TIN TỔNG HỢP NGÀY 30/05/2025
***
Một gia đình cứu sống
và cưu mang trẻ mồ côi trong Chiến tranh Việt Nam
Simon Marks
BBC
South
30
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn5yl0gqkz2o
Một
gia đình đang kỷ niệm 50 năm kể từ khi một bi kịch cá nhân đã dẫn đến quyết định
nhận nuôi một em bé từ Việt Nam.
Sĩ
quan Không quân Hoàng gia Anh (RAF) Mike Pritchard và vợ là bà Jacquie – sống tại
Chalgrove, hạt Oxfordshire – đã mất con trai tên Steven vì hội chứng đột tử ở
trẻ sơ sinh khi họ đang ở Singapore vào năm 1974.
Trong
một bước ngoặt đầy đau lòng, bà Pritchard đã đến bệnh viện làm thủ thuật triệt
sản ngay trong ngày hôm đó.
Giữa
nỗi đau mất mát, họ quyết định làm một điều tích cực.
Biết
rằng chiến tranh ở Việt
Nam đã
khiến nhiều trẻ em mồ côi, họ bắt đầu tìm hiểu về việc nhận con nuôi.
"Người
ta gửi cho chúng tôi một bức ảnh và nói rằng 'đây là em bé mà ông bà có thể nhận
nuôi'," bà Pritchard kể lại.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/9adb/live/508de2d0-372c-11f0-8519-3b5a01ebe413.jpg.webp
Matthew
được gia đình Pritchard nhận nuôi vào những năm 1970
Ông
Pritchard bay đến Sài Gòn để đón cậu bé, họ đặt tên cậu là Matthew.
"Lần
đầu tiên tôi bế Matthew. Cặp mắt nhỏ của cậu bé, tôi đã nói 'con là người dành
cho chúng ta'. Tuyệt, đóng dấu, vậy là xong," ông Pritchard giải thích.
Nhưng
có một trở ngại. Thủ tục giấy tờ sẽ mất sáu tuần, vì vậy ông Pritchard phải bay
trở lại Singapore mà không có Matthew và chờ đợi.
Ngay
sau đó, vợ chồng ông nghe tin một chiếc máy bay vận tải chở trẻ mồ côi Việt Nam
di tản đến Mỹ bị rơi, tổn thất lớn về người.
Họ
lo ngại Matthew có thể đã ở trên máy bay.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/5e4f/live/2841b1f0-372f-11f0-8947-7d6241f9fce9.jpg.webp
Cậu
bé Việt Nam mù mười tuổi tên Thuy chụp ảnh cùng ông Pritchard
Ông
Pritchard bay trở lại Sài Gòn và biết rằng Matthew vẫn an toàn. Nhưng cậu bé đã
được đưa đến Sydney, Úc trên một chiếc máy bay khác.
Vào
lúc đó, ông Pritchard nhìn thấy một cơ hội khác.
"Tôi
nói 'này, tôi biết mình cuối cùng sẽ đi khỏi đây. Các anh có muốn tôi đưa một số
em bé đi không?'" ông kể lại.
"Tôi
được hỏi, tôi có muốn đưa một cậu bé mù 10 tuổi đi không?
"Tôi
nói đồng ý, tất nhiên rồi! Chúng tôi bay đến Hong Kong. Tất cả bọn trẻ đều ở
trước mặt tôi trong những chiếc hộp các tông.
"Nhiều
người nói rằng tôi rất dũng cảm khi làm điều đó. Tôi chỉ nghĩ rằng tôi đã làm
những gì tôi cần làm."
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/62fe/live/a15edfc0-3731-11f0-96c3-cf669419a2b0.jpg.webp
Matthew
Pritchard cùng mẹ Jacquie
XEM TIẾP
>>>>>
--------------------------------------
Đối
thoại Shangri-La: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Hegseth sẽ cố trấn an các đồng minh
châu Á
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 30/05/2025 - 14:45 - Sửa đổi ngày: 30/05/2025 - 14:48
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20250530-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-shangri-la-b%E1%BB%99-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-qu%E1%BB%91c-ph%C3%B2ng-m%E1%BB%B9-hegseth-s%E1%BA%BD-c%E1%BB%91-tr%E1%BA%A5n-an-c%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%93ng-minh-ch%C3%A2u-%C3%A1
-----------------------------------------
Liệu
nhân dân tệ có thể soán ngôi đôla ?
Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 30/05/2025 - 11:17 - Sửa đổi ngày: 30/05/2025 - 11:18
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250530-li%E1%BB%87u-nh%C3%A2n-d%C3%A2n-t%E1%BB%87-c%C3%B3-th%E1%BB%83-so%C3%A1n-ng%C3%B4i-%C4%91%C3%B4la
--------------------------------
Trump thực hiện chính
sách 'ngu dân' khi đánh vào đầu não trí thức Harvard, ông bị phản ứng ngược
Đỗ Hồng Anh & Hoàng Bách
Nguoi Viet Channel
May
30, 2025
https://www.youtube.com/watch?v=glJVkUqDySU
NGHE & XEM
>>>>>
--------------
Mỹ:
Một tòa án tạm thời khôi phục các mức thuế « đối ứng » mà tổng thống Trump ban
hành
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 30/05/2025 - 11:11
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250530-m%E1%BB%B9-m%E1%BB%99t-t%C3%B2a-%C3%A1n-t%E1%BA%A1m-th%E1%BB%9Di-kh%C3%B4i-ph%E1%BB%A5c-c%C3%A1c-m%E1%BB%A9c-thu%E1%BA%BF-%C4%91%E1%BB%91i-%E1%BB%A9ng-m%C3%A0-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-ban-h%C3%A0nh
-----------------------------
Cuộc
thử sức với chính trị không thành công của tỷ phú Elon Musk
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 30/05/2025 - 16:58 - Sửa đổi ngày: 30/05/2025 - 17:10
https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20250530-cu%E1%BB%99c-th%E1%BB%AD-s%E1%BB%A9c-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-kh%C3%B4ng-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%B7-ph%C3%BA-elon-musk
--------------------------------------
Nhà
Trắng: Israel đã chấp nhận đề xuất của tổng thống Mỹ về ngừng bắn ở Gaza
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 30/05/2025 - 12:06
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250530-nh%C3%A0-tr%E1%BA%AFng-israel-%C4%91%C3%A3-ch%E1%BA%A5p-nh%E1%BA%ADn-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-v%E1%BB%81-ng%E1%BB%ABng-b%E1%BA%AFn-%E1%BB%9F-gaza
---------------------------------------------
Liên
Hiệp Châu Âu có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của đô la Mỹ ?
Phan
Minh - RFI
Đăng ngày:
29/05/2025 - 08:37 - Sửa đổi ngày: 29/05/2025 - 20:20
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250529-li%C3%AAn-hi%E1%BB%87p-ch%C3%A2u-%C3%A2u-c%C3%B3-tho%C3%A1t-kh%E1%BB%8Fi-t%E1%BA%A7m-%E1%BA%A3nh-h%C6%B0%E1%BB%9Fng-c%E1%BB%A7a-%C4%91%C3%B4-la-m%E1%BB%B9
----------------------------------------------
Nga
bác đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về hội nghị thượng đỉnh tay ba Putin-Zelensky-Trump
Đức Tâm|Phan
Minh - RFI
Đăng ngày:
30/05/2025 - 13:26 - Sửa đổi ngày: 30/05/2025 - 14:42
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20250530-kremlin-b%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-v%E1%BB%81-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-tay-ba-putin-zelensky-trump
------------------------------
Vũ khí kinh hoàng mới
đang thay đổi cục diện chiến trường Ukraine
BBC News Tiếng Việt
30
tháng 5 năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c365zx7gr6lo
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/de4c/live/41e79410-3c63-11f0-af00-f94ff1cabcc0.jpg.webp
Trong
hai tuần qua, khi những nỗ lực ngoại giao cho một lệnh ngừng bắn rơi vào bế tắc,
Nga đã tăng tốc chiến dịch quân sự và có được những bước tiến lớn nhất
kể từ tháng Một
Một
mùi khét nồng nặc bao trùm thị trấn Rodynske. Chỉ vài phút sau khi lái xe vào
thành phố, chúng tôi phát hiện ra thứ gây ra điều này.
Một
quả bom lượn nặng 250kg đã "xé toạc" tòa nhà hành chính trung tâm, đồng
thời khiến ba dãy nhà dân đổ sập.
Dù
đã một ngày trôi qua kể từ khi quả bom giáng xuống, những mảnh bom vỡ vẫn bốc
khói âm ỉ.
Ở
ngay rìa thị trấn, chúng tôi đã nghe rõ tiếng pháo rền và cả tiếng súng của
binh lính Ukraine bắn hạ thiết bị không người lái (drone).
