Wednesday, September 6, 2023

TUYÊN BỐ : ĐÃ ĐẾN LÚC CÔNG DÂN THỰC HIỆN ĐIỀU 25 HIẾN PHÁP

 



Tuyên Bố : Đã đến lúc công dân thực hiện Điều 25 Hiến Pháp

06/09/2023

https://baotiengdan.com/2023/09/06/tuyen-bo-da-den-luc-cong-dan-thuc-hien-dieu-25-hien-phap/

 

Ngày 18 tháng 6 năm 1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, gởi Bản Yêu Sách của Nhân Dân An Nam đến hội nghị Véc Xây (Pháp). Bản yêu sách gồm 8 điểm:

 

1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;

 

2. Cải cách nền pháp lý Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;

 

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;

 

4. Tự do lập hội và hội họp;

 

5. Tự do cư trú nước ngoài và tự do xuất dương;

 

6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;

 

7. Thay thế các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;

 

8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-14.jpg

Bản Yêu sách của Nhân Dân An Nam do Nguyễn Ái Quốc ký tên. Nguồn: Báo Lao Động

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/1-6.png

Bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc

 

Hơn 100 năm qua những quyền tự do trong Bản Yêu Sách chưa được thực hiện.

 

Ngày 2/9/1945 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời với Tuyên Ngôn Độc Lập. Trong đó có nói: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

 

Tuyên ngôn độc lập năm 1945

https://www.youtube.com/watch?v=9n1TNfx9LaQ

 

Nguyên tắc vận hành một đất nước là Hiến pháp, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vậy thì cách tốt nhất là thực thi ngay cái Hiến pháp đang có sẵn, thực hiện ngay những điều mà dân là chủ nhân thật sự của đất nước.

 

Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định rằng: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

 

Theo điều này, các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình là quyền hiến định. Vì đã là hiến định thì người dân được quyền được thực thi các quyền hiến định đó mà không phải xin phép bất cứ ai.

 

Với một số quyền, nếu luật yêu cầu người dân thông báo (như quyền biểu tình) thì người dân thông báo, không có quy định nào cấm người dân không được biểu tình. Còn Quốc hội không cụ thể hóa bằng văn bản luật, đó là lỗi của Quốc Hội.

 

Với một số quyền (như quyền lập hội), nếu người dân muốn đăng ký để có tư cách pháp nhân và được luật pháp bảo vệ, thì người dân có thể đăng ký với nhà cầm quyền.

 

Phải nghiêm trị tất cả các cá nhân hay tổ chức ngăn cản, gây khó khăn, đàn áp người dân thực hiện quyền hiến định của mình.

 

Để đất nước phát triển tốt, bền vững, ngăn chặn tham nhũng, cải thiện và thúc đẩy các hoạt động trong xã hội phát triển trở về cội nguồn dân tộc, đất nước cường thịnh, xứng đáng sánh ngang tầm các nước trong khu vực, nhân dân được ấm no hạnh phúc, chúng tôi các cá nhân, các tổ chức xã hội dân sự tuyên bố rằng:

 

Mọi công dân hãy tích cực thực thi các quyền được ghi trong điều 25 Hiến pháp 2013 và đòi nhà cầm quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực thi các quyền hiến định đó; đồng thời Quốc hội cần ra các luật trừng trị nghiêm khắc các cá nhân và tổ chức cản trở công dân thực hiện những quyền này; trong đó bao gồm cả việc lần lữa viện dẫn chưa có luật hay nghị định hướng dẫn, hay đàn áp người dân thực thi quyền hiến định của họ.

 

Chúng tôi tin rằng, đông đảo người dân Việt Nam mong ước đươc thực thi điều 25 của hiến pháp 2013 như bản tuyên bố đã trình bày.

 

Ngày 5 tháng 9 năm 2023

 

A. Các tổ chức:

 

1. Lập Quyền Dân: Ông Nguyễn Khắc Mai, viện trưởng viện Văn Hóa Minh Triết

 

2. Diễn đàn Xã Hội Dân Sự: Tiến Sĩ Nguyễn Quang A

 

3. Bauxite Việt Nam: GS Nguyễn Huệ Chi

 

4. Ban Vận Động Văn Đoàn Độc Lập

 

5. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh: GS Nguyễn Đình Cống

 

6. Câu lạc bộ Phan Tây Hồ: Tiến sĩ Hà Sĩ Phu

 

7. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng: Ông Võ Văn Thôn

 

B. Cá nhân:

 

1. Ông Nguyễn Khắc Mai, viện trưởng Viện Văn Hóa Minh Triết, Hà Nội

 

2. Ông Nguyễn Quang A, tiến sĩ, Hà Nội

 

3. Ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc sở Tư Pháp tp HCM, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

4. GS Nguyễn Huệ Chi, Hà Nội

 

5. Luật sư Đặng Đình Mạnh, Hoa Kỳ

 

6. Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Đà Lạt, Lâm Đồng

 

7. PGS Mạc Văn Trang, Saigon

 

8. Nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

9. PGS Vũ Trọng Khải, Saigon

 

10. Nhà Báo Lê Phú Khải, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

11. Lâm Ái, cựu giáo viên, Nha Trang, Khánh Hòa

 

12. Kha Lương Ngãi, cựu phó TBT báo SGGP, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

13. Lại Thị Ánh Hồng, diễn viên, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

14. Trần Thế Việt, cựu bí thư tp Đà Lạt, Lâm Đồng

 

15. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, CLB Nguyễn Trọng Vĩnh, Hà Nội

 

16. Andre Menras (Hồ Cương Quyết) nhà giáo, CLB Lê Hiếu Đằng, Pháp

 

17. Daniel Thiều Thị Tân, cựu tù Côn Đảo, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

18. Lê Thân, hưu trí, CLB Lê Hiếu Đằng, Saigon

 

Quý cô, bác, anh, chị tham gia ký tên, xin vui lòng gởi vào địa chỉ     thanhnghe@aol.com, để anh em cập nhật.

 

 

 



No comments: