Lê
Xuân Khoa
11/11/2021
https://baotiengdan.com/2021/11/11/tra-lai-su-that-cho-lich-su/
Kính gửi quý Tổng Biên Tập,
Sau khi TS Nguyễn Đình Thắng viết bài công
kích tôi kịch liệt về chương trình ROVR trên tờ Mạch Sống của BPSOS ngày 25
tháng 5 năm 2020, nhiều độc giả và cơ quan truyền thông đã yêu cầu tôi lên tiếng
để dư luận biết rõ sự thật. Quả thật tôi thấy cần phải đáp ứng đòi hỏi chính
đáng của công luận, vì đây không chỉ là vấn đề bảo vệ nhân cách và sự nghiệp của
một cá nhân hoạt động xã hội mà quan trọng hơn nữa, vì nhu cầu làm sáng tỏ sự
thật của một sự kiện quan trọng trong lịch sử tị nạn Việt Nam.
Bài viết đính kèm giải thích đầy đủ lý do tại
sao tôi lên tiếng trễ và tại sao tôi không có lựa chọn nào khác tốt hơn là kiện
ông Thắng ra trước Công Lý thay vì tranh cãi với một người có tham vọng lãnh đạo
nhưng chỉ lo giành giựt những lợi ích trước mắt cho bản thân. Trước tình hình bất
ổn của thế giới ngày nay, cộng đồng Mỹ gốc Việt cần có những lãnh đạo trẻ có tầm
nhìn và tư duy chiến lược, vừa giúp phát triển mọi mặt của cộng đồng, vừa ảnh
hưởng tới các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ.
Lịch sử 20 năm tị nạn Việt Nam là một thí dụ về
kinh nghiệm hội nhập và phát triển của một cộng đồng thiểu số, từ những nạn
nhân lệ thuộc vào trợ cấp xã hội đã sớm trở thành những công dân có những đóng
góp đáng kể cho quê hương thứ hai. Đặc điểm của cộng đồng tị nạn Việt Nam là hậu
quả của một cuộc chiến tranh tàn khốc mà Hoa Kỳ có trách nhiệm lớn và cũng góp
phần xương máu của 58,000 tử sĩ và có thể hàng trăm ngàn cựu chiến binh khác. Bởi
vậy, lịch sử tị nạn cần phải được ghi chép trung thực, không ai được phép xuyên
tạc vì tham vọng và lợi ích cá nhân. Nếu trong khi tường thuật những hoạt động
của SEARAC bảo vệ tị nạn và qua những bước thành lập chương trình ROVR, tôi có
nhấn mạnh vào những đóng góp của tôi và các đồng nghiệp trong Ban Đặc nhiệm của
InterAction, thì đó không phải là hành động tự quảng cáo mà chỉ vì cần phải chứng
tỏ những điều khẳng định của ông Thắng là không đúng sự thật hay mâu thuẫn với
chính nguồn dẫn chứng của ông. Xin quý bạn đọc thông cảm cho việc làm bất đắc
dĩ thiếu khiêm tốn này.
Mong quý vị Tổng Biên tập vui lòng phổ biến Bản
Lên Tiếng này vì lợi ích chung của cộng đồng.
Tôi xin thành thật cám ơn,
Lê Xuân Khoa
Nguyên chủ tịch SEARAC
***
Thông tin chính xác về chương trình
ROVR
·
Một giải pháp công bằng và nhân đạo giúp chấm dứt
thảm kịch 20 năm tị nạn Việt Nam (1975-1995).
·
Quá trình thành lập chương trình ROVR.
·
SEARAC thực hiện lời cam kết tại Thượng Viện Mỹ:
“Chúng tôi quyết tâm sẽ là một phần của giải pháp cho vấn đề tị nạn Việt Nam.”
Giữa lúc trận đại dịch covid-19 đang hoành
hành trên toàn thế giới với 252 triệu ca nhiễm và hơn 5 triệu người chết, trong
đó Hoa Kỳ chịu hậu quả nặng nhất về cả số nạn nhân mắc bệnh lẫn số tử vong, việc
đính chính một sự kiện sai lầm trong lịch sử tị nạn Việt Nam gần 30 năm trước
có thể coi là một việc làm không thích hợp. Tuy nhiên, trong khi một số hoạt động
cần bị hạn chế hay gián đoạn tạm thời để tránh dịch bệnh lây lan, mọi sinh hoạt
trong xã hội vẫn phải được tiếp tục bình thường. Những hoạt động bảo vệ các giá
trị đạo đức, trật tự và công bằng xã hội càng phải được tôn trọng. Bởi vậy, việc
phục hồi sự thật trong lịch sử tị nạn Việt Nam, đặc biệt bị xuyên tạc vào lúc này,
là một việc làm cần thiết.
Thảm kịch tị nạn Việt Nam do Cộng sản gây ra từng
làm rung chuyển lương tâm nhân loại qua những năm trước và sau hai Hội nghị quốc
tế Geneva năm 1979 và 1989, cũng chính là hậu quả của chiến tranh Việt Nam và
đã trở thành một phần của lịch sử Việt Nam và Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ
20. Bởi vậy, lịch sử tị nạn Việt Nam, với những đặc điểm không thấy có
trong các nhóm di dân và tị nạn ở Hoa Kỳ và các quốc gia định cư khác, cần phải
được ghi chép đầy đủ và trung thực. Mọi hành động xuyên tạc sự thật lịch sử, bất
cứ vì lý do gì, đều là những hành động tội lỗi gây ngộ nhận hay tin tưởng sai lầm
qua nhiều thế hệ, cần phải bị phê phán và trừng phạt thích đáng.
