Người
Hùng yêu nước chân mang đôi dép nhựa Việt Nam đến đất Mỹ
Ai
đã từng đến đất Mỹ, dù là diện định cư hay tị nạn cũng đều diện cho mình những
bộ đồ trang trọng, những đôi giày lịch sự nhất. Nhưng anh Điếu Cày thì khác với
mọi người, anh được cả một rừng người với cờ xí và những bó hoa tươi thắm và
bao nhiêu là máy quay phim chụp ảnh vây quanh, điều đặc biệt chân anh vẫn
còn mang một đôi dép nhựa VN. Có lẽ anh là người khách duy nhất đến Mỹ với đôi
dép “đặc biệt” như thế. Đôi dép ấy cho thấy sự vội vã của nhà cầm quyền Cộng
Sản muốn tống xuất anh cho nhanh. Nhưng đôi dép ấy cũng có thể là duyên gắn kết
của những người dân nghèo khổ VN muốn gửi gắm nỗi nhọc nhằn và hy vọng của họ
theo anh trong chuyến đi này, như lời anh tuyên bố khi đến phi trường LAX: "Tôi
ra đi là để đấu tranh cho một ngày về… không phải của riêng tôi mà là của tất
cả mọi người”. Chắc chắn ngày về đó sẽ không còn bóng dáng Cộng Sản hà
hiếp dân lành điêu linh, người dân nghèo sẽ đỡ khổ hơn, ấm no hơn…
Tôi
đến đài SBTN lúc 1:15 chiều, tưởng là đi sớm, nhưng đến nơi mới biết có nhiều người
đến sớm hơn đang tụ tập ở cửa sau của hội trường SBTN. Đi vòng vòng chung quanh
chờ giờ mở cửa, tôi gặp một chị khá lớn tuổi bèn bắt chuyện hỏi thăm, mới biết
chị tới đây từ lúc 1 giờ và nhà chị ở tận LA, tôi thắc mắc:
-
Sao chị ở xa mà đi sớm quá vậy? 2 giờ chiều mới bắt đầu buổi hội luận mà?
-
Sớm gì, có nhiều người ở xa hơn tôi còn tới sớm hơn tôi nữa kìa. Ai cũng sợ có
quá nhiều người ái mộ anh Điếu Cày nên tới đông, đi trễ sợ không còn chỗ ngồi.
Vậy
mới biết khi người ta có lòng thì khoảng cách đường xa và thời gian chờ đợi
không còn là một trở ngại nữa. Anh Điếu Cày chính là Người Hùng yêu nước đang
được rất nhiều người dân Việt ở đây ngưỡng mộ và yêu thương. Không những vậy,
kể cả những giới chức chính quyền địa phương và các vị dân cử tiểu bang, liên
bang Hoa Kỳ cùng đến tham dự buổi hội luận hôm nay đều bày tỏ sự ngưỡng mộ tinh
thần đấu tranh bất khuất của anh. Thật là đáng tự hào cho người Việt Nam lắm
thay! Có một điều thú vị nhỏ là anh Điếu Cày khá cao (có lẽ 1m8) nên khi các vị
dân cử Mỹ trao bằng khen rồi gắn “ăng xin” đứng gần anh, đầu anh vẫn cao hơn
họ. Anh lại mang thêm một điều tự hào khác cho người Việt Nam trên xứ người, để
khỏi mang tiếng người V.N lúc nào cũng thấp bé hơn.
Trước
giờ mở cửa, một cô phóng viên của SBTN phỏng vấn một chú đứng gần tôi.
-
Thưa chú, vì sao chú có mặt ở đây hôm nay?
-
Vì tôi ái mộ anh Điếu Cày, một người dám mạnh mẽ đấu tranh chống địch ngay
trong lòng địch (Việt Cộng). Tôi phục anh vì anh là một trong những người can
đảm đi tiên phong biểu tình công khai chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam. Lòng yêu nước của anh thật kiên cường, đáng quý…
Tôi
nghĩ có lẽ chú đã nói dùm tâm trạng của rất đông bà con đang đứng xếp hàng
chung quanh đây để chờ được gặp mặt anh Điếu Cày.
Trong
phần mở đầu buổi gặp mặt anh Điếu Cày ngỏ lời cám ơn chân tình đến tất cả mọi
người đã chào đón anh như một người thân, nên dù bị “bứng” vội vã ra khỏi quê
hương nhưng anh vẫn không thấy mình đơn độc lẻ loi, vì anh được sống giữa tình
thương yêu bao bọc của mọi người, sau một thời gian dài bị cầm tù: 6 năm, 6
tháng 2 ngày qua 11 nhà tù khác nhau.
Anh
cũng không quên kể lại những cảm xúc riêng tư như được ăn bữa cơm đầu tiên khi
ra tù do chính con gái nấu (chắc nấu thay mẹ) làm anh rất ấm lòng. Bữa cơm này
chắc mang nhiều ý nghĩa gia đình thân thương hơn là một bữa tiệc chiêu đãi
trong một nhà hàng sang trọng rất nhiều. Anh cũng kể lại những giây phút cảm
động trong mấy ngày qua khi anh đi đó đây, tình cờ có vài chị nhận ra anh (chắc
là qua tivi) mừng rỡ chạy đến hỏi han, chúc sức khỏe và tặng quà cho anh dù
chưa hề quen biết một lần nào làm anh rất cảm động. Qua đó anh cảm nhận được
tấm chân tình của cộng đồng người Việt hải ngoại đối với anh. Đó có lẽ là một
trong những lý do khiến anh quyết định chọn ở lại đây (OC, Nam Cali) làm nơi
định cư chính thức ở Mỹ. Dù trước đó con gái muốn đón bố về Canada để chăm sóc,
nhưng bây giờ cháu cũng thông cảm với quyết định của bố.
Khi
được hỏi cảm nghĩ của anh về những ngày đầu đến xứ sở tự do, anh trả lời rất
chân thật:
-
Tôi có thể lên internet bất cứ lúc nào, điện thoại cho người thân bất cứ giờ
nào thuận tiện và đi đâu trên đường cũng thấy thoải mái không sợ bị công an
theo dõi. Cảm giác tự do thật sung sướng làm sao!
Cảm
giác tự do này, chúng ta ở đây đã hưởng quá quen, nên không còn thấy quý mà xem
đó là điều “bình thường”. Trong khi đó lại là điều “mơ ước” của các tù nhân
lương tâm yêu nước tại Việt Nam. Đúng là:
“Người
vinh quang mơ ước địa đàng
Người
gian nan mơ ước bình thường” (TCS)
Xin
mọi người Việt Nam hãy góp tay vào việc đấu tranh trước mắt cho hơn 200 tù nhân
lương tâm gian nan Việt Nam được hưởng điều “bình thường” như chúng ta đang
được hưởng ở đây. Đứng đầu danh sách này chính là chị Tạ Phong Tần, mà mẹ chị
đã dùng chính thân xác mình để tự thiêu hầu phản đối nhà cầm quyền cộng sản.
(Anh Điếu Cày đã bùi ngùi cúi đầu khi nhắc lại sự việc đau lòng này)
Khi
được hỏi ý kiến về phong trào xuống đường đòi bầu cử tự do ở Hong Kong, anh
Điếu Cày nhấn mạnh vấn đề là làm sao để nối kết thông tin giữa trong nước và
ngoài nước được thông suốt để mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và cùng
góp sức đấu tranh chung cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam. Anh cho
rằng “Hong kong làm được, Việt Nam làm được” nếu hệ thống thông tin của ta lan
rộng khắp nước, người dân sẽ ủng hộ chúng ta. Anh cho biết hiện nay Việt Nam có
30 triệu người sử dụng Internet, 25 triệu người dùng Facebook, nên mạng lưới
thông tin được mở rộng. Trang “Dân Làm Báo” hiện nay có 200 triệu người truy
cập và ¾ là dân trong nước, Dân có mặt khắp nơi, bất cứ sự việc gì xảy ra, dân
đều có thể chụp ảnh, quay phim đưa lên youtube. Nói tới vụ này tôi lại nhớ tới
trước đây ở Hà Nội khi dân biểu tình chống Trung Quốc bị đàn áp, có 1 anh bị 4
công an hè nhau nắm tay chân khiêng lên xe bắt, còn bị một tay công an đứng
trên xe lấy chân đạp vào mặt. Người dân phản đối, công an chối bay, nhưng khi
youtube quay cận ảnh rõ ràng, công an hết đường chối, bèn phải xin lỗi và trừng
phạt kẻ phạm lỗi. Với phương tiện thông tin hiện đại ngày nay cán cân thông tin
không còn để cho nhà nước độc quyền ‘làm mưa làm gió’ như trước đây nữa.
