Nhà
hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng bị tuyên ba năm tù vì "trốn thuế
6,7 tỷ đồng"
RFA
2023.09.28
Ngày 28/9, Toà án
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết tội “trốn thuế” đối với nhà hoạt động môi
trường Hoàng Thị Minh Hồng với bản án ba năm tù giam cùng hình phạt bổ sung 100
triệu đồng.
Bà
Hoàng Thị Minh Hồng trong một cuộc biểu tình phản đối Formosa xả thải gây ô
nhiễm bốn tỉnh miền Trung năm 2016 (Facebook)
Bà Hồng, 51 tuổi, là sáng lập viên và giám đốc của
Trung tâm Hành động và Lliên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE), một tổ
chức phi lợi nhuận, truyền cảm hứng cho cộng đồng bảo vệ thiên nhiên môi
trường, động vật hoang dã, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển bền
vững.
Bà bị bắt ngày 31/5 vừa qua vì bị cho là chỉ đạo
nhân viên của tổ chức không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, không thực hiện đầy
đủ thủ tục về kế toán, hóa đơn, chứng từ... cho khoản thu 69 tỷ đồng.
Đây là khoản tài trợ của các tổ chức nước ngoài cho
những dự án của tổ chức CHANGE trong thời gian từ 2012 cho đến khi giải thể năm
2022. Số tiền bị cho là trốn thuế lên tới 6,7 tỷ đồng.
Báo mạng Thanh Niên đưa tin trong phiên toà, bà Hồng
đã “thừa nhận hành vi phạm tội, và khai đã vận động gia đình khắc phục hơn 3,5
tỉ đồng để nhận được sự khoan hồng của nhà nước.”
Vẫn theo báo này, hội đồng xét xử đã áp dụng các
tình tiết giảm nhẹ cho bà Hồng như thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả, được
chính phủ tặng bằng khen... để giảm nhẹ một phần hình phạt.
Bình luận về phiên toà diễn ra trong sáng thứ năm,
phát ngôn nhân Văn phòng khu vực Châu Á của tổ chức Ân xá Quốc tế nói với Đài Á
Châu Tự Do (RFA) qua email trong ngày 28/9:
“Chính quyền Việt Nam phải chấm dứt việc đàn áp
các nhà vận động môi trường ngay lập tức. Bằng cách giam giữ những người cống
hiến cho công lý khí hậu, chính quyền đã hạn chế khả năng của Việt Nam trong
việc giải quyết một trong những vấn đề gây hậu quả nặng nề nhất của thời đại
chúng ta.”
Nhắc lại việc bà Hoàng Thị Minh Hồng là người Việt
Nam đầu tiên đến Nam Cực và đã cống hiến cả đời mình để vận động cho năng lượng
sạch cũng như bảo tồn động vật hoang dã, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở London
kêu gọi Hà Nội "phải trả tự do cho tất cả các nhà hoạt động và chuyên
gia môi trường ngay bây giờ."
Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88, một tổ chức
phi chính phủ đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA)
qua tin nhắn trong ngày 28/9:
“Lời kết tội này hoàn toàn là một sự giả
tạo, đừng ai bị lừa. Phiên tòa mang tất cả những đặc điểm nổi bật của một
phiên tòa trình diễn. Quá trình xét xử kéo dài chưa đầy ba giờ đồng hồ, cho
thấy bản án đã được định đoạt từ trước.
Bản án của bà Hồng là một ví dụ khác về việc Chính
phủ Việt Nam sử dụng luật pháp để trừng phạt các nhà hoạt động khí hậu
trong nước vì đã dám thách thức sự độc quyền của Đảng Cộng sản trong việc
hoạch định chính sách.”
Theo ông, việc Nhà nước Việt Nam không bị trừng phạt
vì hành vi trái pháp luật này đã đưa tới ảnh hưởng tiêu cực. Ông nhấn mạnh:
“Chính quyền Việt Nam đang sử dụng cáo
buộc ‘trốn thuế như một biện pháp ngăn chặn sự xuất hiện của
xã hội dân sự độc lập, đồng thời hạn chế các quyền cơ bản về tự do lập hội
và tự do ngôn luận.”