Một sự kiện quan trọng trong lịch sử tị nạn Việt
Nam là sự kiện liên quan đến những nỗ lực quốc tế tìm kiếm giải pháp công bằng
và nhân đạo nhằm chấm dứt vấn đề thuyền nhân tị nạn vào những năm cuối thế kỷ
hai mươi. Cụ thể là năm 1989, Hội nghị quốc tế Geneva lần thứ hai về tị nạn
Đông Dương, với sự tham dự của 79 quốc gia, đã chấp thuận bản “Kế hoạch Hành động
Toàn diện” (gọi tắt theo tiếng Anh là CPA) được coi như giải pháp thích hợp nhất
cho thảm kịch tị nạn Việt Nam. Nhưng việc thi hành Kế hoạch CPA đã bị nhiều trở
ngại do tệ nạn tham nhũng và phỏng vấn bất công của nhân viên di trú địa
phương, nhất là vì các quốc gia cho tị nạn tạm trú, trừ Phi-líp-pin, quyết định
hồi hương mau chóng bằng biện pháp cưỡng bách tất cả những người đã bị loại khỏi
cuộc thanh lọc nếu họ không chịu hồi hương tình nguyện. Tính đến năm 1995, số
người đã về nước khoảng 70,000, số còn lại trên 40,000. Hậu quả của chính sách
quyết liệt này là những cuộc xung đột đổ máu và đàn áp bằng bạo lực giữa những
người biểu tình chống cưỡng bách hồi hương và lực lượng an ninh trong trại. Kế
hoạch CPA lâm vào tình trạng bế tắc đòi hỏi Hoa Kỳ, các nước liên quan và các tổ
chức nhân đạo gấp rút tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng cuối cùng về tị nạn
đang đe dọa làm mất ổn định trong toàn khu vực.
Đó là bối cảnh ra đời của chương trình “Cơ hội Định cư cho Người Việt Hồi
hương” tức ROVR,
do SEARAC khởi xướng,
được InterAction hỗ
trợ và cuối cùng được cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam chấp thuận. Quá trình
thành lập và thực hiện chương trình ROVR đã được mô tả rành mạch trong bài “Ôn
lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam” nhân dịp kỷ niệm ngày
30/4/1975 lần thứ 45. Bài này đã đăng trên trang VOA tiếng Việt ngày
27/4/2020 và một số trang mạng khác như Tiếng Dân, Diễn Đàn Thế Kỷ và ngay cả
Bauxite VN ở trong nước. Xin mở link: https://baotiengdan.com/2020/04/27/ky-niem-30-4-1975-on-lai-mot-so-dac-diem-trong-lich-su-ti-nan-viet-nam-tu-1975/
Vì vậy, tôi không cần phải kể lại ở đây nội
dung bài viết nói trên mà chỉ chú trọng vào nhu cầu phục hồi sự thật về chương
trình ROVR đã bị loan tin sai lạc trên trang báo Mạch Sống của tổ chức Boat
People SOS (BPSOS) vào dịp lễ Giáng Sinh 2019 và Năm Mới 2020, sau đó là
bài viết ký tên Nguyễn Đình Thắng, cũng trên Mạch Sống, ngày 25/5/2020.
Trong bài trước, ông Thắng tự nhận ông là người “hình thành” chương trình ROVR
nhưng sự kiện thực tế cho thấy ông đã công khai chống đối giải pháp định cư khu
vực xám từ đầu đến cuối; trong bài sau, ông gọi đích danh tôi là “kẻ nhận vơ”,
“đổi trắng thay đen”, “phản bội thuyền nhân” và phạm nhiều tội gian dối nặng nề
khác
Tôi xin nhấn mạnh rằng trong 30 năm qua, tôi
không khi nào viết về chương trình ROVR để tự quảng cáo và kêu gọi cộng đồng
đóng góp. Năm 1996, khi ROVR được chấp thuận và bắt đầu được thi hành ở Việt
Nam, thì tôi cũng hoàn thành nhiệm vụ, nghỉ hưu ở SEARAC để trở về nghề dạy học
tại ĐH Johns Hopkins. Khi chứng kiến chương trình
ROVR được thực hiện mau chóng và thành công vượt kết quả mong đợi, TS Thắng biết
mình sai lầm lớn nên tìm cách sửa sai bằng cuộc vận động cho những người nộp
đơn quá hạn. Từ 1998, những đồng bào đã lỡ từ chối nộp đơn năm 1996 nay
chỉ còn cách tham gia vào chương trình ODP hậu-ROVR mà ông Thắng gọi là ROVR
mở rộng. Nhờ sự hỗ trợ của DB Christopher Smith, một số ứng viên ROVR
trễ hạn đủ điều kiện đã được chính phủ Mỹ chấp thuận thêm vào con số những người
nộp đơn đúng hạn năm 1996. Tất nhiên, con số thêm vào này không phải là con số
18,000 là kết quả của chương trình ROVR do SEARAC và InterAction vận động từ
1993 đến 1996 mà TS Nguyễn Đình Thắng đã chống đối công khai từ lá thư gửi thuyền
nhân trong các trại 11/08/1993 cho đến hai buổi điều trần tại Quốc Hội ngày 25
và 27 tháng 7, 1995. Mọi chuyện từ đó đã lặng lẽ đi vào lịch sử.
Bỗng nhiên 25 năm sau, có lẽ ông Thắng nghĩ rằng
thời gian đã đủ lâu để ông có thể viết lại những trang cuối của lịch sử tị nạn,
và muốn vậy, cần phải xóa bỏ thành tích 20 năm bảo vệ và giúp đỡ tị nạn của tôi
và SEARAC. Chính vì bài viết ngày 25/5/2020 của ông Thắng mà tôi đã phải đưa
ông ra trước Công Lý, không chỉ để gìn giữ thanh danh của một người suốt đời
làm nghề giáo dục và hoạt động xã hội, mà quan trọng hơn nữa, để trả lại một sự
thật quan trọng cho lịch sử tị nạn Việt Nam.
