Luật sư T.A.M
Thứ
Hai, 03/11/2014
Nhiều
năm qua, những vụ việc người dân, nghi can… sau khi được triệu tập lên trụ sở
công an xã, huyện ở rất nhiều tỉnh thành trong cả nước Việt Nam rồi được thông
báo lên nhận xác khá nhiều. Hầu hết các nghi can chết được cho là “tự tử”, bởi
trong phòng xét hỏi chỉ có công an và người bị xét hỏi thì đúng là "thần
không biết, quỷ không hay".
Xin
điểm lại một số vụ mà báo chí trong nước đã đưa tin để bạn đọc hiểu rõ: Chiều
25/12/2013, nghi can Đỗ Duy Việt (47 tuổi, ở xã Luận Thành, huyện Thường Xuân,
Thanh Hóa) bị mời lên trụ sở công an huyện Thường Xuân để điều tra về vụ việc
xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, trong quá trình tạm giữ để xét
hỏi, người đàn ông này đã chết. Ông Nguyễn Văn Giáp, Trưởng Công an huyện cho
biết ông Việt chết do… đột tử. Người nhà nạn nhân thì nói ông Việt sức khỏe rất
tốt và đặt nghi vấn về cái chết bất thường của ông. Dù đã cố gắng khiếu kiện và
tìm hiểu, cuối cùng gia đình ông cũng đành để sự việc chìm xuồng vì không có
cách gì biết được sau khi ông bị bắt giữ đã xảy ra chuyện gì.
Nạn
nhân Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, tử vong trong trại tạm giam công an quận Hà
Đông, Hà Nội cũng là một trường hợp chết không minh bạch sau khi bị tạm giam 11
ngày. Vào ngày tử vong, công an cho biết ông Hùng có biểu hiện tức ngực, khó
thở nên đưa vào bệnh viện. Công an tuyên bố ông Hùng chết tại bệnh viện nhưng
giám đốc bệnh viện khẳng định ông Hùng đã chết trước khi nhập viện. Theo lời
người nhà, trên thân thể ông Hùng mười đầu ngón tay chân bầm tím, từ 1/3 đùi
trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát điều tra
công an Hà Nội bác bỏ đơn khiếu nại và kết luận ông Hùng chết do thiếu máu cơ
tim cấp.
Nhìn
lại vụ việc Ngô Thanh Kiều bị đánh chết tại trụ sở công an thành phố Tuy Hòa
tháng 5/2012, cho đến khi ra tòa, ngay chính lời khai của 5 công an khi đổ
trách nhiệm qua lại xem ai đánh nạn nhân nhiều hơn chỉ là lời nói, không thể
chứng minh. Khi 4 công an cùng lúc đổ tội cho công an viên Nguyễn Thân Thảo
Thành là người đánh vào đầu nạn nhân, gây chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong
thì coi như đó là chứng cứ. Cho dù bị cáo Thành có kêu oan tới mấy thì cũng
không thể tự mình chứng minh điều gì. Công an còn không tự làm minh bạch được
cho mình thì người dân còn bế tắc tới đâu?
Ngày
28/2/2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát,
Hà Nội bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai.
Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân. Ông được đưa đến
bệnh viện Việt Đức mổ cấp cứu, bác sĩ xác định ông bị dập đốt sống cổ, đa chấn
thương. 8 ngày sau ông Tùng chết.
Trước
những chấn thương do ngoại lực không thể chối cãi, cơ quan điều tra công an Hà
Nội phải vào cuộc. Cuối cùng, một công an viên là Nguyễn Văn Ninh bị truy tố về
tội “cố ý gây thương tích”. Người nhà nạn nhân kêu gọi báo chí phản ứng dữ dội,
đòi truy tố theo tội “giết người”. Sau đó, cáo trạng được sửa lại tội danh là
“Làm chết người trong khi thi hành công vụ”. Việc định tội như vậy thực ra vẫn
chưa đúng với tính chất vụ việc. Nhưng vì có cái cớ là nạn nhân bị bắt về để
điều tra xét hỏi nên hành vi của công an lúc này được xem là đang làm nhiệm vụ
(?).
