“Bát
phố Hải Phòng” lòi ra bọn bát nháo công an, láo nháo văn nghệ sĩ
Dương Tự Lập
09/09/2023
Nhiều năm trước, có thằng em Lê Chí Nguyện, nhà ở số 8 phố Bích Câu, Hà
Nội, đưa cho tôi một mớ tập thơ “Huyền thi” mà tác giả của nó tự in trên giấy rất
rẻ tiền, trắng đen, đơn giản, nhỏ bằng nửa lòng bàn tay, bảo:
– Anh đọc đi, thơ của Nguyễn Bảo Sinh in quảng cáo tùm lum tùm la, tặng
mọi người, có tặng em, em tặng lại anh. Nhà hắn ta ở dưới Trương Định, bọn em
thường gọi Sinh “chó” vì cũng trong hội nuôi chó Tây, chó cảnh với nhau. Thơ
Sinh không thành bài mà chỉ viết mấy câu cóc một, trần trụi đến mức trần truồng
chứ không kiểu phân bắc, phân xanh, con khỉ đánh đu… mút c* cụ Hồ, như thơ ông
Bút Tre.
Nó giải thích cho tôi, câu cú trong thơ của Sinh trắng phớ “những chữ
sinh lý sinh tồn, chứ không chẳng đ*o đứa l*n nào xem”, rồi giở ra đọc luôn mấy
câu tôi đang chờ hóng:
“Lời nịnh như gái sờ c*
Lời thật như cắt khối u trong người”
“Nếu không hiểu rõ con c*
Đọc vạn quyển sách còn ngu hơn bò”
“Tuổi già như lá mùa thu
Cái răng thì rụng cái c* thì mềm”
“C* nhọn đầu tù dài thon
Vừa chạm vào bướm đã nôn ra ngoài”
“Thanh Hóa có bán nem chua
Ăn vào ngứa cả rùa rùa ba ba”
“Ngày xưa kéo pháo băng đồi
Nay không kéo nổi qua đùi chị em”
“Gia nhập W.T.O
Xuất tinh thì ít xuất thô thì nhiều”
“Vợ thì sướng cũng không rên
Ca ve không sướng cũng rên hừ hừ”
“Si đa phục kích xa gần
Về nhà hết mực vợ vần nhão ra”
“Sờ rồi lòng những ngẩn ngơ
Lại mong sờ chỗ trẻ thơ ra đời”
“Làm tình cũng có vân tình
Vân tay in ở cửa mình đắm say”
Còn nhiều, nhiều lắm, chao ôi là nhiều.
Nghe nó nói là lạ, tôi nhớ mãi cái tên Nguyễn Bảo Sinh chó. Nó còn dài
dòng nhắc lại chuyện cha Sinh “chó” này rất thân với ông nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
mà ngày xưa bạn văn trẻ Ngô Tự Lập từng dắt Dương Tự Lập tôi tới chơi nhà anh
Thiệp, cùng vợ là chị Phan Trang, cũng dân nhà giáo như anh, nằm sâu trong khu
Khương Hạ – Khương Đình, Quận Thanh Xuân.
Lúc ấy Nguyễn Huy Thiệp chưa nổi đình nổi đám lắm và sân nhà Thiệp chưa
dựng bức tượng Phật bà Quan Âm như sau này. Càng chưa mở cả nhà hàng ăn mang
tên Hoa Ban, dưới chân đê sông Hồng, gần cầu Chương Dương năm 1992. Về sau,
không mấy thành công trong kinh doanh nên đành bỏ.
Tháng 8 năm 1997, một trang trong Tạp chí Kinh tế viễn Đông (Far
Eastern Economic Review) có bài giới thiệu về Thiệp. Ở Đức tôi mua hai cuốn, một
giữ lại, còn một gửi về cho anh. Người tôi gửi cầm về không phải típ người yêu
văn chương, nên họ cũng chểnh mảng, cuốn Tạp chí không tới được tay anh. Chẳng
là hồi đó Ngô Tự Lập nhận giải ba “Tác phẩm tuổi xanh” do báo Tiền Phong tổ chức.
Giải nhất thuộc về phái nữ Dương Phương Vinh.
Vũ Mạnh Hùng thân tôi lắm mà bạn với Ngô Tự Lập nên hắn hay nói về tôi
và đưa Ngô Tự Lập tới nhà tôi chơi. Lập tự giới thiệu, từng học trường Hàng hải
ở Baku, Cộng hòa Azerbaijan (Liên Xô cũ). Chỉ có khác nhau về họ và Tự Lập Ngô
kém Tự Lập Dương đôi ba tuổi.