Kiện TS Nguyễn
Đình Thắng về tội phỉ báng
Không ít độc giả đã rất ngạc nhiên và bất bình
khi thấy một sự kiện từ gần 30 năm trước nay được TS Thắng đem ra thuật lại
trái ngược hẳn với những sự kiện thật sự diễn ra hồi đó cho thấy ông Thắng kịch
liệt chống đối giải pháp Định cư Khu Vực Xám và chương trình ROVR. Nhiều độc giả
đã đòi tôi phải lên tiếng để làm sáng tỏ sự thật lịch sử. Tôi cũng thấy đây là
một việc làm cần thiết, nhưng do tuổi tác và sức khỏe, tôi không thể kéo dài việc
đối đáp với một người trẻ tuổi lý luận ngụy biện và sử dụng lời lẽ xúc phạm.
Cách giải quyết dứt khoát duy nhất là đưa kẻ phỉ báng ra trước pháp luật, vì chỉ
có một bản án của Tòa mới chấm dứt được những hành động bôi nhọ và phá hoại sự
nghiệp người khác. Tối thiểu, vụ kiện cũng là dịp tốt nhất để công luận nhận rõ
đâu là sự thật để tránh bị lợi dụng sau này.
Tôi có may mắn được sự khuyến khích và giúp đỡ
của bạn bè nên không phải lo lắng về các chi phí cho vụ kiện này. Nhờ đó, tôi
đã có luật sư nhận làm thủ tục khởi tố ông Thắng trước Tòa Thượng Thẩm của Tiểu
bang California. Vì nội vụ đã được đưa ra trước Công Lý, tôi sẽ không làm
công việc của luật sư bên nguyên cáo cho đến khi có các phiên xử tại Tòa. Trong
khi chờ đợi, tôi sẽ chỉ cần trưng dẫn ở đây những sự việc đã thật sự diễn ra
trong quá trình thành lập chương trình ROVR, từ đề nghị “Định cư thành phần khu
vực xám” do tôi trình bày tại Hội nghị Bàn tròn Quốc tế, trụ sở LHQ, New York,
1993, được Ban Đặc Nhiệm của InterAction (do tôi và ông Lionel Rosenblatt làm đồng
chủ tịch) khai triển quy mô thành đề án Track II nộp cho Bộ Ngoại Giao năm
1994, cuối cùng được cả hai chính phủ Mỹ và Việt Nam chấp thuận năm 1995 dưới
tên chính thức là ROVR.
Như vậy mọi giới quan tâm chỉ cần theo dõi các
bước tiến của vụ kiện. Nhưng ông Thắng đã không có thái độ tương xứng của một bị
cáo tin tưởng ở lý lẽ của mình và luật sư biện hộ. Sau khi nhận được trát Tòa
thông báo vụ kiện, ông Thắng lại tìm cách tấn công tôi bằng một đòn phủ đầu, nhằm
tạo dư luận thuận lơi cho ông trước khi Tòa xử. Đó là việc ông sử dụng kỹ thuật
“cắt và dán” (cut and paste) hai băng video cũ (năm 2019 hay trước đó) thu hình
hai nhân vật của công chúng phát biểu trong hai trường hợp khác nhau thành một
video chung (năm 2021) gây cảm tưởng cho người xem là hai vị này đang luân
phiên ca ngợi TS Thắng có công hình thành chương trình ROVR giúp cho 18,000
thuyền nhân được định cư tại Mỹ sau khi bị hồi hương về Việt Nam.
Hai nhân vật công chúng này là Dân biểu Christopher Smith
(R-NJ), nguyên Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Hạ Viện, và ông Grover Joseph Rees, cựu
Đại sứ East Timor nhưng trước đó là Chánh Văn phòng của DB Smith. Rõ ràng là
các ông Smith và Rees chỉ được biết về tôi qua báo cáo của ông Thắng rằng tôi
là “lá bài tẩy” [sic] của chính quyền Clinton và là ”thành phần nguy hiểm nhất”
[sic] chống phá dự luật của dân biểu Smith bảo vệ thuyền nhân. Hai ông không biết
rằng tôi đã hoạt động về tị nạn ngay từ sau 1975, và với tư cách một công dân Mỹ
độc lập cầm đầu một tổ chức có ảnh hưởng quốc tế, tôi đã lặng lẽ làm việc với các
nhà làm chính sách tị nạn thuộc cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ dưới thời bốn Tổng
Thống Jimmy Carter, Ronald Reagan, George H. W. Bush và Bill Clinton. Vì thế
khi tôi cùng nhóm đại diện của InterAction đến găp DB Smith ngày 9 tháng 3 năm
1995 đề nghị sửa đổi Đoạn 2104 trong dự luật H.R. 1561 và ngày 22 tháng 5 năm
1995 tôi lại viết thư cho DB Smith giới thiệu đề án Track II và mời ông lãnh đạo
đề án này để dễ thuyết phục BNG thì ông tỏ ra lạnh nhạt. Cũng vì thế, cho đến
năm 2019, DB Smith và cựu ĐS Rees vẫn còn mang ý nghĩ xấu về tôi. Nhưng ngày
25/1/2020, tôi đã viết thư cho DB Smith, đính chính thông tin sai lầm mà ông
phát biểu về ông Thắng và ROVR, và trong lá thư ngày 12/9/2020, tôi lại chứng
minh cho ông thấy rõ tất cả những điểm ông Thắng viết về tôi và SEARAC ngày
25/5/2020 là không đúng sự thật. Bản sao cả hai lá thư này đều gửi cho cựu ĐS
Rees. Như vậy là hai ông Smith và Rees đều đã đọc hai lá thư có bằng chứng của
tôi về những việc làm sai trái của ông Thắng trên dưới một năm trước khi ông Thắng
cắt ghép hai đoạn video cũ nói trên vào tháng Tám năm 2021.
Tôi rất mong được thấy DB Smith và ĐS Rees,
trong vụ kiện này, xác nhận hay phủ nhận nội dung hai lá thư năm 2020 của tôi,
nhất là việc các ông có đồng ý và cho phép ông Thắng hành động cắt ghép video mới
đây hay không, giúp gây dư luận thuận lợi cho ông Thắng trước khi ra Tòa với tư
cách bị cáo?
Sự kiện Thực tế và
Bằng chứng Hiển nhiên
Việc tôi trình bày những sự kiện và bằng chứng
cụ thể cho thấy những việc làm của tôi và SEARAC là chính đáng và minh bach, có
lợi ích cho người tị nạn. Những sự kiện và bằng chứng này sẽ đương nhiên vô hiệu
hóa những thông tin xuyên tạc được sử dụng trong ý đồ viết lại lịch sử tị nạn,
xóa bỏ sai lầm quá khứ để thực hiện tham vọng và lợi ích cá nhân. Tất cả những
tài liệu này sẽ được“ in ra để trưng dẫn trong những phiên xử tại Tòa và sẽ được
phổ biến công khai, Tôi luôn luôn hành xử ngay thẳng và minh bạch, chưa một lần
nào bị điều tra hay bị pháp luật lên án về tội gian lận hay phá hoại thanh danh
người khác. Khả năng và nhân cách của tôi cũng được chứng tỏ qua những giấy chứng
nhận hay văn thư khen ngợi của những nhân vật có thẩm quyền trong chính phủ và
quốc hội, những nhân vật có uy tín của những tổ chức nhân đạo và nhân quyền nổi
tiếng quốc tế, và những đại học danh tiếng ở Pháp và Mỹ.
Trong khuôn khổ giới hạn của bài này, tôi
không thể đính kèm tất cả tài liệu và bằng chứng cần thiết, do đó tôi chỉ có thể
kể ra dưới đây một số thí dụ điển hình trong số những sự kiện xác thực về ROVR
và những đóng góp liên quan khác của SEARAC. Tựu trung, tất cả những việc làm
này thể hiện lời cam kết của tôi trong buổi họp báo đầu tiên của một tổ chức tị
nạn tại Thượng Viện Mỹ ngày 1 tháng Ba 1987: “Chúng tôi vẫn bị coi là một
vấn đề nan giải của nước Mỹ. Ngày nay chúng tôi quyết tâm sẽ là một phần
của giải pháp.” Chương trình ROVR, dù rất nhỏ, chính là một phần
của giải pháp thật sự toàn diện, hòa bình và bền vững, tức là thỏa hiệp bình
thường hóa quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995. Đó cũng là chương trình định
cư thành công nhất với tỉ lệ chấp thuận trung bình là 85 phần trăm khi trang sử
cuối cùng của tị nạn Việt Nam được khép lại vào những năm cuối thế kỷ 20.
Kết luận
Trước khi quyết định kiện TS Nguyễn Đình Thắng,
tôi đã nghĩ đến trường hợp ông Thắng có thể dựa vào quyền tự do ngôn luận trong
nền dân chủ Mỹ để tự bào chữa và tôi cũng có quyền tư do phản bác. Nhưng tự do
ngôn luận không có nghĩa là tư do phỉ báng người khác mà không có bằng chứng hiển
nhiên, nhất là khi người bị phỉ báng không thể tiếp tục tranh cãi với một người
có thì giờ, sức khỏe và tiền bạc. Tôi tin tưởng Công lý không khi nào tha thứ
cho những hành động vi phạm những nguyên tấc căn bản về pháp lý và đạo đức, nhất
là khi kẻ vi phạm lại đứng đầu một tổ chức mang danh bảo vệ các giá trị của con
người và xã hội. Tôi cũng tin chắc mọi người quan tâm đều dễ dàng nhận thấy lý
do tôi kiện ông Thắng không phải vì tìm kiếm danh vọng hay tiền bạc mà chỉ để bảo
vệ nhân phẩm và phục hồi sự thật lịch sử. Giả thử tôi sẽ nhận được một số
tiền bồi thường đáng kể, thì sau khi đã thanh toán các chi phí cần thiết, tôi sẽ
minh bạch tặng hết số tiền còn lại cho những tổ chức cứu trợ nạn nhân của độc
tài, tham nhũng và bất công xã hội. Cũng giả thử tôi sẽ ra đi vĩnh viễn khi vụ
kiện chưa kết thúc, những tài liệu để lại cho một thư viện đại học, kể cả bản
thảo cuốn sách đang viết dở, sẽ giúp cho các sử gia và nhà nghiên cứu bảo toàn
được tính chất xác thật của các sự kiện trong lịch sử tị nạn Việt Nam.
Tóm lại, nếu ông Nguyễn Đình Thắng không nóng
vội trong mưu đồ viết lại lịch sử tị nạn, tự nhận là tác giả của một chương
trình định cư đặc biệt mà ông đã tìm cách tiêu diệt từ trong trứng nước thì tôi
đã không có bản lên tiếng này để kịp làm sáng tỏ và bảo vệ sự thật lịch sử, trước
khi quá muộn. Như tôi đã bày tỏ ở phần đầu bài này, nếu vì quyền tự do ngôn luận,
vụ kiện này không có đủ yếu tố mạnh để kết án ông Thắng phạm tội phỉ báng, đây
vẫn là cơ hội tốt nhất cho công luận thấy rõ đâu là sự thật. Thật đáng tiếc vô
cùng là TS Thắng đã rút ra khỏi Ban Đặc Nhiệm của InterAction chỉ mấy tháng sau
khi tôi mời ông tham gia với tư cách đại diện BPSOS, nếu không thì ông cũng đã
trở thành một đồng tác giả của chương trình ROVR và lịch sử tị nạn Việt Nam đã
được ghi chép hoàn toàn tốt đẹp.
Trước khi chấm dứt bản lên tiếng này, tôi xin
đại diện Trung tâm SEARAC bày tỏ lòng tri ân tới tất cả những nhà làm chính
sách có công tâm trong chính quyền và quốc hội Mỹ, những nhân vật có trách nhiệm
trong UNHCR, những nhà điều hành các cơ quan định cư tị nạn liên bang và tiểu
bang, các tổ chức thiện nguyện tranh đấu cho tị nạn và nhân quyền, đặc biệt là
các đồng nghiệp trong Ban Đặc Nhiệm của InterAction, một Liên minh toàn quốc của
gần 200 tổ chức tư nhân thiện chí Mỹ hoạt động toàn cầu, đã nhìn nhận, hỗ trợ
và vinh danh những đóng góp của SEARAC trong nhiệm vụ bảo vệ và giúp đỡ người tị
nạn Việt, Cam-bốt và Lào. Sau hết, tôi không thể quên lời cám ơn chân thành của
tôi đối với từng thân hữu và hội đoàn ở Mỹ và các nước khác, đã ủng hộ nồng nhiệt
những nỗ lực vận động của SEARAC cho những chính sách và chương trình có lợi
ích cho người tị nạn Đông Dương. Danh tính của quý thân hữu và ân nhân thường
được nhắc đến trong tờ The Bridge (1984-1997) của SEARAC và hầu
hết các bài viết của tôi, sẽ được bổ túc đầy đủ hơn trong cuốn sách đang hoàn tất.
Lê Xuân Khoa,
Irvine, California, tháng 11/2021
***
Những tài liệu và
bằng chứng hiển nhiên
Dưới đây là tóm lược những tài liệu xác nhận những sự
việc chính được nói đến trong Bản Lên Tiếng là những sự việc có thật, có thể kiểm
chứng, không phải chỉ là những lời quả quyết xuông không có bằng cớ cụ thể. Những
tài liệu này chỉ là một phần nhỏ trong rất nhiều tài liệu liên quan sẽ được
trưng dẫn công khai trong các phiên xử hay đối chất tại Tòa.
1. Quá trình
thành lập chương trình ROVR:
Đây là vấn đề đầu tiên cần được chứng minh bằng
những sự kiện và bằng chứng cụ thể rằng tôi chính là người khởi xướng và hiện
diện trong suốt quá trình thành lập ROVR, từ buổi thuyết trình tại Đại học
Stanford năm 1990, qua đề nghị định cư khu vực xám tại Hội nghị Bàn tròn Quốc tế
1993, từ những hoạt động khai triển dự án Track II ủa Nhóm Công Tác InterAction
tới những buổi thảo luận với Bộ Ngoại giao và Hội đồng An Ninh Quốc gia từ giữa
1994 đến cuối 1995. Ông Nguyễn Đình Thắng, vì chống ROVR, không thể tham
dự bất cứ một buổi thảo luận nào.
Quá trình thành lập ROVR đã được thuật lại từng
bước cụ thể trong bài “Ôn lại một số đăc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam”
nhân dịp kỷ niệm 30/4 năm 2020. Link bài VOA đã dẫn: https://www.voatiengviet.com/a/funseth-nguyen-co-thach-lich-su-ti-nan-1975/5393840.html
Bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy ROVR do tôi khởi
xướng là sự kiện tôi chính thức đề nghị “Định cư Thành phần Khu Vực Xám”
trong nửa sau của bài tham luận The CPA Revisited or A New Plan to
End the Vietnamese Refugee Tragedy nhân dịp tham dự Hội nghị Bàn
Tròn Quốc tế 1993 tại trụ sở LHQ. Đề nghị này nhấn mạnh vào việc tái xét cho định
cư những thành phần thật sự là tị nạn nhưng bị các nước tạm dung thanh lọc oan
và sẽ bị bắt buộc phải hồi hương. (Nguồn: Refugees: A Challenge to
Solidarity, Center for Migration Studies, New York, 1994, pp. 265-267.)
Bằng chứng rõ rệt thứ hai là lời kết luận của
Dân biểu Chris Smith trong buổi điều trần 27/07/1995, xác nhận rằng đề án Track
II (tức ROVR) “bảo đảm sự công bằng và làm giảm bớt tiềm năng gây bạo động.” DB
Smith ca ngợi ba tác giả của đề án (đại diện Ban Đặc nhiệm của InterAction mà
tôi là đồng chủ tịch) là Shep Lowman, Lionel Rosenblatt và Daniel Wolf: “Các
ông giúp giải quyết được vấn đề. Chắc chắn Hành pháp phải thấy có lợi nắm lấy
cơ hội này và xúc tiến mau chóng … Đây chính là nhóm nòng cốt. Họ là người tị nạn
đang bị đối xử bất công. Giải pháp đang ở trong tầm tay. Hi vọng là đề án sẽ được
chấp thuận”. Nguồn: https://chrissmith.house.gov/uploadedfiles/1995.07.27_comprehensive_plan_of_action_for_indochinese_asylum_seekers.pdf,
trang 69.
2. TS Thắng
chống chương trình ROVR:
Hai bằng chứng hiển nhiên cho thấy TS Thắng chống
chương trình ROVR từ đầu đến cuối là:
(1) Thư gửi thuyền nhân trong các trại tạm trú
ở Hong Kong và các nước ĐNÁ nhan đề “Giải pháp Khu Vực Xám cho Thuyền
nhân: thực hư ra sao?” Thư này gửi cho “Các Bạn mến” ngày 11 tháng Tám
1993, ông Thắng nêu ra nhiều lý do, nguyên văn: “để nhắc nhở mọi người phải hết
sức đề cao cảnh giác và thực tế. Trong tình hình gay cấn này, bất kỳ một giải
pháp nào nghe quá ‘ngon ăn’ thì chỉ là ảo tưởng mà thôi.” (báo Diễn Đàn
Tự Do, Virginia, 11/08/1993);
(2) Trong buổi điều trần ngày 27/07/1995, ông
bác bỏ ý kiến của hai ông Shep Lowman và Dan Wolf là nhân viên INS chỉ tái phỏng
vấn những trường hợp thuộc thành phần được qui định là tị nạn nhưng bị thanh lọc
oan (tức “khu vực xám”). Ông Thắng đòi phải “duyệt xét toàn thể từng trường hợp
trong số 40,000 người tạm trú còn ở trong các trại. Không có cách nào
khác.” Như vậy, ông Thắng nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể ra lệnh cho các quốc gia
cho tị nạn tạm trú. Ông cũng bác bỏ việc tái phỏng vấn các ứng viên ROVR tại Việt
Nam. Thực tế là những người nộp đơn ROVR đúng hạn đều được nhân viên Sở Di Trú
Hoa Kỳ phỏng vấn tại Việt Nam, với kết quả là 85% được chấp thuận. Tất cả những
người này đều cùng gia đình được đưa thẳng sang Mỹ định cư. Số 15% còn lại
gồm những người không tìm được địa chỉ, hoặc tự ý ở lại, hoặc đã trốn thoát khi
đang bị án tù tại Việt Nam.
3. Vận động
định cư tù cải tạo (chương trình H.O.):
Trong bài diễn văn ngày 5 tháng 8,1989, Phụ tá
Thứ trưởng Ngoại giao Robert Funseth cám ơn ba người đã lặng lẽ giúp ông trong
bảy năm thương thuyết với Hà Nội về vấn đề định cư tù cải tạo là Bà Khúc Minh Thơ, GS Lê Xuân
Khoa và Mục sư Lý Công Thuận. Khi tường thuật nội dung cuộc đàm phán,
ông Funseth đã dẫn hầu như nguyên văn ba đề nghị của tôi yêu cầu chính quyền Việt
Nam thực hiện. Những yêu cầu này được tôi nêu lên trong thư gửi ông Funseth
ngày 17/7/1989, trước khi phái đoàn Mỹ lên đường qua Việt Nam kết thúc cuộc đàm
phán và ký bản thỏa hiệp song phương ngày 30/7/1989. Ba yêu cầu đó là: (1) Việt
Nam thả hết số tù nhân còn bị giam giữ trong các trại cải tạo, gồm cả các trí
thức, nhà văn và các nhà lãnh đạo tôn giáo; (2) những người này, sau khi
được thả, phải được phép di cư sang bất cứ quốc gia nào chấp nhận họ. (3)
những quyền công dân căn bản của cựu tù cải tạo và gia đình phải được phục hồi
đầy đủ bao gồm việc bãi bỏ bất cứ biện pháp kỳ thị hiện hữu nào như hạn chế thực
phẩm, học hành hay việc làm. (Nguồn: Diễn văn của ông Funseth trong bữa tiệc
ngày 5 tháng 8, 1989 do Hội Gia đình TNCT tổ chức)
4. Đối thoại
với chính quyền CSVN về chính sách tị nạn:
Tháng Ba 1989, ba tháng trước Hội nghị quốc tế
Geneva về tị nạn, do sự dàn xếp của ông Funseth và DB Steve Solarz, tôi và một
nhóm đại diện SEARAC đã gặp Đại sứ Trịnh Xuân Lãng, trưởng đoàn đại diện Việt
Nam tại LHQ, New York, yêu cầu Việt Nam thả tù cải tạo và cho phép họ định cư tại
Mỹ như một điều kiện tiến đến bình thường hóa các quan hệ giữa hai nước. Khi
đó, tôi không được phép tiết lộ nội dung phiên họp. Vì sự kiện này, tôi đã bị một
số đại diện cộng đồng phản đối kịch liệt, nghi ngờ tôi “đi đêm với Việt cộng.”
Mãi 5 tháng sau, trong bài phát biểu tại Bạch Cung ngày 7 tháng 8, 1989, ông
Funseth mới có dịp nhấn mạnh vào sự cần thiết của những cuộc đối thoại trực tiếp
giữa công dân Mỹ gốc Việt và chính quyền CSVN để chứng tỏ cộng đồng Mỹ gốc Việt
đã trở thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng tới chính sách của HK đối với
VN. Ngoài ông Funseth, Đai tướng John Vessey, đặc sứ của TT Reagan, cũng
trao đổi văn thư với tôi chia sẻ kinh nghiệm đối thoại với nhà cầm quyền cộng sản.
Nhờ vậy, tôi đã hóa giải được nhiều ngộ nhận về chính trị trong cộng đồng, và
không ít người từng chống đối tôi nay trở thành bạn tâm giao, chia sẻ tầm nhìn
về tương lai Việt Nam trong quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ. Mặc dù sự việc đã được
làm sáng tỏ như vậy, ngày 10 tháng Ba 1996, ông Thắng vẫn viết thư cho Giám đốc
Cơ quan Định cư Tị nạn Liên bang (ORR) tố cáo tôi gặp Đại sứ CS năm 1989, chia
rẽ cộng đồng và dùng tiền thuế của công dân Mỹ để “củng cố chế độ độc tài” (to
consolidate a dictatorship) [sic].
