. Tuyến kháng cự thành hình với nhiều viễn kiến.

7. NVHN phải làm gì trong năm 2010?


1.- Phải đặt nặng vấn đề tổ chức.
2.- Vận động các Dân Chủ phủ quyết và gửi tối hậu thư cho hai loại tuyên bố nầy của CSVN:
2.1.- “Truy tố các nhà đấu tranh dân chủ là đúng luật pháp Việt Nam. Đòi hỏi như các Dân Chủ là hoàn toàn sai lệch và là những can thiệp vào nội bộ của Việt Nam“
2.2.- “ Việt Nam đặt tiêu chuẩn cho dân chủ là trong khuôn khổ luật pháp của Việt Nam, không thể bị áp đặt bởi các nước khác“.
3.- Vận động các Dân Chủ và các tổ chức quốc tề ra Nghị Quyết chống chiến thuật nầy của CSVN: “ Quần Chúng Côn Đồ Tự Phát“.
4.- NVHN vận động tích cực bắt CSVN phải trả tự do cho các nhà Dân Chủ đang bị tù tội.
5.- NVHN phải càn quét tới nơi các màn văn hóa vận của CSVN.
6.- NVHN phải tồ chức và tập trung yềm trợ tồi đa và ưu tiên cho tuyến kháng cự của GHCGVN.
7.- Dân Chúa NVHN phải đi tới một Đại Hội Dân Chúa NVHN để có tỗng chỉ huy và làm gương cho các tồ chức khác trong vấn đề nầy và cùng lúc hiệp thông và yểm trợ Đại Hội Giáo Dân quốc nội.




No comments: