Một
số hình ảnh đáng buồn ở khu cách ly Bình Dương
20/08/2021
http://thuymyrfi.blogspot.com/2021/08/thai-hao-mot-so-hinh-anh-ang-buon-o-khu.html
Hôm nay Bình Dương đã vượt Sài Gòn để trở thành địa
phương có số người nhiễm cao nhất cả nước. Những hình ảnh trong bài là tại vùng
dịch lớn nhất của tỉnh này (Hội Nghĩa, Tân Uyên).
Những người test dương tính sẽ được chở đi.
Nơi cách ly là những trường học. Đa số phải ngủ ngoài sân trường.
Phòng học chứa không xuể, họ phải nằm ngoài
sân, trên những chiếc chiếu, chõng hay bất cứ cái gì có được. Mưa ập xuống, lúc
chưa có lán bạt phải lùa nhau chạy vào, đứng co cụm trong các nhà để xe hoặc
hành lang.
Một người đang bị "cách ly" trong
khu này cho biết, buổi sáng được một gói mì hay bánh mì, chiều khoảng 2 giờ thì
được ăn cơm, đói, mệt và khủng hoảng tinh thần.
Bạn tôi ở ngay cạnh "khu cách ly"
này cho biết, nhìn cảnh khổ quá, gọi cho bà chủ tịch phường vì muốn hỗ trợ chút
ít, trong tình cảnh bản thân cũng đang kiệt quệ dần vì không có thu nhập đã mấy
tháng nay. Bà chủ tịch nói, cái gì cũng thiếu, hỗ trợ được gì cũng quý.
Hình ảnh cuối cùng là cảnh các nhân viên y tế
tổ chức sinh nhật cho người bị cách ly, mong mang tới chút niềm vui cho họ.
Rõ ràng, nhà nước đã không thể kham nổi nữa dù
có thiện chí đến đâu. Chính sách cách ly tại nhà vì sao không triển khai? Vì
sao không tính toán một phương án chung sống lâu dài với dịch, khi mà điều kiện
ăn ở, chăm sóc và tinh thần đều gần như khủng hoảng?
Hơn bao giờ hết, đây là lúc phải lắng nghe ý
kiến của các nhà khoa học và các chuyên gia độc lập, không thể duy ý chí được nữa.
P/S: Bạn tôi cho biết, hôm
nay, một xưởng gỗ rất lôi thôi ngay gần nhà đã được trưng dụng để làm khu cách
ly, vì các trường học trên địa bàn đã bị dùng hết.
THÁI
HẠO 20.08.2021 (Tựa bài do Thụy My đặt)
.
================================================
.
.
https://www.facebook.com/phuongyen.nguyen.779/posts/2096424463841935
Lặng người nhìn những bao (trong đó có túi để
đựng tử thi) cuối cùng từ từ qua khâu kiểm tra, chuẩn bị lên máy bay của hãng
Vietjet để vào SG, chuyến bay cất cánh lúc 14h15.
Em bên hãng Vj nói, đã xong, chị về được rồi ạ,
không hiểu sao chân không bước nổi, cứ đứng lặng nhìn.
Khi 50 bao túi đựng tử thi được chuyển từ xe tải
xuống, mấy em hãng Vj vội ra chuyển xuống, xếp trên khay chờ xe nâng.
Một em hỏi khẽ, 1,5 tấn này chắc chỉ dùng được
mấy ngày chị nhỉ
Im lặng
Khi biết 50 bao bên trong là túi đựng tử thi,
những người có mặt ở đây đều bàng hoàng và rất nhẹ nhàng khi xếp lên băng chuyền
và
Im lặng nhìn... lăn dần vào phía trong- cảm
giác từ biệt thoáng qua. Nước mắt rơi
Cuối ngày, thông tin của bản tin bộ y tế được
nhiều người, dù không ai mong nhưng rất quan tâm, đó là ca tử vong
Tôi, tối qua nhận được điện thoại của 1 bạn
trong nhóm, các nhà tài
trợ mong muốn chuyển sớm nhất 1,5 tấn bao đựng tử thi ( 1.000 túi) vào SG.
Bao đựng tử thi- như một mệnh lệnh là phải làm
ngay, không thể chần trừ với mặt hàng đặc biệt này.
Và chỉ trong 30 phút, mọi chuyện đã xong.
Đại dịch- Sài Gòn đã phải trả một cái giá quá
lớn
Đau không nói được bằng lời
Sài Gòn ơi
Hình ở cuối bài : https://www.facebook.com/phuongyen.nguyen.779/posts/2096424463841935
.
=================================================
.
.