5. Chống cưỡng
bách hồi hương:
Đây là quan điểm trước sau như một qua tất cả
những lời phát biểu hay bài viết của tôi mà hai thí dụ điển hình là: thứ nhất,
cuộc tranh luận trực tuyến qua vệ tinh ngày 14/12/1989 giữa tôi với Thống đốc
Hong Kong Sir David Wilson về chính sách cưỡng bách hồi hương. Qua sự giới thiệu
của ông Lionel Rosenblatt, cuộc tranh luận này được chương trình Nightline của
đài ABC tổ chức và nhà điều khiển chương trình Forrest Sawyer làm điều hợp
viên. Cuối cùng Thống đốc Wilson đồng ý với quan điểm của tôi về tị nạn chính
trị và chỉ trích chính phủ Mỹ hành động thiếu trách nhiệm trong việc thu nhận
người tị nạn Việt Nam; thứ hai, là bài viết của tôi trên tờ The
Washington Post ngày 16/12/1989, nhan đề “Forcible Repatriation: No
Remedy” với câu mở đầu: “Shame on British Prime Minister Margaret Thatcher!”
sau khi Bà Thủ tướng Anh từ chối thư thỉnh cầu của tôi và nhất định cưỡng bách
51 thuyền nhân từ Hong Kong về Việt Nam.
6. Can thiệp
đặc biệt cho một số thuyền nhân:
Ba thí dụ về những trường hợp đặc biệt cần can
thiệp: (1) thư trả lời của chủ tịch Hội đồng Tái Cứu xét Hồ sơ Tị nạn của CP
Hong Kong, chấp thuận lời yêu cầu của chủ tịch SEARAC cho hai chị em thuyền
nhân đã bị thanh lọc oan được công nhận là tị nạn; (2) thư của Đại sứ quán Đại
Hàn tại Mỹ báo tin Tổng thống Roh Tae Woo chấp thuận thỉnh cầu của chủ tịch
SEARAC, cho phép 79 thuyền nhân Việt Nam được nhập cảnh với tư cách tị nạn; (3)
sự kiện ba ông Shep Lowman, Lionel Rosenblatt và Lê Xuân Khoa gấp rút can thiệp
với BNG và UNHCR cho 31 biệt kích Nùng ở Hong Kong (do LS Pam Baker lập hồ sơ)
được sang Mỹ định cư, chỉ vài tuần trước khị bị cưỡng bách về Việt Nam. (Nguồn:
thư trao đổi Baker-Khoa, hồ sơ lưu trữ của SEARAC và UCI/SEAA, báo The
Bridge, vol. 14, No. 4, December 1997, p.17)
7. Bằng cấp
và Sự nghiệp văn hóa, giáo dục:
Lời phỉ báng nặng nề nhất của ông Nguyễn Đình
Thắng đối với tôi là ông quả quyết rằng tôi khai gian có bằng tiến sĩ trong đơn
xin Bộ Ngoại giao tài trợ cho dự án giúp người hồi hương ở Việt Nam. Đây là
chuyện hoàn toàn bịa đặt. Ông Thắng cũng cho hay là DB Smith đã viết thư chính
thức yêu cầu Tổng Thanh Tra BNG điều tra tôi về “tội hình sự” này. Sự thật
là tôi không hề bị điều tra mà trái lại, chương trình của SEARAC được BNG đánh
giá cao và tiếp tục tài trợ cho tới hết chương trình vào cuối 1997. Trong thư
ngày 12/09/2020, tôi đã hỏi DB Smith về lời tố cáo của ông Thắng nhưng cho đến
nay vẫn chưa nhận được hồi âm. Sự thật về vấn đề bằng cấp của tôi là: năm 1960,
tôi được chính phủ Pháp cấp học bổng làm luận án tiến sĩ triết học tại ĐH Paris
(Sorbonne) để tham gia hàng ngũ giáo sư đại học mà Việt Nam đang thiếu. Vì có bằng
Cử nhân Văn khoa và đậu thủ khoa Cao đẳng Sư phạm Hà nội khóa 2, 1953, giáo sư
trung học Petrus Ký và là người kiếm tiền duy nhất nuôi gia đình, tôi có kế hoạch
trở về nước sau khi đã hoàn tất những môn học căn bản và đề tài luận án đựợc chấp
thuận. Sau một năm, tôi được GS bảo trợ chứng nhận học lực và căn bản văn hóa
xuất sắc (homme de sérieuse culture et de grande distinction) và Tổng thư ký ĐH
Paris cấp giấy xác nhận đề tài luận án của tôi, “Le Boudhisme Dhyàna au
Vietnam”, đã được chấp thuận và có hiệu lực trong 10 năm. Về nước tháng Tám
1961, tôi được nhận làm Giảng viên ban Triết Đông, ĐH Văn Khoa Saigon để có điều
kiện viết luận án, đòi hỏi thì giờ sưu tầm và phiên dịch thơ văn Thiền học đời
Lý, Trần.
Năm 1965, một sự cố ngoại giao tạm thời làm
gián đoạn quan hệ Việt-Pháp (lý do: Tổng thống de Gaulle, sau khi được báo cáo
Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ thân Mỹ chỉ trích chính sách thực dân Pháp thời thuộc địa,
đã hỏi một câu khinh miệt: “Qui est Ky?”) Khi đó tôi đã đươc thăng chức
giảng sư nên không cần phải trở lại Pháp để lấy bằng tiến sĩ. Ở Hoa Kỳ, năm
1996, tôi được trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Đại học Johns
Hopkins mời làm giáo sư thỉnh giảng. GS Khoa trưởng đặc biệt chuyển cho tôi bảng
đánh giá của sinh viên, xếp tôi vào hạng Ưu. Một sinh viên ghi: “I
am very surprised that this was the first year that Khoa and Mayotte taught the
class. They did a wonderful job!! I definitely learned a lot and feel that this
is one of the best courses I have ever taken.” Các đại học lớn trên thế
giới đều có mời một số nhà văn hay học giả có tác phẩm hay công trình nghiên cứu
giá trị làm giáo sư thỉnh giảng, dù không có bằng đại học. Điều này cho thấy
không phải bất cứ người nào có bằng tiến sĩ cũng có thể trở thành giáo sư đại học.