Như để tỏ ra mình cũng có bạn văn chương nên những lúc rảnh rang Lập
Ngô rủ Lập Dương tới chơi anh chị nhà văn Nguyễn Quang Thân – Dạ Ngân trên tầng
2 khu tập thể Kim Giang, Thanh Xuân. Lúc thì đến nhà cô bạn gái Dương Phương
Vinh ở phố Huế. Khi thì tạt vào tòa soạn báo Phụ nữ Thủ đô, 72 Quán Sứ, rủ
Giáng Vân ra góc phố Quán Sứ – Thợ Nhuộm uống nước mía, trà đá…
Thật ra, trước đó Ngô Quốc Phương, con trai út bác nhà thơ Ngô
Linh Ngọc, ở 58 Lý Thường Kiệt, có giới thiệu tôi làm quen Nguyễn Thị Giáng
Vân, đồng tuế, đồng hương Nghệ An và còn nhiều cái đồng nữa với tôi. Cha Vân là
chú nhà văn Quân đội Nguyễn Trọng Oánh. Thấy tôi đi với Ngô Tự Lập, Vân quay
vào tòa báo cầm theo tập thơ “Năm tháng lãng quên” mới viết mấy chữ tặng Dương
Tự Lập tôi ngay trên bàn nước vỉa hè vườn hoa Thợ Nhuộm, nhìn sang bức tường
rêu phong kiên cố nhà tù Hỏa lò thời Pháp để lại. Quốc Phương từng là biên tập viên Ban Việt ngữ đài BBC London, Anh quốc,
thường tổ chức các buổi tọa đàm “Bàn tròn thứ năm” trực tuyến. Hiện Quốc Phương
đang là cộng tác viên đài RFA.
***
Nay không đọc thơ mà đọc văn “Bát phố Hải Phòng” của
Nguyễn Bảo Sinh. Thơ Sinh “chó” thì tôi không còn lời nào để bình mà văn Sinh
“chó” tôi cũng chẳng có lẽ nào để luận. Vì bài viết của Sinh rất… xinh, chủ yếu
ngợi ca, tạc nên bộ mặt thật ấn tượng Dương Tự Trọng, văn võ song toàn,
một thằng Đảng viên bặm trợn, cựu Đại tá lưu manh, Phó giám đốc Công an Hải
Phòng. Bởi mọi người đều biết tay Trọng này được thăng hàm Đại tá, cùng thằng
cướp không của người mấy chục tỷ, cựu Giám đốc Công an Đỗ Hữu Ca, lên
hàm Thiếu tướng vì “chiến công” cho quân kéo đến trấn áp bắn phá gia đình nông
dân chân chất tần tảo một nắng hai sương Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, phía Nam Hải
Phòng năm 2012, và chủ mưu dựng
lên vụ án oan sai, tra tấn hành hạ man rợ tử tù Nguyễn Văn Chưởng từ 2007 tới
nay đã gần 17 năm trời.
Người dân xã Bình Dân, huyện Kim Thành, Hải Dương còn kể rằng:
Lúc đó, Trọng là Thượng tá, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh
sát điều tra, cầm ve áo tuyên bố: “Tao, Thượng tá Dương Tự
Trọng, thề sẽ làm cho thằng Chủ tịch xã Bình Dân mất chức”. Lý
do là vì ông Chủ tịch xã đã xác nhận những người làm chứng cho
Chưởng tối hôm xảy ra án mạng, nạn nhân là Thiếu tá Công an Nguyễn Văn Sinh,
lúc 21h ngày 14-7-2007 tại Cảng Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận
Hải An, Hải Phòng. Lúc xảy ra án mạng, Chưởng đang có mặt ở xã, họ là người thuộc địa phương ông quản lý.
Nói thêm chỗ này, tôi có người bạn thân tên Nguyễn Tất Toàn, trong quân
ngũ thời đánh giặc Trung Quốc cướp nước năm 1979 trên biên giới mà bọn tôi thường
gọi Toàn “toác”. Những lúc vui đùa anh em với nhau, Toàn bảo:
– Ở đời những kẻ sống dẫu có già tuổi hơn mình mà sống đ*o ra gì thì
mình coi khinh, chỉ nên gọi nó là thằng già chứ chẳng anh hay chú bác gì sất.
