Biden thăm Việt Nam ‘không
khơi mào chiến tranh lạnh’ với Trung Quốc
Người Việt
September 10, 2023
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Tổng Thống Joe Biden hôm Chủ Nhật, 10 Tháng
Chín, cho biết chuyến thăm Việt Nam của ông để thể hiện mối quan hệ bền chặt
hơn với Hà Nội không phải nhằm mục đích khơi mào một “chiến tranh lạnh” với
Trung Quốc, theo AP.
“Mục đích
không phải là kiềm chế Trung Quốc,” tổng thống Mỹ tuyên bố trong cuộc họp báo ở
Hà Nội. “Căn bản là tạo sự ổn định.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/09/TS-biden-hanoi-1-scaled.jpeg
Tổng Thống Joe Biden trong cuộc họp báo ở Hà Nội,
hôm Chủ Nhật, 10 Tháng Chín. (Hình: Saul Loeb/AFP via Getty Images)
Ông Biden đến Hà Nội để xác lập vị thế ngoại
giao cao nhất, đối tác chiến lược toàn diện, với Việt Nam.
Phía Mỹ cho rằng đây là một phần trong nỗ lực
rộng lớn hơn nhằm mang lại sự ổn định toàn cầu bằng cách xây dựng các mối quan
hệ với khắp châu Á vào thời điểm căng thẳng với Bắc Kinh.
Việc nâng mối quan hệ đối tác giữa Mỹ với Việt
Nam phản ánh nỗ lực rộng lớn hơn trên khắp châu Á nhằm chống lại ảnh hưởng đe
doạ, lấn lướt của Trung Quốc.
Mở đầu cuộc họp báo Tổng Thống Biden cho biết
ông đã “đi vòng quanh thế giới trong 5 ngày,” từ Washington đến New Delhi và
bây giờ là Hà Nội, thể hiện những nỗ lực của nhằm củng cố các liên minh trên
toàn cầu của Mỹ
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết Hà Nội muốn linh hoạt
ở một mức độ độc lập nào đó và các công ty Mỹ đang tìm kiếm giải pháp thay thế ở
Việt Nam thay cho việc đặt hàng từ các nhà máy Trung Quốc.
Ông Biden mô tả Hoa Kỳ và Việt Nam là “những đối
tác quan trọng vào thời điểm mà tôi thấy là rất quan trọng.”
Các nhà bình luận nhận xét dù cả hai nhà lãnh
đạo Mỹ-Việt đều không nhắc đến một cách cụ thể về việc áp lực của Trung Quốc về
mặt địa chính trị khiến góp phần nâng cao quan hệ đối tác giữa hai nước như thế
nào, tuy nhiên thật khó để giải thích việc xảy ra sự nối kết đặc biệt giữa hai
quốc gia cựu thù nếu Bắc Kinh không tỏ thái độ ngày càng lấn lướt trong lãnh vực
địa chính trị.
Việt Nam trước đây đã có mối quan hệ ở mức độ
tương tự với Trung Quốc và Nga. Với việc nâng cao vị thế ngoại giao với Mỹ cho
thấy Việt Nam muốn bảo vệ quyền lợi của mình giữa lúc các công ty Mỹ và châu Âu
tìm kiếm giải pháp thay thế cho việc đầu tư vào các nhà máy ở Trung Quốc.
Trước sự suy thoái kinh tế của Trung Quốc hiện
nay và việc ông Tập Cận Bình đang phải củng cố quyền lực chính trị nội bộ, Tổng
Thống Biden tận dụng cơ hội để kéo nhiều quốc gia hơn, bao gồm cả Việt Nam và
Cambodia, vào quỹ đạo của Mỹ. (MPL) [kn]
================================================
.
.
Biden cùng đối tác G20 lập tuyến vận chuyển thuỷ bộ nối trục Ấn-Âu
Người
Việt
September 10, 2023
New Delhi, Ấn Độ (NV) – Tổng Thống Joe Biden và các đồng minh hôm Thứ Bảy,
9 Tháng Chín, công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng tuyến đường vận chuyển
hoả xa và đường biển kết nối Ấn Độ với Trung Đông và Châu Âu.
Nỗ lực to lớn này, được công bố trong Hội Nghị
Thượng Đỉnh G20 năm 2023, nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tăng cường
hợp tác chính trị trên quy mô toàn cầu.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/09/TS-biden-g20-1-1536x1024.jpeg
Tổng Thống Joe Biden
(giữa) được ông Narendra Modi (bìa phải), thủ tướng Ấn Độ, mời vào chỗ ngồi tại
hội nghị G20. (Hình: EVAN VUCCI/POOL/AFP via Getty Images)
Tổng Thống Biden bày tỏ tầm
quan trọng của dự án này, nói rằng: “Đây là một kế hoạch lớn. Đây thực sự là một
sự kiện lớn,” theo AP.
Hành lang vận chuyển được
đề xuất này, trải rộng trên nhiều quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Saudi Arabia, Các Tiểu
Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Jordan, Israel và Liên Âu, sẵn sàng tăng cường
thương mại, tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các nguồn năng lượng và cải thiện
kết nối kỹ thuật số.
