Lần
này không gì có thể lay chuyển nổi quyết tâm Việt – Mỹ
Bình luận của Lão Yến, từ Hà Nội
(Thành phố hòa bình)
2023.09.08
Quyết tâm thay đổi,
ngay lúc này và từ bây giờ, để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại
sáng!
Người bán hàng áo có in hình của Tổng
thống Mỹ Joe Biden tại một cửa hàng ở Hà Nội hôm 6/9/2023 (minh hoạ) - AFP
Ngoại trừ sự cố nghiêm trọng nào đó về sức khỏe đối với Tổng thống Joe
Biden, dịp này, có lẽ không gì có thể lay chuyển nổi quyết tâm Việt – Mỹ xây đắp
mối quan hệ sâu sắc và toàn diện, bền vững và lâu dài. Nói chữ theo dân ngoại
giao là nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược toàn diện (CSP).
Sáng nay, mấy anh em rủ nhau làm một chầu breakfast bún ốc ở Chợ Mơ. Chủ nhân
gánh bún dường như cũng xởi lởi hơn mọi lần. “Các chú thả dàn đi, ăn xong rồi
còn chuẩn bị đi đón Tổng thống Mỹ… Mà vợ ông ấy bị COVID như thế, ông ấy có
sang ta một mình được không nhỉ?” (1)
Chao ôi, nếu Lưu tiên sinh biết được câu chuyện của bà già nhà quê bán
bún ốc ở Chợ Mơ sáng nay thì có lẽ Trưởng ban Liên lạc ĐCSTQ đã không cất công
bay sang tận Hà Nội để ép Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và ban lãnh đạo ĐCSVN
không được quá “mặn nồng” với Hoa Kỳ, không được sao nhãng ý thức hệ độc tài và
toàn trị (nói chữ là “lý tưởng cộng sản” từng bị mê muội một thời!) đang ràng
buộc mối bang giao Trung – Việt cả về mặt Đảng lẫn Nhà nước. Mà kể cũng lạ,
tháng trước, ông Trọng đã cử đến phó “Tể tướng” Trần Lưu Quang sang tận Vân Nam
để nhận “chiếu chỉ” qua Vương Ngoại trưởng, thề bồi đủ chuyện với thiên triều rồi,
thế mà ông Tập vẫn chưa chịu tha (2).
Chỉ còn chưa đầy dăm hôm nữa là vị quốc khách hàng đầu của nước Mỹ sẽ
được nghênh tiếp bằng thảm đỏ tại Phủ Chủ tịch, với 21 phát đại bác sẽ rung
chuyển cả khu Ba Đình. Ấy vậy mà ông Tập vẫn “cố đấm” cử người của Ban Liên lạc
Đảng hôm 5/9/2023 sang gặp TBT Nguyễn Phú Trọng để “quán triệt, thực hiện
tốt nhận thức chung và thỏa thuận quan trọng giữa hai Tổng bí thư, phát huy vai
trò tham mưu chiến lược của cơ chế gặp gỡ thường niên giữa hai trưởng Ban Đối
ngoại Trung ương trong việc kịp thời đề xuất với trung ương hai Đảng về các
phương hướng tăng cường hợp tác giữa hai Đảng, hai nước trong tình hình mới” (Trích
nguyên văn TTXVN) (3).
Bắc Kinh và Hà Nội luôn khẳng định, hai bên đã có “sự chủ động,
tích cực của các ngành các cấp… trong việc thực hiện nhận thức chung giữa lãnh
đạo cao nhất hai Đảng và Tuyên bố chung trong chuyến thăm” Trung Quốc của TBT
Trọng cuối năm ngoái. Nếu đã chủ động tích cực vậy rồi thì hà cớ gì mà
Trung Quốc cứ “giãy như đỉa phải vôi”, phản ứng quyết liệt mỗi lần quan hệ Việt
– Mỹ có những chuyển biến theo hướng góp phần bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực,
an ninh và phát triển đối với Việt Nam? Khi được báo giới đề cập tới sự kiện
“có một không hai” ngày 10/9 tới tại Hà Nội, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung
Quốc lại lên giọng khuyên người Mỹ, mỗi khi quan hệ với các quốc gia châu Á,
Hoa Kỳ nên từ bỏ não trạng thời Chiến tranh Lạnh về cuộc chơi kẻ thắng – người
thua. Bắc Kinh còn muốn Washington đừng tìm cách đối trọng lại ảnh hưởng của
Trung Quốc tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (4). May mắn thay, trách nhiệm
và nghĩa vụ của Hoa Kỳ giờ đây không chỉ đóng khung ở châu Á – Thái Bình Dương,
nó đã cộng hưởng thành không gian Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở
(FOIP).
Truyền thông Việt Nam cho đến hôm nay vẫn hết sức kiệm lời về sự kiện lịch
sử sắp diễn ra trong mối bang giao định mệnh Việt – Mỹ. Một năm trước đây, TBT
Nguyễn Phú Trọng đã đích thân sang tận Bắc Kinh, công khai bày tỏ đánh giá tích
cực đối với ba trụ cột chủ yếu của “Trật tự Trung Hoa” (Pax Sinica) là BRI, GDI
và GSI. Ông Trọng gián tiếp ủng hộ cả ba trụ cột ấy của Tàu – Vành đai con đường,
Sáng kiến phát triển toàn cầu và Sáng kiến an ninh toàn cầu – nhưng lại từng
nói “không” với “Đối tác Chiến lược” với Mỹ. Thế thì thử hỏi làm sao mà lời mời
của ông Trọng (trước đó nhiều lần gửi tới TT Biden) lại được hồi đáp nồng nhiệt
cơ chứ? Tuy về ngoại giao, ông Biden vẫn vui vẻ hứa sẽ thu xếp chuyến thăm vào
thời điểm thích hợp. Nhưng tình hình từ khi có cuộc điện đàm tối 29/3 đầu năm
nay thì lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Tháng trước, ông Biden ba lần
và các cơ quan hữu quan của chính quyền Mỹ cũng ba bốn lần tái khẳng định thời
điểm chuyến thăm đã được thỏa thuận qua điện đàm. Thế mà phía Việt Nam, mãi đến
gần đây vẫn giữ thái độ im lặng. (5).