Càng sống càng thấy Toàn có lý. Chấp nhận cái có lý của Toàn “toác”, tôi cũng
xin mạn phép mọi người cho tôi dùng từ (thằng) như những thằng tôi đã réo tên ở
trên đây, đừng chấp nê tôi làm gì. Chúng nó còn tệ hại, bỉ ổi hơn những thằng tệ
hại. Chính vì thế nên đã bị người anh cả, cũng tên Trọng, cựu sinh viên “Trường
Nguyễn Gia Thiều” lột quân hàm, tước quyền công dân, tống vào tù ngục.
Thằng Dương Tự Trọng còn có thằng anh ruột tên là
Dương Chí Dũng, cựu Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cựu Chủ tịch Hội đồng Thành
viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), bị tuyên án tử hình về tội
tham ô. Hắn đã nhờ lại giang hồ cứu anh nó chạy chốn, tất nhiên giang hồ từng
chịu ơn Trọng nên phải hết mình ngay (“Mạt cưa, mướp đắng đôi bên một phường” –
Kiều).
Dương Chí Dũng có bị tử hình hay chưa, cũng chẳng
ai nhìn thấy. Số tiền anh nó hối lộ cho Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ, là
người đã phải chết bất đắc kỳ tử và cựu Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang khi
chưa bị virus lạ quật chết, hàng triệu đô la như thế, có mà tử vào… mắt. Không
khéo Dũng đang ngồi uống rượu Whisky mang hình ông già Johnnie Walker chống gậy,
rồi chém gió chém bão ầm ầm với cộng đồng người Việt bên Mỹ không chừng.
Cứ theo nhà thơ Sinh “chó” tả, thì dũng tướng võ biền, quái nhân Dương
Tự Trọng vai u thịt bắp, trông phảng phất giống Lã Bố, trong “Tam quốc diễn
nghĩa”, đến độ thảo khấu, trộm cướp, giang hồ đất Cảng đều phải kính, yêu, nể,
phục. Ta hình dung ra ngay một thằng Công an, từng khét tiếng của bọn trộm cướp,
giết người, rồi được bọn giết người, trộm cướp kính, yêu, nể, phục, thì thằng
Công an đó nếu không phải ông cố nội, chắc cũng là cụ cố ngoại phường lục lâm,
đâm thuê chém mướn, vô đạo, ngoài giá thú.
Trọng học hành tử tế, từ trường Bách khoa bách nghệ bước ra. Thơ văn tả
thực có dư, từng đọc cho các bạn bè chiến hữu nghe bài thơ Trường Sa – Hoàng Sa
tự mình sáng tác. Nếu theo nghiệp văn chương, không khéo xứng tầm Khuất Nguyên,
Lý Bạch, Đỗ Phủ. Hội họa tả chân có thừa, từng thách đấu giá tranh “Chọi trâu Đồ
Sơn” với thằng Trung tướng Công an “Büro” Hữu Ước có biệt phủ tà giáo, tâm linh
tâm địa mấy ngàn mét vuông ở Sóc Sơn, Bắc thủ đô Hà Nội.
Nếu Trọng đi theo nghề hội họa, mèng nhất cũng tên tuổi ngửa ngang với
các bậc anh tài ấn tượng Van Gogh hay lập thể Picaso, hoặc trừu tượng
Kandinsky… Mà đi theo nghiệp buôn trôn l*n nái sẽ thành vua gái gọi lầu xanh.
Chẳng thế mà muốn giữ khách ở lại chơi lâu, Trọng phân công một cô sinh viên
trường múa xinh như mộng, ngồi cạnh Sinh, để giữ Sinh “chó” ngủ qua đêm trên đất
Hải Phòng. Hiếu khách đến thế là cùng.
Chưa kể một lô một lốc cái đám nghệ sĩ văn thơ nhạc họa tên nổi tên
chìm, quyền có, chức có, Phó, rồi Tổng biên tập các báo được kết bè với Trọng
thì lấy làm tự hào, hồng phúc lắm. Vận hết nội công thâm hậu ra để “Dùng ngòi
bút làm đòn xoay… che Trọng” (nhại thơ Sóng Hồng) viết bài tụng ca tình cốt nhục,
nghĩa mẫu tử của Trọng đối với mẹ, với anh ruột, còn hơn cả gương sáng “Nhị thập
tứ hiếu” bên Trung Hoa cổ đại.