Thị
trấn Rodynske nằm cách thành phố Pokrovsk đang giao tranh khoảng 15km về phía
bắc.
Từ
mùa thu năm ngoái, Nga đã tìm cách đánh chiếm Pokrovsk từ hướng nam, nhưng quân
Ukraine vẫn đang chặn được bước tiến quân của Nga.
Vậy
nên Nga đã đổi chiến thuật – thay vì đánh trực diện, họ tìm cách bao vây và
cắt đứt các tuyến tiếp tế.
Trong
hai tuần qua, khi những nỗ lực ngoại giao cho một lệnh ngừng bắn rơi vào bế tắc,
Nga đã tăng tốc chiến dịch quân sự và có được những bước tiến lớn nhất
kể từ tháng Một.
Và
Rodynske là minh chứng cho điều đó.
Chỉ
vài phút sau khi chúng tôi đặt chân tới thị trấn, một chiếc drone Nga xuất hiện
trên đầu. Cả nhóm vội vã tìm chỗ ẩn nấp gần nhất – một cái cây.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/36f7/live/52f75d90-3c62-11f0-b6e6-4ddb91039da1.jpg.webp
Loại
drone sử dụng cáp quang là mối nguy hiểm mới ở tiền tuyến Ukraine
Chúng
tôi áp sát vào thân cây, mong rằng chiếc drone trên đầu không kịp phát hiện ra.
Bất
ngờ, một tiếng nổ lớn vang lên – một chiếc drone khác vừa lao xuống một mục
tiêu gần đây.
Phía
trên cao, chiếc drone ban đầu vẫn lượn vòng. Trong vài phút căng thẳng sau đó,
âm thanh rền rĩ đến rợn người của thứ vũ khí chết chóc nhất cuộc chiến không
ngừng vang lên.
Khi
không nghe thấy âm thanh ấy nữa, chúng tôi liều mình lao về phía một tòa
nhà bỏ hoang cách đó chừng 30 mét để tìm chỗ trú ẩn kiên cố hơn.
Ở
trong căn nhà đổ nát, chúng tôi lại nghe thấy tiếng drone – rất có thể nó đã
quay lại sau khi phát hiện ra chuyển động của chúng tôi.
Việc
Rodynske bị bầy drone Nga quần thảo cho thấy đòn tấn công đang xuất phát từ
những vị trí gần hơn rất nhiều so với những vị trí của Nga đã được biết
trước đó ở phía nam Pokrovsk.
Nhiều
khả năng, chúng được phóng đi từ những vùng lãnh thổ vừa rơi vào tay Nga nằm dọc
theo tuyến đường chiến lược nối phía đông Pokrovsk với thành phố
Kostyantynivka.
Sau
nửa giờ chờ đợi trong nơi trú ẩn tạm, chúng tôi không còn nghe thấy tiếng động
cơ drone nữa và chạy nhanh ra xe đỗ dưới tán cây rồi phóng vội khỏi Rodynske.
Dọc theo xa lộ, chúng tôi thấy khói cuồn cuộn bốc lên và có thứ gì đó đang
cháy – khả năng cao là xác một chiếc drone vừa bị bắn rơi.
XEM TIẾP
>>>>>
----------------------------------------------
Phương Tây đã 'tài trợ'
cho Nga trong chiến tranh Ukraine ra sao?
Vitaly Shevchenko
Biên tập
viên về Nga
30 tháng 5
năm 2025
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4ge4j30jn1o
Các
số liệu cho thấy Nga vẫn tiếp tục kiếm được hàng tỷ đô la từ việc xuất khẩu
nhiên liệu hóa thạch sang phương Tây, qua đó tài trợ cho cuộc xâm lược toàn diện
vào Ukraine - hiện đã bước sang năm thứ tư.
Kể
từ khi cuộc xâm lược đó bắt đầu vào tháng 2/2022, Nga đã kiếm được số
tiền gấp ba lần từ việc xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch so với số tiền mà
Ukraine nhận được từ viện trợ do các đồng minh phân bổ.
Dữ
liệu do BBC phân tích cho thấy các đồng minh phương Tây của
Ukraine đã trả cho Nga nhiều tiền hơn để mua nhiên liệu hóa thạch so với số tiền
họ viện trợ cho Ukraine.