Sau “tọa đàm chớp nhoáng” sáng nay quanh breakfast bún ốc ở Chợ Mơ,
trong nhóm chúng tôi có người còn tỏ ra bồn chồn. Biết đâu câu chuyện Đệ nhất
phu nhân Jill Biden “dính COVID-19” là một chiêu của người Mỹ, dọn đường cho việc
ông Biden có thể không sang Hà Nội nữa. Lý do vợ ốm, không đi công du lâu ngày
được nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, trong nhóm có một vị đại sứ tuy đã về hưu
nhưng vẫn am tường chuyện cung đình. Vị đại sứ này “phủ quyết” thuyết âm mưu
nói trên. “Nếu các bác chịu khó tìm hiểu về văn hóa chính trị Mỹ, thì sẽ không
suy diễn theo hướng ấy” Trong trường hợp Việt Nam làm điều gì thất thố thì ngay
trước khi chuyên cơ cất cánh, người Mỹ vẫn có thể thẳng thắn hủy ngang chuyến
đi, chẳng cần “lý do lý trấu” gì cả. Hãy xem, Ngoại trưởng Blinken hè năm
ngoái, một phát, “thẳng thừng” bỏ chuyến thăm Hà Nội đã lên kế hoạch (6).
Đúng vậy, văn hóa chính trị của Mỹ là ưu tiên tối đa cho lợi ích của nước
Mỹ, của người dân Mỹ. Dân chủ hay Cộng hòa đấu nhau trước tranh cử thì cũng
xoay quanh quyền lợi nước Mỹ. Nói một cách sòng phẳng, không nên nuôi dưỡng tâm
lý “há miệng chờ sung”. Dân chủ nhân quyền của Việt Nam, chúng ta phải tự tay
giành lấy, dù chính quyền có bạo ngược đến đâu. Càng làm ăn với Mỹ, chính quyền
Việt Nam sẽ hiểu ra một điều, trong thời đại ngày nay không thể cổ súy cho mô
hình “độc tài khôn ngoan”. Dân chủ hay chuyên quyền, vấn đề không phải cứ muốn
mà được. “Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào?” Nghe theo Lời Chúa sẽ
thay đổi cuộc đời… Dân chủ sẽ là nhu cầu nội tại của quốc gia, nó sẽ tăng sức mạnh
cho xã hội vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng bên trong và bên ngoài.
Dịp này, khi kinh tế Trung Quốc đang xuống dốc không phanh, đất nước
Trung Hoa bị vây hãm bởi chiến lược FOIP, Việt – Mỹ quyết tâm tận dụng thời cơ,
thắt chặt và nâng cấp các mối quan hệ. Về kinh tế, Mỹ hạ quyết tâm giúp Việt
Nam đào tạo kỹ sư, xây dựng các ngành công nghiệp và bảo vệ biển đảo! Hai bên
quyết không để Trung Quốc “lộng hành” ở Biển Đông. Về ngoại giao, đã đến lúc Việt
Nam phải xoay chuyển. Nếu chiến tranh xâm lược của nước Nga Putin càng kéo dài
và tăng mức độ tàn khốc, thì lập trường “trung lập” đối với cuộc xung đột ấy quả
thật khó đứng vững. Nữ nhà văn Võ Thị Hảo đã đánh giá các lá phiếu trắng của Hà
Nội suốt năm qua tại Liên hợp quốc là những hành vi liều lĩnh. Bà ví, Hà Nội
như một con ếch ngồi chồm chỗm vỗ tay tán thưởng ngọn lửa dưới đáy nồi đang luộc
đồng loại và sẽ đến lượt luộc chết chính cả bản thân mình… Nếu một khi Trung Quốc
khởi binh trên Biển Đông hoặc dọc theo các tỉnh biên giới từ cả hai đầu, phía Bắc
và phía Tây Nam (7).
Phải thay đổi để chúng ta có quyền hy vọng trời mỗi ngày lại sáng!
_____________
CHÚ THÍCH:
(2) https://baotintuc.vn/thoi-su/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-tham-tinh-van-nam-20230816171236433.htm
(5 – 6 – 7) https://www.voatiengviet.com/a/y-nghia-thoi-su-cua-viec-chuyen-loi-moi-tt-biden-tham-vn/6836840.html
------------
* Bài viết không thể
hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
----------------------
Tin, bài liên quan
BLOG
Nâng
cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam chứng tỏ không phải là “một Trung Quốc thu nhỏ”?
Thời
điểm nào Tổng thống Biden đáp lời mời viếng thăm Tổng Trọng?
Liệu
Biden có hoà hoãn với Trung Quốc
Khoảng
trống quyền lực ở Washington đe doạ tới Biển Đông
No comments:
Post a Comment