Ta thấy như thằng cựu Phó Tổng biên tập báo Thanh Niên Quốc Phong với
bài viết: Chợt nghĩ đến một phạm trù mỹ học ‘Cái cao thượng và cái thấp hèn’,
Phong hết lời khen Trọng, bị độc giả cộng đồng mạng chửi tổng sỉ vả vào mặt, nó
vội gỡ bài xuống ngay, sau đấy giấu nhẹm. Hay xuống giọng nịnh bợ như thằng Hồng
Thanh Quang, Phó Tổng biên tập báo Công an Nhân dân, hoặc có thơ tung hê Trọng “Không sống hèn” của thằng nhà báo Nguyễn
Việt Chiến”.
Chính mồm Sinh “chó” thở ra, rằng Thiệp và Sinh được Trọng gọi lính cho
xe ô tô đến chở đi lầu xanh tươi mát, hát karaoke giữa trời thanh thiên Hải
Phòng và có sự canh phòng cẩn mật. Lại còn có thêm hai cô sinh viên trường nhạc
tươi trẻ, cực đẹp như tiên, tới làm tình đê mê thỏa hứng. Chơi xong xuống phòng
lễ tân van nài trả tiền mà bà chủ mặt tái xanh, nài van lại không dám lấy. Các
ông tới chơi đã là phúc lớn cho nhà hàng chúng em lắm rồi, chứ nhận tiền của
các ông có mà chúng em bán xới. Cứ về nói với bác Trọng là em đội ơn bác ấy nhiều.
Kinh khủng khiếp, đến đoạn này mới thấy hết uy vũ, bản chất lưu manh,
hoang thú, khốn kiếp của thằng Công an Dương Tự Trọng cỡ nào. Ta sẽ biết còn
bao nhiêu nhà hàng karaoke trong thành phố Hải Phòng phải đội ơn trời biển của
Trọng Đại tá.
Vẫn mồm Sinh “chó” kể: Khoảng hai chục kẻ đến dự tiệc giao lưu nhà Trọng
mà Trọng còn làm quà mỗi người một phong bì ba triệu thì đến Mạnh Thường quân,
Tể tướng nước Tề thời Chiến Quốc còn thua xa. Chưa kể khi Dương Tự Trọng bị tống
tù trại giam Tam Đảo, còn tự bỏ tiền túi xây nhà, sắm xanh đầy đủ mọi tiện nghi
để đón tiếp khách tới thăm…
Đọc bài viết Sinh “chó” tự thú mà phát mửa bọn súc sinh. Hèn chi thằng
to Tướng Công an ra nước ngoài thì hốc miếng thịt bò dát vàng tiền tỉ. Từ thằng
Tướng Công an, cựu Chủ tịch Hà thành Nguyễn Đức Chung, đến thằng Tướng Nguyễn
Anh Tuấn, cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội trong vụ án “Chuyến bay giải
cứu”, đều tham tàn độc ác giống nhau cả. Bọn Đại tá, Trung tá cãi lem lẻm trước
tòa như thằng Hoàng Văn Hưng “Chuyến bay giải cứu”, nguyên Trưởng phòng Điều
tra Cục An ninh Điều tra Bộ Công an, thì có tới hàng thúng. Còn bọn Công an cấp
úy nhãi ranh đi ăn trộm dê của dân, bắt cóc trẻ em để tống tiền, rồi chửi bới
quậy phá, làm náo loạn sân bay quốc tế, thì lúc nhúc như gì.
Nay được tin Dương Tự Trọng muốn trở lại làm người thiện lương, dùi mài
đèn sách để đi theo Biển Thước, Hoa Đà, Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông, theo gót
chân ông Cứu Thế góc phố Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội năm xưa, thì cũng mừng. Chắc hẳn
Trọng đã suy ngẫm kỹ “9 Lời thề của Hippocrates” trước khi chuẩn bị làm người tử
tế. Hippocrates, danh y Hy Lạp, được coi là ông tổ của y học phương Tây. Giá trị
đạo đức của ông trường tồn nhiều thế kỷ. Cái đạo đức cao cả gói gọn trong 9 lời
thề ấy là đạo đức cứu người.
Vương tướng không còn đường để Trọng mơ, cuối đời rồi cũng chẳng còn lối
tiến nào để Trọng mộng. Làm ông lang bốc thuốc cứu người âu cũng là việc thiện,
nghĩa cử lắm ru. Việc đầu tiên lúc này hơn lúc nào hết là ông lang Trọng phải bốc
ra khỏi nhà tù tử tù oan sai Nguyễn Văn Chưởng. Việc này duy nhất ông lang Trọng
điểm trúng huyệt mà thôi, không thể một ông lang băm nào khác. Bởi khi cố tình bắt oan Nguyễn Văn Chưởng để thế thân đứa mô đó cho Trọng
lên lon Đại tá, thì chỉ có Trọng tự biết.