Vì thế, tôi không cần phải khai gian có bằng tiến sĩ để đủ điều kiện (?!) xin
grant cho tổ chức của tôi làm việc nhân đạo.
Một số chứng từ về
khả năng và nhân cách
I want to thank you and the entire IRAC team for the
very important role you played in helping my refugee bill pass the Senate with
the surprising margin that it did, and also for your work to see this Bill
through Conference. Your leadership in leading a delegation overseas to the camps
to report first-hand on the dire situation was very important to the consensus
building effort in the Senate.
Senator Mark O. Hatfield (R-Oregon), 1987
Chairman, Appropriations Committee
*
People like you are an inspiration for all of us
volunteers in the important consciousness-raising for refugees. Your words had
a great impact at the Bayard Rustin Board Meeting. They were all impressed with
you. I hope our roads cross again. Both in work and in life.
Liv Ullmann, movie star, UN Goodwill
Ambassador, 1988
*
Thank you for the copy of IRAC’s statement to the
Preparatory Meeting for the International Conference on Indochinese Refugees
which I have read with the greatest interest. A great deal of study and
reflexion [sic] have obviously gone into the preparation of this most
constructive and helpful paper which focuses on many of the key areas of
particular concern to UNHCR in our efforts to ensure that adoption and
implementation of the Comprehensive Plan of Action take full account of the
rights of asylum-seekers and refugees.
Sergio Vieira de Mello, Chair, CPA Steering
Committee, UNHCR, 1989
*
My respect for IRAC has increased over the years
because of its energetic competence in encouraging Southeast Asian refugee
organizations in self-reliance, community development, and networking. IRAC has
performed with leadership, courage and compassion, and deserves greater
support.
Ambassador Jonathan Moore, U.S. Coordinator
for Refugee Affairs, 1990
*
This is one of the most remarkable groups we work
with. . . SEARAC’s courage and initiative are often ahead of policy. . . I
would like to thank you for all you are doing and encourage you to keep doing
it because it is really on the cutting edge of refugee work in Southeast Asia.
Ambassador Warren Zimmermann, U.S. Coordinator
for Refugee Affairs, 1993
*
Members of the Helsinki Commission staff who served
on the delegation have told us of your active participation in the discussion
group on institution-building. We strongly encourage you to stay in touch with
the delegates you met from other countries and to share your ideas with us as
to how to develop meaningful follow-up programs and activities that will
address the varied needs raised over the course of the Seminar. We know that
many delegates were interested in talking to you and that you may have
suggestions for training programs. . . We are proud that the U.S. delegation
included such a professional, expert, and diverse range of talent and
experience.
Senator Dennis DeConcini and Congressman Steny
H. Hoyer, Co-chairmen, Commission on Security and Cooperation in Europe (CSCE),
1993.
*
SEARAC has fought to protect Vietnamese boat people
from murderous pirates, stood up for human rights and democracy in Vietnam,
helped deliver public and private funds to Southeast Asian self-help groups,
provided technical assistance to Southeast Asian community leaders and
encouraged refugee communities to participate in America democratic process.
InterAction’s statement of support for SEARAC,
April 1996
*
SEARAC and Mr. Khoa have consistently worked to
resolve difficult issues. In particular, SEARAC early and persistent effort to
help ensure that the close of the CPA and the return of screened-out
asylum-seekers would be carried out in a humane, just manner was critical to our
being able to fashion the ROVR program . . . It is always difficult to be in a
leadership position where one often must take unpopular actions. Thus it Is not
surprising to learn that allegations have been raised recently questioning the
credibility of SEARAC and the integrity of Le Xuan Khoa. This is not only
unfortunate, but also unfair.
Senator Mark O. Hatfield (R – Oregon), to The
Hon. Donna Shalala, Secretary, Department of Health and Human Services, July,
1996
*
We have been through so much together, and I have
always rejoiced in our collaboration and friendship. I hope my departure from
InterAction and your retirement from SEARAC will not interrupt our ability to
work together. You are a remarkable human being who has given such quality
leadership to the Indochinese community and to the InterAction family.
Hon. Julia Taft, Assistant Secretary of State,
1997
*
The Office of Refugee Resettlement would like to
honor you for your many years of service to refugees during our national
conference next month. It would be our pleasure to have you as our guest of
honor so that those of us who have worked alongside you, as well as those who
have benefited from your dedication to protecting the rights of refugees
everywhere, will have the opportunity to express our gratitude.
Lavinia Limon, ORR Director, 1997
*
We believe all groups and leaders that have had the
honor to work closely with Khoa feel the same way – that he has an innate
understanding of the broad interests of our community and country and a genuine
dedication to the value that have made this country the great and diverse
nation it has become.
Steve Kurzman, Lawyer, American Jewish
Committee, 1997
*
Having just read your farewell message in the
December issue of The Bridge, I am moved
to say that you are one of the most honorable men I have ever had the privilege
to work with. Through all the ups and downs of the last several decades, to me
you were always a leader and a hero. You were brave when it was unpopular and
always collegial. Whatever you do from here on, you can rest assured that you
have helped change thousands of lives for the better and that many of us
recognize the enormity of your contributions.
Roger P. Winter, Executive Director, U.S.
Committee for Refugees, 1998
*
You may not realize it, but you have been a key
player, if not THE key player in our efforts to reconcile the differences
between the U.S. and Vietnam. Without your leadership and calm, deliberate
approach to the divisions that exist on the street, we simply would not be
where we are now. You are a real champion for that effort and we all admire
your work.
Hon. Douglas “Pete” Peterson, U.S. Ambassador
to Vietnam, 1999
*
It is very disappointing to see Thang continuing to
defame you. Don’t let this discourage you. Your colleagues and friends have
continued admiration for you.
Lionel Rosenblatt, President emeritus,
Refugees International, 2020
No comments:
Post a Comment