Những
hành vi lạc lõng, phản văn hóa giữa đại dịch COVID-19 ở Hà Nội
Đinh
Thuận (TTXVN/Vietnam+)
21/08/2021 06:52 GMT+7
Khi Hà Nội đang cùng cả nước gồng mình chống dịch
thì trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện những hành vi ứng xử kém văn hóa,
không chấp hành quy định, thậm chí là chống đối lực lượng chức năng.
https://cdnimg.vietnamplus.vn/t620/uploaded/fsmsy/2021_08_21/chong_doi_luc_luong_chuc_nang_1.jpg
Người đàn ông giả
danh tiến sỹ, đang công tác ở một cơ quan báo chí lớn không chấp hành quy định
phòng chống dịch.
Dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp,
đòi hỏi ý thức chấp hành quy định, văn hóa ứng xử và sự chia sẻ, chung sức đồng
lòng của người dân cùng lực lượng tuyến đầu đang ngày đêm quên mình để ngăn chặn
đại dịch.
Nhưng trong bối cảnh đó, khi Hà Nội đang cùng
cả nước gồng mình chống dịch thì trên địa bàn thành phố vẫn xuất hiện những
hành vi ứng xử kém văn hóa, không chấp hành quy định, thậm chí là chống đối lực
lượng chức năng.
Ngày 16/8, trên các phương tiện truyền thông
cũng như mạng
xã hội thông tin và lan truyền clip ghi lại vụ việc một người giả danh
tiến sỹ, đang công tác ở một cơ quan báo chí lớn không chấp hành quy định phòng
chống dịch, lớn tiếng quát nạt, thách thức lực lượng chức năng tại khu vực Đặng
Xá, huyện Gia Lâm.
Thậm chí, khi được yêu cầu kiểm tra giấy tờ,
người đàn ông này còn vứt tập giấy tờ xuống đất, yêu cầu lực lượng chức năng kiểm
tra rồi tiếp tục lăng mạ. Vụ việc đang được Công an huyện Gia Lâm củng cố hồ sơ
xử lý.
Trước đó, cuối tháng Bảy vừa qua, hai vợ chồng
một người đàn ông đi xe máy đến khu vực chợ Yên Phụ, quận Tây Hồ nhưng lực lượng
kiểm chốt tại đây không cho vào vì không có phiếu vào chợ, không phải người
cùng phường, cùng quận này.
Dù được giải thích nhưng hai người không chấp
hành, mà chống đối lực lượng chức năng và gây rối tại đây.
Hay trường hợp cụ ông gần 80 tuổi không đeo khẩu
trang khi đang đi ở khu vực ngõ 127 Lạc Long Quân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy,
được công an khu vực nhắc nhở nhưng lại lấy mũ cối đánh bị thương chiến sỹ công
an này.
Đây không phải là những trường hợp hiếm mà còn
rất nhiều trường hợp tương tự liên quan đến văn hóa ứng xử của người dân trong
phòng chống dịch COVID-19.
Không chỉ chống đối lực lượng chức năng, việc ứng
xử kém văn minh còn thể hiện qua hành vi không chấp hành quy định của thành phố
Hà Nội trong những ngày chống dịch, đặc biệt là thời gian thực hiện giãn cách.
Nhiều tuyến phố Hà Nội vẫn tấp nập xe cộ qua lại,
vẫn còn rất nhiều người ra đường với lý do không chính đáng dù quy định của
thành phố là ra đường với trường hợp thật cần thiết. Việc tụ tập đông người vẫn
diễn ra tại một số nơi, chưa đảm bảo việc giãn cách tối thiểu, nhất là một số
chợ dân sinh trên địa bàn thành phố...
[Hà
Nội siết chặt kiểm tra người ra đường, xử lý nghiêm các vi phạm]
Trong bối cảnh dịch bệnh tại Hà Nội cũng như cả
nước còn diễn biến khó lường, số ca dương tính với SARS-CoV-2 vẫn đang ở mức
cao, vẫn chưa biết thời điểm nào khống chế được dịch thì việc thực hiện nghiêm
các quy định của Chính phủ, Bộ Y tế và thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết.
Trong khi lực lượng tuyến đầu đang dốc sức chống
dịch, việc người dân chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch cũng là góp phần
đẩy lùi dịch bệnh. Nhưng có lẽ, nhiều người vẫn chưa thấu hiểu được những hiểm
nguy của dịch, những khó khăn, vất vả của đội ngũ y bác sỹ, của các lực lượng
chức năng khác, bởi vậy tâm lý chủ quan vẫn còn diễn ra. Chỉ đơn giản không thỏa
mãn được hành động vô lý của mình là họ sẵn sàng chống đối lực lượng chức năng.
