Trung
Quốc sẵn sàng chớp lấy cơ hội vàng tại Afghanistan
Châu
Ba (Zhou Po) - New York Times
Nguyễn Hải Hoành,
biên dịch
30/08/2021
http://nghiencuuquocte.org/2021/08/30/trung-quoc-san-sang-chop-lay-co-hoi-vang-tai-afghanistan/
Tốc độ và phạm vi Taliban tiếp quản Afghanistan
làm cho các nước phương Tây phải tỉnh người suy nghĩ lại về chuyện rốt cuộc họ
sai lầm ở chỗ nào, vì sao sau khi tiêu tốn mấy tỷ đô la vào cuộc chiến tranh
kéo dài 20 năm họ lại dùng phương thức không vẻ vang như vậy để chấm dứt tất cả.
Nhưng Trung Quốc thì đang hướng về phía trước,
họ chuẩn bị lấp khoảng trống Mỹ để lại sau khi vội vã rút quân, qua đó nắm lấy
cơ hội vàng này.
Tuy Bắc Kinh chưa chính thức thừa nhận Taliban
là chính quyền mới của Afghanistan, nhưng hôm Thứ Hai tuần trước, Trung Quốc
đã ra tuyên bố họ “tôn trọng ý nguyện và sự lựa chọn của nhân dân Afghanistan”,
và sẽ “phát triển mối quan hệ hữu hảo hợp tác láng giềng với Afghanistan”.
Tín hiệu từ Trung Quốc phát đi rất rõ ràng: Bắc
Kinh không có phân vân về vấn đề xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Taliban,
và chuẩn bị trở thành kẻ ngoài cuộc tham dự có ảnh hưởng nhất tại xứ sở
Afghanistan hầu như đã bị Mỹ bỏ rơi.
Khác với Mỹ, Trung Quốc không có bất cứ gánh
nặng nào trên vấn đề Afghanistan. Từ khi Mỹ xâm nhập Afghanistan, Trung Quốc
luôn giữ giọng điệu nhỏ nhẹ, không muốn làm cấp phó của Mỹ trong bất cứ thể chế
chính trị cường quyền nào. Bắc Kinh nhìn thấy Washington, do can thiệp vụ việc
Afghanistan, mà rơi vào cảnh khó khăn hỗn loạn và trả giá cao.
Đồng thời Trung Quốc đã cung cấp cho
Afghanistan mấy triệu đô la viện trợ y tế, xây dựng các bệnh viện, và một nhà
máy phát điện mặt trời, v.v… Trung Quốc còn tăng cường thương mại song phương
với Afghanistan, cuối cùng trở thành một trong các bạn hàng lớn nhất của nước
này.
Cùng với việc Mỹ rút ra khỏi Afghanistan, Bắc
Kinh có thể cung cấp cho Kabul những thứ họ cần nhất: sự trung lập về chính trị
và đầu tư về kinh tế.
Về kinh tế
Ngược lại, Afghanistan cũng có những thứ Trung
Quốc coi trọng: cơ hội xây dựng cơ sở hạ tầng và nền công nghiệp — có thể nói,
năng lực của Trung Quốc trong các lĩnh vực này là không ai có thể sánh nổi —
và cơ hội tiếp cận các mỏ khoáng sản chưa khai thác trị giá 1.000 tỷ đô la, gồm
các kim loại công nghiệp quan trọng như lithium, sắt, đồng và cobalt.
Tuy có nhà phê bình cho rằng, sự đầu tư của
Trung Quốc tại Afghanistan chưa phải là một trọng điểm chiến lược, nhưng tôi
không nghĩ thế.
Các công ty Trung Quốc vốn nổi tiếng về khoản
đầu tư tại các quốc gia chưa ổn định lắm -– nếu điều đó có nghĩa là họ có thể
thu lợi. Tuy loại đầu tư này không phải bao giờ cũng thuận buồm xuôi gió, nhưng
Trung Quốc có thể nhẫn nại chờ đợi.
Dù ở một mức độ nhất định, sự tồn tại của quân
đội Mỹ đã ngăn cản việc các tổ chức vũ trang dùng Afghanistan làm cảng tránh
bão, song việc Mỹ rút quân cũng có nghĩa là cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm giữa
Mỹ với Taliban đã kết thúc.
