Người Việt tham gia cuộc đi bộ 800 km vì biến
đổi khí hậu
https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-di-bo-moi-truong-london-glasgow/6272076.html
https://gdb.voanews.com/2E36B78E-2CFE-4EE2-B226-215DCED6D578_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Các nhà hoạt động xã hội tiễn nhóm sáu người đi bộ từ London tới Glasgow trong ngày
đầu 7/10 từ Camden, London. Tác
giả ở bìa phải hình.
Tôi ít khi viết về bản thân nhưng khi người Việt tham gia cuộc đi bộ 800 cây số từ London tới Glasgow đó chính
là tôi, thật
khó có lựa
chọn
nào khác.
Lý do tôi chọn đi bộ chừng 30 km mỗi ngày trong 26 ngày
liên tục
là vì mức
độ
khẩn
trương và sự
cần
thiết
phải
hành động
để
trái đất
không nóng thêm tới mức thảm hoạ khiến những thành phố như London sẽ chìm trong nước biển. Một trong những lý do khiến Indonesia quyết định rời thủ đô từ Jakarta tới Kalimantan cách xa 1000 km cũng chính vì thủ đô hiện tại đang lún dần, có chỗ tới 25 cm mỗi năm.
Người khởi xướng cuộc đi bộ, Sam Baker, cũng là một cựu nhân viên BBC như tôi. Chúng tôi không biết nhau cho tới mùa hè năm nay khi
một
người
bạn
chung, cũng lại
một
cựu
nhân viên BBC, kết nối đôi bên. Sam muốn tôi phụ trách phần thông tin tới công chúng về chuyến đi cho các mạng xã hội khác nhau. Kênh Instagram của chúng tôi đang tiến dần tới 1000 người theo dõi trong khi nhóm Facebook cũng có chừng 200 người đăng ký dù mới được lập ra để kêu gọi đông đảo mọi người đi bộ cùng chúng tôi trong một ngày. Đó là hôm Chủ Nhật, ngày 31/10 khi bất kỳ ai muốn ủng hộ chúng tôi và muốn mọi người có ý thức hơn về biến đổi khí hậu đều có thể đi bộ tại nơi họ sống và cùng nói chuyện với chúng tôi trên mạng xã hội Clubhouse.
https://gdb.voanews.com/B495A06A-EFD0-4B67-910F-C58EEBB3E51A_w650_r0_s.jpg
Người ủng hộ tiễn đoàn trong ngày thứ hai từ thành phố St Albans hôm 8
tháng 10.
Cuối tuần này chúng tôi sẽ đi được gần nửa chặng đường 800 cây số. Ngày đi bộ thứ bảy hôm 13/10 là ngày đi bộ dài nhất của chúng tôi trong 10 ngày đầu. Hôm đó chúng tôi đi trên 40 km và điện thoại của tôi đếm được gần 60.000 bước chân. Đương nhiên
hai chân tôi rã rời khi tới nơi và tôi vừa đi vừa hát trong hai cây số cuối để lấy tinh thần về đích.
Dù mới chỉ đi bộ 10 ngày, tôi rút ra được vài bài học để có thể đi trên 40 km một ngày. Thứ nhất, không nên mang theo ba lô quá nặng; chừng tối đa hai lít nước và thêm chừng một kg các thứ khác trong đó có đồ ăn là vừa. Có những người mang hai đôi giày,
một
chống
thấm
nước
và một
đôi thường
nhưng tôi chỉ
mang một
đôi giày thể
thao cùng đôi ủng
mỏng
chống
thấm
nước
có thể
đi chồng
lên giày thể
thao khi cần.
Tôi cũng mang theo áo mưa đủ to để có thể choàng lên người và ba lô. Trước chuyến đi tôi đã mua sẵn loại tất rất dày nhưng đủ thoáng để chân được bảo vệ tốt hơn. Trong mười ngày đầu tôi bị vài chỗ phồng rộp nhưng không tới mức đáng lo ngại.
Chuyến đi cho tới nay cũng cho chúng tôi cơ hội gặp nhiều người tốt bụng và quan tâm tới mọi người xung quanh cũng
như tới
môi trường.
Tại
điểm
xuất
phát ở
Camden, London, một nhóm chuyên giúp người nghèo khó bằng cách duy trì các tủ đông lạnh cộng đồng để cung cấp đồ ăn miễn phí đã tổ chức buổi đưa tiễn nhóm đi bộ hôm 7/10. Trong cùng ngày các nhà hoạt động vì môi trường ở thành phố St Albans, điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi, đã tổ chức sự kiện chào đón cả nhóm và mời các diễn giả tới bàn về biến đổi khí hậu. Có một em học sinh lớp 12 kể về chuyện lớp em trồng hàng trăm cây
trong cố
gắng
trung hoà bớt
lượng
khí CO2 thải
vào môi trường.
Một
uỷ
viên hội
đồng
địa
phương nói 10 năm qua ông không bay chuyến nào vì đi lại và vận tải bằng phương tiện cơ giới thải ra tới gần ¼ lượng khí thải độc hại.
Trong tuần đầu tiên đi bộ chúng tôi cũng tới thăm một cơ sở bán đồ ăn thân thiện với môi trường mang tên Eco
Village. Đó là tổ hợp của các cơ sở tập trung vào việc giảm lãng phí đủ thứ trong đó có đồ ăn, khuyến cáo người dân dùng lại hoặc mua đồ cũ thay vì liên tục sắm mới cũng như tích cực tái chế hơn. Hôm đó kênh truyền hình lớn thứ hai ở Anh, ITV, cử phóng viên tới đưa tin trực tiếp về hành trình 800 km của nhóm.
Hai ngày sau đó, nhóm tổ chức một cuộc trao đổi khác về biến đổi khí hậu ở thành phố Coventry. Các diễn giả và cử toạ thảo luận về chuyện cần có hành động, cho dù đó là hành động nhỏ tới đâu, để đối phó với biến đổi khí hậu. Đó có thể là việc nói không với điện được sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện than, hay những hành động nhỏ hơn như tắt đèn khi không cần dùng, không để máy tính chạy không suốt đêm hay không dùng sưởi hoặc điều hoà quá mức.
Quý vị nghĩ sao về biến đổi khí hậu? Liệu quý vị sẵn lòng làm gì để trái đất không nóng thêm lên tới mức thảm hoạ? Xin chia sẻ trong phần bình luận và tôi sẽ kể thêm về chuyến đi trong bài sắp tới.
No comments:
Post a Comment