Nhật
Bản phóng thành công tàu đổ bộ Mặt trăng sau ba lần hoãn do thời tiết
Thanh Hiếu - RFI
Đăng ngày: 07/09/2023 - 14:02
Theo hãng tin AFP, hôm nay 07/09/2023, tên lửa H2A
mang tàu đổ bộ lên Mặt trăng (SLIM) của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản Jaxa đã được
phóng lên theo đúng lịch trình lúc 8 giờ 42 phút sáng, giờ Nhật Bản, từ bãi
phóng ở Tanegashima. Đây là một nỗ lực mới của Nhật Bản nhằm gia nhập nhóm các
quốc gia đã hạ cánh thành công tàu thăm dò lên Mặt trăng, sau thành công của Ấn
Độ vào tháng trước.
Tên lửa H-2A của Nhật
được phóng lên từ một bãi phóng ở Jaxa, Tanegashima, miền tây nam Nhật Bản. via
REUTERS - KYODO
Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường
trình :
Trước hết,
việc Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản Jaxa thành công trong lần phóng này là một tin
vui. Từ một năm qua, Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản đã gặp vấn đề với các bệ phóng của
mình và vẫn chưa thành công trong việc phóng tên lửa thế hệ mới H3. Vì vậy, với
tàu đổ bộ Mặt trăng SLIM, Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản Jaxa muốn thử nghiệm công nghệ
hạ cánh Mặt trăng có độ chính xác cao với sai số tối đa là 100 mét tính từ mục
tiêu trên Mặt trăng, so với sai số bình thường là nhiều km.
Cơ quan
Jaxa giải thích rằng, để robot di động có thể vượt qua địa hình gồ ghề trên sườn
dốc, điều quan trọng là phải định vị chúng chính xác để đảm bảo hiệu quả cho việc
thăm dò. Đặc biệt là vì các khu vực thích hợp để khám phá các vùng cực của Mặt
trăng rất nhỏ. Tên lửa của Nhật Bản còn mang theo một vệ tinh được phát triển bởi
cơ quan Jaxa, cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA Mỹ và Cơ quan Không gian châu Âu để
thực hiện nhiệm vụ chụp ảnh tia X và quang phổ.
Theo giải
thích của nhà khoa học Matteo Gualazzi, thiên văn học bằng tia X sẽ giúp chúng
ta hiểu được các cấu trúc lớn của vũ trụ được phát triển ra sao và vật chất cấu
tạo nên chúng ta được phân bố khắp vũ trụ như thế nào.
----------------------------------
Các nội dung liên quan
Không
gian: Ấn Độ chính thức gia nhập câu lạc bộ cường quốc chinh phục Mặt Trăng
Nga
: Tàu thăm dò Luna-25 vỡ tan sau khi đâm vào mặt trăng
Ấn
Độ dần hé lộ bí mật cực Nam Mặt Trăng
No comments:
Post a Comment