Trong
vụ này, nhiều nhân chứng giấu tên cho biết tham gia vào việc đánh ông Tùng
ngoài thủ phạm Ninh là công an viên còn có ba người khác, thế nhưng chỉ một mình
Ninh bị truy tố, chẳng khác nào đem “tốt thí” trong cờ tướng.
Trong
nhiều trường hợp, những nạn nhân bị chết trong khi công an giam giữ chỉ bị câu
lưu vì những lỗi nhỏ. Tháng 8/2012, công an Hà Nội đã đánh Nguyễn Mậu Thuận đến
chết sau khi ông bị bắt giữ chỉ vì một xích mích nhỏ với hàng xóm ba tiếng đồng
hồ trước đó. Tháng 8/2010, công an tỉnh Gia Lai đánh đập và xịt hơi ca, khiến
ông Lê Phúc Hùng tử vong trong khi tạm giữ vì bị nghi ăn trộm cuộn ống nước.
Sau đó công an chỉ đưa ra những lời giải thích chung chung và thiếu tính thuyết
phục, dân biết sự mờ ám này nhưng không giám nói vì sợ bị bắt lại chết nữa.
Một
số nạn nhân sống sót nói rằng họ bị đánh để ép nhận tội, đôi khi về những hành
vi họ khẳng định không hề thực hiện. Tháng 7/2013, công an tỉnh Sóc Trăng đánh
và ép sáu người nhận tội giết người, khi nhóm công an điều tra vụ này sắp được
nhận thưởng do công “phá án nhanh” thì hung thủ giết người thật ra đầu thú, bấy
giờ công an Sóc trăng mới vội vàng… nhận khuyết điểm.
Trên
thực tế, báo chí trong nước cũng có đưa tin về những sự vụ này nhưng vẫn e dè
sợ bị... khiển trách và mất chức. Thậm trí có những vụ quan trọng khác không hề
được báo chí đăng tải, như cái chết của ông Hoàng Văn Ngài, người dân tộc thiểu
số H’Mông, ở tỉnh Đắk Nông, vào tháng 3/2013, chỉ sau một đêm bị công an thị xã
Gia Nghĩa bắt về tội “phá rừng làm rẫy lậu”. Các nhà báo cũng cho biết, trong
vụ này các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cản trở báo chí tiếp cận
gia đình nạn nhân để phỏng vấn. Rồi một số vụ công an liên quan còn được thăng
chức sau khi gây ra bạo hành, điển hình như vụ phó công an xã Nguyễn Hữu Khoa ở
xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội) vào tháng 7/2013, đã đánh đập một tài xế xe
tải tên là Nguyễn Phú Sơn gây thương tích nặng. Không rõ vụ việc được điều tra,
xử lý như thế nào mà tới tháng 12 năm đó, Nguyễn Hữu Khoa đã được thăng chức
trưởng công an xã.
Công
an Việt Nam gây ra các sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, ít khi phải
đối mặt với hậu quả tương xứng. Trong nhiều trường hợp được chính thức công
nhận là bạo hành, những công an liên quan chỉ bị kỷ luật nội bộ nhẹ nhàng, như
phê bình hay khiển trách. Hiếm khi có chuyện hạ cấp bậc, thuyên chuyển hay buộc
ra khỏi ngành, còn bị truy tố và kết án thì càng hiếm hơn nữa. Ngay cả những
trường hợp bị khởi tố và kết án, công an dường như cũng được nhận những mức án
nhẹ hoặc được hưởng án treo.
Dân
càng ngày càng mất niềm tin vào đảng cộng sản, vào nhà nước, vào chính quyền!
No comments:
Post a Comment