Vì thế, trở ngại cho việc Trung Quốc tiến
hành đầu tư quy mô lớn tại Afghanistan đã được dỡ bỏ. Để cung cấp nguyên vật
liệu cho cỗ máy kinh tế của mình, dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ là nhà nhập khẩu chủ
yếu các kim loại công nghiệp và khoáng sản của thế giới.
Kế hoạch đầu tư chiến lược lâu dài của Trung
Quốc hiện nay là sáng kiến “Một vành đai một con đường”. Đây là một nỗ lực nhằm
xây dựng hệ thống thiết bị hạ tầng cơ sở và cung cấp vốn cho khu vực này.
Trước đó, Afghanistan luôn luôn là bộ phận có
sức thu hút nhưng bị bỏ quên trong sáng kiến lớn nói trên. Nếu Trung Quốc có
thể mở rộng dự án “Một vành đai một con đường” từ Pakistan tới Afghanistan ––
ví dụ làm một xa lộ cao tốc từ Peshawar đến Kabul –– thì sẽ mở ra tuyến giao
thông đường bộ ngắn hơn để tiến vào thị trường Trung Đông.
Về chính trị
Hiện nay, Bắc Kinh đang ở vào vị thế có ảnh hưởng
ngày càng lớn đối với tình hình chính trị Afghanistan. Lịch sử Afghanistan cho
ta thấy, rất ít trường hợp một nhóm lại có thể kiểm soát được cả quốc gia
này. Xét tới việc Taliban lấy được Afghanistan nhanh như thế, người ta có lý
do để dự đoán sau đây, nước này có thể sẽ xảy ra một số rối loạn nội bộ.
Hiện nay trong 5 quốc gia Uỷ viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Trung Quốc là quốc gia cung cấp nhiều người nhất
cho sứ mệnh gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn tổ chức
xong một đơn vị bộ đội với quy mô 8.000 binh sĩ chờ lệnh đi làm nhiệm vụ gìn giữ
hoà bình. Hành động đó sẽ có thể làm cho Trung Quốc trở thành một trong những
quốc gia đóng góp nhiều binh sĩ nhất cho các sứ mạng gìn giữ hoà bình.
Nếu Liên Hợp Quốc phái lực lượng gìn giữ hoà
bình đi Afghanistan thì hầu như có thể khẳng định binh sĩ gìn giữ hoà bình đến
từ Trung Quốc –– nước láng giềng hữu hảo của Afghanistan –– sẽ được hoan
nghênh hơn các đơn vị binh sĩ gìn giữ hoà bình đến từ phương xa.
Trở thành kẻ tham dự có ảnh hưởng đối với
Afghanistan nghĩa là Bắc Kinh sẽ ở vào địa vị có lợi hơn trong việc ngăn cản
các tổ chức chống Trung Quốc tìm kiếm chỗ đứng ở Afghanistan. “Phong trào
Islam Đông Turkestan” (East Turkestan Islamic Movement) là tổ chức chống Trung
Quốc được Bắc Kinh quan tâm nhất.
Một báo cáo của Chính phủ Trung Quốc cho biết,
Phong trào Islam Đông Turkestan ra đời đầu tiên tại Afghanistan. Theo quan điểm
của Liên Hợp Quốc, hồi thập niên 2000, phong trào này từng được Taliban và Al
Qaeda ủng hộ. Một số học giả và chuyên gia tỏ ý nghi ngờ về việc Phong trào này
liệu có khả năng khuấy động bạo lực, hoặc có thể tiếp tục tồn tại hay không.
Cho dù như vậy, hồi tháng 7 năm nay, khi hội
đàm với Mullah Abdul Ghani Baradar, Phó Thủ lĩnh lực lượng Taliban, Bộ trưởng
Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng nói, ông hy vọng Taliban sẽ “triệt để vạch
rõ giới hạn” với Phong trào Islam Đông Turkestan, bởi lẽ tổ chức đó “gây ra mối
đe doạ trực tiếp với an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc”.
Vương Nghị còn tỏ ý mong muốn Taliban sẽ “Xác
lập hình ảnh tích cực, thi hành chính sách có tính bao dung”. Tín hiệu này cho
thấy Trung Quốc hy vọng Taliban sẽ thực thi cam kết thực hành chế độ cai trị
“bao dung” (inclusive governance).