Bà Hồng được biết đến là một nhà hoạt động môi
trường nổi tiếng ở Việt Nam và trên trường quốc tế. Năm 2019, Tạp chí Forbes đã
bình chọn bà là một trong 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất tại Việt Nam.
Bà là người Việt Nam đầu tiên tới Nam Cực trong
chuyến thám hiểm quốc tế với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng thế giới
về vấn đề khí hậu nóng lên toàn cầu...
Bà tích cực khởi xướng và điều hành nhiều hoạt động
nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài động vật hoang dã, chống biến đổi khí
hậu…
Bà nhận được nhiều giải thưởng cho các hoạt động đó.
Vào năm 2015 bà được tổ chức climateheroes.org đưa vào danh sách “Các anh hùng
Khí hậu” nhân Hội nghị Liên Hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu COP21.
Bà là một trong năm người được trao giải Đại sứ
truyền cảm hứng của WeChoice Awards 2019, và giải Chiến binh Xanh của Năm của
giải Elle Style Awards.
Sau khi bà bị bắt giữ, chính phủ nhiều quốc gia dân
chủ, hàng chục tổ chức quốc tế về nhân quyền và môi trường đã bày tỏ sự quan
ngại về việc giam giữ bà, kêu gọi Việt Nam xoá bỏ cáo buộc và trả tự do cho bà.
Một ngày trước phiên toà, tổ chức Theo dõi Nhân
quyền (HRW) ra thông cáo báo chí thúc giục Hà Nội phóng thích bà. Ông Phil
Robertson, Phó giám đốc Phân ban Châu Á kêu gọi Việt Nam nên “ngừng việc
trừng phạt các nhà hoạt động có các hoạt động ôn hòa liên quan đến biến đổi khí
hậu và các chính sách xanh, đồng thời bỏ cáo buộc đối với bà Hoàng Thị Minh
Hồng.”
Cuối tháng 7, Ba báo cáo viên đặc biệt của LHQ về
tình hình của những người bảo vệ nhân quyền, về quyền tự do hội họp và lập hội,
và về nghĩa vụ nhân quyền liên quan đến việc hưởng một môi trường an toàn, sạch
sẽ, lành mạnh và bền vững đã gửi một thư chung đến Chính phủ Việt Nam. Trong
thư, các chuyên gia nhân quyền bày tỏ lo ngại rằng “cáo buộc trốn thuế dường
như có động cơ chính trị và nhắm vào công việc chính đáng của bà Hồng là bảo vệ
môi trường.”
Các chuyên gia liên hệ việc bắt giữ bà Hồng với các
vụ bắt giữ lãnh đạo của một số tổ chức xã hội dân sự có đăng ký với
nhà nước gần đây như bà Nguỵ Thị Khanh, luật sư Đặng Đình Bách, nhà báo Mai
Phan Lợi, và ông Bạch Hùng Dương, nói rằng việc tống giam họ nằm
trong chiến dịch trấn áp rộng rãi đối với những người bảo vệ quyền môi
trường và chống lại không gian dân sự ở Việt Nam.
-----------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
Việt
Nam cần bỏ mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Hồng
Nhóm
chuyên gia nhân quyền LHQ: Bắt giữ Hoàng Thị Minh Hồng có động cơ chính trị!
CIVICUS:
Không gian dân sự tại Việt Nam vẫn “đóng” sau khi Hà Nội vào Hội đồng Nhân
quyền LHQ
Mười
tổ chức nhân quyền quốc tế lên án vụ bắt giữ nhà hoạt động Hoàng Thị Minh Hồng
Các
nhà hoạt động xã hội New Zealand kêu gọi trả tự do cho nhà hoạt động Hoàng Thị
Minh Hồng
--------------------------------------------------
TIN LIÊN QUAN
CHANGE
và ÁN TRỐN THUẾ – KỲ 1 : TỔ CHỨC PHI LỢI NHUẬN hay DOANH NGHIỆP? (Thủy Tùng /
Luật Khoa)
CHANGE
và ÁN TRỐN THUẾ | KỲ 2 : CHANGE CÓ TRỐN THUẾ KHÔNG? (Thủy Tùng / Luật Khoa
Tạp Chí)
No comments:
Post a Comment