Những
người vận động cho biết các chính phủ ở châu Âu và Bắc Mỹ cần phải làm nhiều
hơn nữa để ngăn chặn tình trạng dầu khí của Nga tiếp tay cho cuộc chiến nhằm
vào Ukraine.
Nga
đang kiếm được bao nhiêu?
Doanh
thu từ dầu mỏ và khí đốt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì bộ máy chiến
tranh của Nga, chiếm gần một phần ba doanh thu nhà nước và hơn 60% tổng kim ngạch
xuất khẩu của quốc gia này.
Sau
cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022, các đồng minh của Ukraine đã áp đặt nhiều
biện pháp trừng phạt lên ngành hydrocarbon của Nga. Mỹ và Vương quốc Anh đã ban
hành lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu khí Nga. Liên minh châu Âu (EU) cũng cấm nhập
khẩu dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển nhưng không áp dụng lệnh cấm
tương tự đối với khí đốt.
Bất
chấp các lệnh trừng phạt này, tính đến ngày 29/5, Nga đã thu về hơn 883 tỷ euro
từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch kể từ khi xung đột toàn diện bắt đầu.
Đáng
chú ý, 228 tỷ euro trong số này đến từ các quốc gia đã áp đặt lệnh trừng phạt,
theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA).
Trong
đó, phần lớn số tiền này – 209 tỷ euro – đến từ các quốc gia thành viên EU.
Các
quốc gia EU vẫn tiếp tục nhập khẩu khí đốt trực tiếp từ Nga qua đường ống cho đến
khi Ukraine cắt giảm trung chuyển vào tháng 1/2025 nhưng dầu thô của Nga vẫn được
vận chuyển qua đường ống đến Hungary và Slovakia.
Đáng
chú ý, khí đốt của Nga vẫn đang được chuyển đến châu Âu với số lượng ngày càng
tăng qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Dữ
liệu của CREA cho thấy lượng khí đốt này đã tăng 26,77% trong tháng Một và
tháng Hai năm 2025 so với cùng kỳ
Hungary
và Slovakia cũng đang nhận khí đốt qua đường ống của Nga qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ.
Bất
chấp những nỗ lực của phương Tây, vào năm 2024, doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch
của Nga chỉ giảm 5% so với năm 2023, cùng với mức giảm tương tự 6% về khối lượng
xuất khẩu, theo CREA. Năm ngoái, doanh thu từ xuất khẩu dầu thô của Nga cũng
tăng 6% và doanh thu từ khí đốt đường ống tăng 9% so với cùng kỳ năm trước đó.
Nga
ước tính xuất khẩu khí đốt sang châu Âu đã tăng tới 20% vào năm 2024, với xuất
khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đạt mức kỷ lục. Hiện tại, một nửa lượng
LNG xuất khẩu của Nga là sang EU, CREA thông tin.
Trưởng
bộ phận chính sách đối ngoại của EU Kaja Kallas cho biết liên minh này không áp
dụng "các lệnh trừng phạt mạnh nhất" đối với dầu khí của Nga vì một số
quốc gia thành viên lo ngại xung đột leo thang và vì việc mua này "rẻ hơn
trong ngắn hạn".
Nhập
khẩu LNG không nằm trong gói trừng phạt thứ 17 mới nhất đối với Nga do EU phê
duyệt, nhưng EU đã thông qua lộ trình chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu khí đốt
của Nga vào cuối năm 2027.
Dữ
liệu cho thấy số tiền Nga kiếm được từ việc bán nhiên liệu hóa thạch luôn vượt
quá số tiền viện trợ mà Ukraine nhận được từ các đồng minh.
Cơn
khát nhiên liệu có thể cản trở nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế khả năng tài
trợ cho chiến tranh của Nga.
Mai
Rosner, một nhà vận động cấp cao của nhóm Global Witness, cho hay nhiều nhà hoạch
định chính sách phương Tây lo ngại rằng việc cắt giảm nhập khẩu nhiên liệu của
Nga sẽ dẫn đến việc tăng giá năng lượng hơn nữa.
"Nhiều
chính phủ không thực sự muốn hạn chế khả năng sản xuất và bán dầu của Nga. Có
quá nhiều nỗi sợ về hậu quả của điều đó đối với thị trường năng lượng toàn cầu.
Có một lằn ranh mà nếu vượt qua, thị trường năng lượng sẽ bị suy yếu hoặc mất
cân bằng quá mức," bà nói với BBC.
XEM TIẾP
>>>>>