Để đáp lại, Baradar hứa Taliban quyết không
cho phép bất cứ tổ chức nào lợi dụng lãnh thổ Afghanistan để tiến hành các hoạt
động gây nguy hại cho Trung Quốc.
Vai trò của
Pakistan
Đương nhiên Pakistan cũng là một phần quan trọng
đối với hoà bình và ổn định của Afghanistan. Cho dù là láng giềng gần, nhưng
như lời của cựu Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai, thì “bào thai song sinh
dính liền nhau” này không phải bao giờ cũng cùng nhìn về một hướng.
Chính sách của Pakistan đối với Afghanistan,
trên mức độ lớn, chịu sự điều khiển bởi một mục tiêu chiến lược là bảo đảm
Kabul có một Chính phủ thân Pakistan, và làm suy yếu ảnh hưởng ngày càng tăng của
Ấn Độ tại Afghanistan. Duy trì mối quan hệ hữu hảo giữa Afghanistan với
Pakistan là phù hợp với lợi ích tự thân của Bắc Kinh, không chỉ trong vấn đề
thành công của sáng kiến “Một vành đai một con đường”.
Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tại Pakistan, điều
đó không phải là bí mật gì. Xuất phát từ dự kiến về nhu cầu trong tương lai, và
dự kiến Trung Quốc sẽ có vai trò quan trọng hơn, tháng 6 năm nay, Bắc Kinh cam
kết tiếp tục ủng hộ sự phát triển và cải thiện mối quan hệ Trung Quốc –
Pakistan.
Sau cùng, mặc dầu Mỹ đang rời đi, nhưng Bắc
Kinh và Washington vẫn còn cơ hội để cùng nhau cố gắng phấn đấu vì một
Afghanistan ổn định. Cho dù Trung Quốc và Mỹ vẫn còn tồn tại bất đồng với
nhau, song họ đều đã từng triển khai một số hoạt động hợp tác tại Afghanistan,
ví dụ như liên kết đào tạo nhân viên ngoại giao và kỹ thuật cho nước này.
Cả hai nước đều không muốn nhìn thấy
Afghanistan rơi vào cảnh nội chiến, đều ủng hộ một phương án giải quyết chính
trị do người Afghanistan chủ trì và thực hiện. Bởi vậy, Afghanistan cung cấp một
lĩnh vực, nơi hai nước lớn đang cạnh tranh nhau có thể tìm thấy một sự nghiệp
chung.
Hôm thứ Hai tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao
Vương Nghị nói trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken,
rằng Trung Quốc sẵn sàng chuẩn bị đối thoại với Mỹ “thúc đẩy thực hiện sự hạ
cánh mềm cho vấn đề Afghanistan”.
Xưa nay, Afghanistan luôn được coi là nghĩa địa
của các đế chế: Alexander Đại đế [tức Quốc vương Alexanros III của nước
Macedonia cổ đại], đế quốc Anh, Liên Xô, và Mỹ hiện nay. Giờ đây, Trung Quốc
tiến vào Afghanistan, thứ họ mang theo không phải là bom đạn, mà là các dự án
kiến thiết, và cơ hội chứng minh có thể phá bỏ được lời nguyền nói trên.
-----------------------------
Châu Ba (周波Zhou Bo) là
nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và An ninh quốc tế
của Đại học Thanh Hoa, và là thành viên của Diễn đàn Trung Quốc (China Forum).
Thời gian 2003 ~ 2020 ông là Đại tá Quân Giải phóng, chuyên gia tư
duy chiến lược về mặt An ninh quốc tế của quân đội Trung Quốc. Ông từng
làm Giám đốc Trung tâm Hợp tác an ninh của Văn phòng Hợp tác quân sự quốc
tế thuộc Quân uỷ trung ương, Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
Nguyễn Hải Hoành biên dịch và ghi chú từ bản tiếng
Trung.
--------------------
Có Thể Bạn Quan Tâm:
1. Hậu quả của việc
Taliban lên nắm quyền ở Afghanistan
2. Henry
Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan
3. Afghanistan:
‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Quốc
4. Điều gì giúp
Taliban thắng như chẻ tre ở Afghanistan?
5. Tại sao
việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?
6. Về vụ gián điệp TQ
đánh cắp thông tin mật của Mỹ
.
.
No comments:
Post a Comment