Gấu
trúc, "sức mạnh mềm" của Trung Quốc trước căng thẳng gia tăng với
phương Tây
Thanh Hiếu - RFI
Đăng ngày: 25/07/2023 - 16:54
Hôm nay,
25/07/2023, Yuan Meng, gấu trúc đầu tiên được sinh ra tại vườn thú Beauval ở
Pháp, cách đây 5 năm, đã được đưa trở về tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan), Trung Quốc, để
giao phối. Đây là chương trình "ngoại giao gấu trúc" quốc tế
cho phép Trung Quốc thắt chặt hoặc cải thiện quan hệ ngoại giao với các nước.
Ảnh tư liệu : Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron, giám đốc sở thú
Beauval Rodolphe Delord và gấu trúc Yuan Meng, ngày 04/08/2017. © GUILLAUME
SOUVANT / AFP
Gấu trúc
Yuan Meng rời sân bay quốc tế Roissy-Charles-de-Gaulle ở
Pháp khoảng 7 giờ 30 (GMT) và sẽ về đến Trung Quốc khoảng 14 giờ (GMT) bằng
máy bay của hãng China Airlines.
Theo AFP, chú gấu trúc này đáng lẽ phải về
Trung Quốc lúc 3 hoặc 4 tuổi, nhưng đại dịch Covid bùng nổ nên Yuan Meng phải ở
lại đến nay. Theo giới nghiên cứu khoa học, « gấu đầu tiên được sinh ra ở vườn
thú Beauval là một sự kiện hiếm hoi. Chúng tôi thấy nó lớn lên từng ngày với
nhiều cảm xúc, nhưng hiểu rằng một ngày nào đó nó phải rời xa bố mẹ để đi sinh
sản ».
Trên Le Point, giám đốc sở thú Beauval, ông
Rodolphe Delore, cho biết Yuan Meng không thể sinh sản ở Beauval, vì ở đó chỉ
có các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, ở khu rừng Tứ Xuyên, miền trung
của Trung Quốc, hiện có khoảng 1800 gấu trúc hoang dã.
Là một loài đang bị bị đe dọa, gấu trúc đã được
đưa đến Pháp trong khuôn khổ một thỏa thuận nhằm cung cấp uranium cho Trung Quốc
để sản xuất năng lượng nguyên tử.
Giáo sư Astrid Nordin của viện nghiên cứu Lau
China Institute giải thích rằng đằng sau thỏa thuận này, Trung Quốc muốn gửi đến
thông điệp « không có gì phải sợ đầu tư vào Trung Quốc », hơn nữa, gấu
trúc cũng mang thông điệp « thân thiện và hòa nhã ».
Trung Quốc đã bắt đầu chính sách ngoại giao gấu
trúc cách đây hơn 50 năm. Lúc đó, gấu trúc thường được tặng luôn, vì vậy, nhiều
gấu trúc đã sống ở sở thú Mê-hi-cô và Đài Loan, và không trở về Trung Quốc nữa.
Giáo sư Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc
tại Đại học SOAS, Luân Đôn cho biết, « giờ đây, với tư cách là một siêu
cường kinh tế, Trung Quốc có thể nhận được sự ngưỡng mộ và tôn trọng từ các nước
khác ». Nhưng càng lớn mạnh thì Trung Quốc càng làm cho mối quan hệ quốc tế
trở nên phức tạp hơn, nhất là với phương Tây.
Theo ông Kerry Brown, « giữa Trung Quốc và
phương Tây, rất khó có một cuộc đàm thoại lành mạnh vào lúc này. Các vấn đề đều
có mối liên hệ mật thiết. Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh, mà là một
điều gì đó phức tạp hơn nhiều ».
No comments:
Post a Comment