Luật pháp còn có cơ chui lủi luồn lách chứ luật
nhân quả thì xui xẻo đủ chuyện, thê thảm lắm, tang tóc lắm, không cỡ gì thoát nổi
đâu. Bỗ bã xưng tao gọi mày cho dễ nói chuyện, tao kể cho Dương Tự Trọng nghe
đây:
Năm nay, tròn 60 năm ngày Tổng thống Mỹ John F Kennedy chết. Nước Mỹ muốn
công bố toàn bộ sự thật chưa được phơi bày cái chết mờ ám của ông ta nên cho
đăng hàng trăm bài viết về Kennedy. Trong cuốn “Kennedy cuộc đời không trọn vẹn”
tác giả Williams phê phán Tổng thống Kennedy phạm sai lầm ngoại giao nghiêm trọng
khi bật đèn xanh cho cuộc đảo chính, lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm Nam Việt.
Trước cái chết thương tâm của hai anh em họ Ngô ngày 2 tháng 11 năm 1963,
Kennedy chưa hết bàng hoàng, ân hận thì hai mươi ngày sau, ngày 22 tháng 11
cùng năm, Kennedy cũng bị một tay súng lạ hạ sát bằng phát đạn chính xác, xuyên
gáy.
Ý trong bài, Willams có nói tới một thứ luật mà ta gọi là luật nhân quả,
kỳ lạ lắm, luật đó không bao giờ có trong văn bản của bất cứ quốc gia nào nhưng
nó lại được thực thi triệt để. Mạng người khiếp thật, đừng có giỡn. Đông – Tây
kim cổ giống nhau cả. Dòng họ Kennedy danh giá cũng tiệt nòi nối dõi, thật đau
đớn. Còn lão cố Tổng thống Dương Văn Minh, Việt Nam Cộng hòa, kẻ vấy bàn tay bẩn
thỉu vào cái chết của Ngô Tổng thống, cuối đời cũng thân tàn ma dại, chết bỏ
xác xứ lạ quê người đấy thôi.
Cha mẹ Trọng không may vô phước sinh ra hai thằng con quái tử rũ tù. Trọng
từng kể cho bô lão thuần nông, thần đồng thơ Trần Đăng Khoa câu chuyện mơ thấy
cha mình đến gặp con trong tù rồi trừng trừng khóc chảy máu mắt, máu văng tóe cả
vào mặt Trọng. Giật mình vã mồ hôi, choàng tỉnh dậy thì nghe hung tin cha Trọng
đúng ngày đó 25 tháng 1 năm 2016 không nhắm nổi mắt, mang theo tai ách xuống
tuyền đài. “Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống Tuyền đài chửa tan”
(Kiều).
Cứ suy nghĩ kỹ đi, còn đời con cháu của Trọng nữa đấy. Chưa thoát oan
nghiệt đâu? Dương Tự Lập tao và Dương Tự Trọng mày cũng chỉ người dưng nước lã
không quen biết trong đời, không ân oán hận thù ngoài xã hội. Đọc bài viết của
nhà thơ nhớn Nguyễn Bảo Sinh “chó”, bạn thân với mày, mà nộ khí xung thiên, cái
bọn Công an nhà chúng mày cũng lắm chiêu trò quái thai dị dạng với nước với dân
lắm.
Nhưng xem sách cổ có câu: “Lãng tử hồi đầu kim bất
hoán”, nghĩa là người lang bạt hư đốn mà biết quay đầu còn quý hơn vàng, không
đổi. Vẫn còn kịp thời gian
cho mày biết sám hối trước tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
_______
Một số hình ảnh của tác giả Dương Tự Lập gửi kèm theo bài viết:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/0-1-1068x1424.jpg
smart
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/2-2-rotated.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/3-1068x1424.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/4-1068x1424.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/5-1024x813.jpg
Nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp trên trang Tạp chí Kinh tế viễn Đông tháng 8 năm 1997
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/6.jpg
Cựu Đại
tá Dương Tự Trọng (trái) và Nhà báo Nguyễn Việt Chiến
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/7.jpg
Cựu Đại
tá Nguyễn Như Phong và Dương Tự Trọng
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/8.jpg
ựu Phó
Tổng biên tập báo Thanh Niên Quốc Phong
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2023/09/9.jpg
Vợ chồng
em Lê Chí Nguyện, áo đen ngồi cuối bàn tặng tôi xấp thơ của Nguyễn Bảo Sinh
“chó”
No comments:
Post a Comment