Ông Jake Sullivan, cố vấn
an ninh quốc gia Hoa Kỳ, nhấn mạnh dự án này là sự thể hiện “hiệu quả” của sức
mạnh Mỹ, qua tầm nhìn của Tổng Thống Biden về “các khoản đầu tư sâu rộng” và hợp
tác quốc tế hiệu quả.
Cố Vấn Sullivan nhấn mạnh
tác động tích cực của cơ sở hạ tầng được cải thiện đối với tăng trưởng kinh tế,
sự gắn kết khu vực và biến Trung Đông thành trung tâm hoạt động kinh tế, chống
lại mối liên hệ lịch sử của khu vực này với những thách thức, xung đột và khủng
hoảng.
Ông Narendra Modi, thủ tướng
Ấn Độ, nhấn mạnh tăng cường kết nối là ưu tiên hàng đầu của Ấn Độ, không chỉ nhằm
thúc đẩy thương mại lẫn nhau mà còn xây dựng niềm tin lẫn nhau giữa các quốc
gia.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/09/TS-biden-g20-2-scaled.jpeg
Tổng Thống Joe Biden (hàng đầu, trái) cùng ông Narendra Modi, thủ tướng Ấn
Độ, dẫn đầu đoàn lãnh đạo G20 đến đài tưởng niệm cố Thủ Tướng Mahatma Gandhi ở
Raj Ghat, New Dehli. (Hình: -/PIB/AFP via Getty Images)
Tuyến hành lang hoả xa và
vận tải đường biển, cùng sự cung cấp kết nối kỹ thuật số được dàn trải trên khắp
các khu vực địa lý rộng lớn, thúc đẩy thương mại. Dự án này cũng sẽ là giải
pháp thay thế cho các sáng kiến cơ sở hạ tầng rộng lớn được Trung Quốc đưa ra
trước đây trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường.”
Trong khi chi tiết chi
phí và tài chính của dự án vẫn chưa được tiết lộ, Thái Tử Mohammed bin Salman của
Saudi Arabia đã đề cập đến con số $20 tỷ trong một thông báo, tuy nhiên hiện
không rõ liệu khoản ngân quỹ này có áp dụng riêng cho cam kết của Ả Rập Saudi
hay không.
Bà Ursula von der Leyen,
chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, mô tả dự án hoả xa và vận tải biển là “cây cầu xanh và
kỹ thuật số xuyên lục địa và các nền văn minh”, bao gồm các dây cáp để truyền cả
điện và dữ liệu. Bà cũng tiết lộ “Hành lang xuyên châu Phi” kết nối cảng Lobito
của Angola với các khu vực không giáp biển của Cộng Hòa Congo và Zambia.
Ông Amos Hochstein, điều
phối viên về cơ sở hạ tầng toàn cầu và an ninh năng lượng của Tổng Thống
Biden, đã vạch ra một mốc thời gian dự kiến cho dự án. Trong 60 ngày tới, các
nhóm làm việc sẽ xây dựng một kế hoạch toàn diện và đặt ra các mốc thời gian.
Giai đoạn đầu tiên sẽ
liên quan đến việc xác định các khu vực cần đầu tư và kết nối cơ sở hạ tầng vật
chất giữa các quốc gia. Ông Hochstein hy vọng rằng những kế hoạch này có thể được
thực hiện trong năm tới, tiến tới tài trợ và xây dựng.
Cố Vấn Sullivan giải
thích rằng nguồn gốc của dự án bắt đầu từ chuyến thăm của ông Biden tới Saudi
Arabia vào Tháng Bảy, 2022, tại đó tổng thống nhấn mạnh tầm quan trọng của hội
nhập kinh tế khu vực.
Các cuộc trò chuyện với
các đối tác trong khu vực đã bắt đầu vào Tháng Giêng và các đánh giá chi tiết về
cơ sở hạ tầng hoả xa hiện có đã được tiến hành vào mùa Xuân. Sau đó, các cuộc
đàm phán và hợp tác giữa các quốc gia đã lên đến đỉnh điểm khi công bố dự án.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2023/09/TS-biden-g20-3-1536x863.jpeg
Lãnh đạo khối G20 trong
giây phút tưởng niệm cố Thủ Tướng Mahatma Gandhi. (Hình: -/PIB/AFP via Getty
Images)
Mặc dù dự án hoả xa và vận
tải biển không phải là tiền đề cho việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa
Israel và Ả Rập Saudi, nhưng có sức nặng địa chính trị đáng kể.
Tất cả các quốc gia tham
gia đều nhấn mạnh sự tập trung vào kết quả thiết thực, phát triển kinh tế và cải
thiện khả năng kết nối để mang lại lợi ích cho người dân của họ. Sự tham gia của
Israel và Jordan đã được đặc biệt chú ý như một khía cạnh quan trọng của sáng
kiến.
Tổng Thống Biden tận dụng
hội nghị thượng đỉnh G20 như một cơ hội để vận động tăng cường đầu tư vào giảm
thiểu biến đổi khí hậu và nhấn mạnh những tác động bất lợi toàn cầu của cuộc
chiến của Nga ở Ukraine, dẫn đến giá lương thực và năng lượng tăng cao, cũng
như lãi suất nợ cao hơn đối với nhiều quốc gia. (MPL) [kn
No comments:
Post a Comment