Những hành động đó, ngày thường đã khó chấp nhận,
càng trở nên phản cảm gấp nhiều lần trong thời điểm này. Khi bị lực lượng chức
năng kiểm tra, nhắc nhở hoặc xử lý, họ viện ra hàng trăm lý do bao biện cho việc
làm của mình. Đó chính là những hành động lạc lõng trong văn hóa ứng xử giữa
mùa dịch.
Tuy nhiên, đối ngược với những hành vi trên, ở
Hà Nội vẫn có rất nhiều những hành động đẹp như giúp đỡ những người có hoàn cảnh
khó khăn, người dân khu vực phong tỏa, lực lượng tuyến đầu chống dịch. Xuất hiện
ngày càng nhiều những "Siêu thị 0 đồng," tổ "Đi chợ giúp
dân," "Bếp ăn thiện nguyện"… Đó là những nhóm từ thiện ủng hộ
trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho những nơi khó khăn; các phong trào "lá
lành đùm lá rách" phát động khắp các quận, huyện, thị xã.
https://cdnimg.vietnamplus.vn/t620/uploaded/fsmsy/2021_08_21/gian_hang_0_dong_1.jpg
Gian hàng 0 đồng
giúp đỡ những người lao động có hoàn cảnh khó khăn, người ngoại tỉnh đang ở trọ
trên địa bàn phường Ngọc Hà và Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Chị Lê Thu Phương, Câu lạc bộ Thiện Từ Tâm, xã
Yên Viên, huyện Gia Lâm chia sẻ đồng cảm với những khó khăn, vất vả của đội ngũ
y bác sỹ, những người trực chốt phòng chống dịch và những người trong khu cách
ly, từ đầu đợt dịch đến nay, các thành viên của câu lạc bộ tích cực quyên góp
mua trang thiết bị phòng chống dịch, mua thực phẩm, tự tay nấu đồ ăn để ủng hộ
các lực lượng và người dân các vùng dịch.
Nghĩa cử của Câu lạc bộ làm ấm lòng không chỉ
những người trong tâm dịch mà còn lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng.
Chị Dương Thị Chang, Bí thư Chi bộ Tổ dân phố
11 phường Thạch Bàn, quận Long Biên, thành viên của tổ "Đi chợ giúp
dân" luôn tích cực cùng các thành viên của phường luân phiên đi chợ giúp
người dân trên địa bàn.
Trong thời điểm hiện nay, các cơ quan, ban
ngành, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội vẫn tích cực đẩy mạnh việc
thực hiện bộ quy tắc ứng xử trong cán bộ, viên chức, người lao động và bộ quy tắc
ứng xử trong cộng đồng.
Bước đầu, các bộ quy tắc ứng xử đã định hướng,
hình thành chuẩn mực đạo đức, phù hợp với giá trị văn hóa chung, đảm bảo tính
thực tiễn và đặc thù trong bối cảnh phát triển của thời kỳ hiện nay. Ngành văn
hóa Hà Nội và các quận, huyện, thị xã cũng đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống dịch
COVID-19 gắn với thực hiện bộ quy tắc ứng xử, vừa nâng cao ý thức người dân, vừa
góp phần phòng chống dịch bệnh.
Theo đại diện Phòng Văn hóa và Thông tin quận
Ba Đình, khi dịch COVID-19 bắt đầu xảy ra, quận Ba Đình đã chỉ đạo các phường,
các cơ quan đơn vị chức năng tuyên truyền người dân không tụ
tập đông người, hạn chế đi đến các địa điểm có nguy cơ lây lạn dịch bệnh,
không vứt khẩu trang đã qua sử dụng bừa bãi…
Quận tăng cường kiểm tra việc chấp hành các
quy định về phòng chống dịch gắn với thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng của
nhân dân; tuyên truyền để nhân dân và các cơ sở kinh doanh hiểu việc tuân thủ
các biện pháp phòng chống dịch tại nơi công cộng góp phần kiềm chế dịch bệnh.
Các quận, huyện, thị xã khác cũng có nhiều giải pháp trong thực hiện văn
hóa ứng xử giữa đại dịch COVID-19.
Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, cả Hà Nội
đang dồn sức để chống dịch và ai cũng mong muốn dịch bệnh lắng xuống để trở về
nhịp sống thường ngày. Hơn lúc nào hết, người dân cần nâng cao ý thức để bảo vệ
cho mình và bảo vệ cho cộng đồng bằng cách tuân thủ nghiêm các quy định, góp sức
vào cuộc chiến chống lại dịch bệnh, hạn chế những hành vi lạc lõng trong văn
hóa ứng xử.
Văn hóa ứng xử văn minh, thanh lịch của người
Hà Nội là niềm tự hào của nhiều người, vì vậy, trong lúc này nó càng cần được
khơi dậy và phát huy hơn nữa./.
Đinh Thuận (TTXVN)
No comments:
Post a Comment