Khi
được hỏi anh xuất thân từ bộ đội, vậy anh bắt đầu chống chính quyền cộng sản từ
khi nào?. Anh trả lời từ khi anh tiếp nhận được nhiều nguồn thông tin khác
nhau. Anh cho biết trong chế độ cộng sản thông tin luôn bị bưng bít và tuyên
truyền một chiều khiến cho nhiều người có nhận thức sai lầm. Nhưng khi thông
tin được mở rộng với nhiều nguồn khác nhau, người ta sẽ nhìn ra sự thật, vì
trong mỗi con người đều có lương tâm để nhận ra lẽ phải. Điều anh nói khiến tôi
lại nhớ đến tâm tình của cô Phạm Thanh Nghiên (người tù lương tâm nổi tiếng ở
Hải Phòng), cô tự thú trước khi bước vào con đường tranh đấu vài năm, cô còn
ngây ngô tới độ rất yên mến và thần tượng “Bác Hồ”, và sẵn sàng tranh cãi tới
cùng để bảo vệ Bác và chế độ… hay như nhà văn Dương Thu Hương đã bật khóc khi
75 vào đến Sài Gòn mới thấy mình bị chế độ đánh lừa, vì sự thật hoàn toàn
khác, không như điều chị hằng tin tưởng
Mục
tiêu trước mắt của chúng ta là lật đổ chế độ cộng sản độc tài bán nước hại dân,
nên ai yêu nước, cùng chiến đấu chung chiến tuyến với chúng ta đều là anh em,
bạn bè. Hãy hỗ trợ nhau và đừng phân biệt Bắc, Nam, đảng viên, bộ đội hay cựu
chiến sĩ QLVNCH kẻo lại rơi vào cái bẫy phân hóa mà cộng sản đang mong muốn.
Chị
ngồi bên cạnh tôi hỏi nhỏ về “bà vợ cũ” của anh Điếu Cày, có lẽ không riêng chị
mà rất nhiều chị em phụ nữ khác cũng đều thắc mắc với nhau về vai trò của chị
Dương Thị Tân đối với anh Điến Cày. Sao lại gọi là “vợ cũ”, trong khi chị rất
tận tình chu đáo lo cho anh trong mọi việc: từ việc bám sát theo chân anh qua
các nhà tù để thăm nuôi, mạnh dạn tố cáo chính quyền đàn áp, đối xử bất nhân
với anh qua 2 lần tuyệt thực kéo dài cả tháng… Khi trả lời phỏng vấn các đài
quốc tế, chị tỏ ra là một người rất can đảm và mạnh mẽ để bảo vệ anh. May quá
thắc mắc có người nêu lên và được anh Điếu Cày cho biết:
-
Trước khi bước vào con đường đấu tranh chống chính quyền cộng sản, tôi đã tiên
liệu trước những gian nan sẽ xảy ra cho gia đình, nên tôi đã tự dựng bức tường
ngăn cách hầu bảo vệ vợ con. Anh mỉm cười nói tiếp: về mặt pháp lý chúng tôi
không còn là vợ chồng, nhưng trong tim chúng tôi vẫn luôn có nhau
Nghe
anh “giải mả” bí mật này mà thấy nhẹ cả lòng. Thật cám ơn chị Dương Thị Tân
rất nhiều, đúng là sau lưng một người hùng luôn có một người phụ nữ dũng cảm
hỗ trợ. Nếu không có sự hỗ trợ và can đảm của chị thì chưa chắc chúng ta đã
có một người hùng Điếu Cày như hôm nay. Có lẽ nhờ đến xứ sở tự do nên anh mới
dám tiết lộ bí mật này cho mọi người biết. Sự hỗ trợ của gia đình luôn cần
thiết và quan trọng để anh tiếp tục dấn thân vào con đường đấu tranh. Anh kể
lại con trai anh mới gọi DT cho biết “Mẹ nói bố đừng bận tâm đến chuyện vợ con
ở quê nhà, bố cứ tiếp tục con đường đấu tranh của bố đã chọn…” Xin cám ơn sự hy
sinh của gia đình anh cho công việc đấu tranh chung.
Kết
thúc buổi gặp gỡ, mọi người tràn lên sân khấu để được tặng quà và bắt tay anh,
được sờ vào con người bằng xương bằng thịt của anh, một hình tượng yêu nước bất
khuất đáng tự hào của người Việt Nam, mà ngay tổng thống Obama cũng đã phải
nhắc tới tên anh. Mọi người bu chung quanh anh, ôm anh, chụp hình với anh. Có
một em mặc chiếc áo T-shirt trắng chạy lên sâu khấu và nhờ anh ký tên vào chiếc
áo em đang mặc. Có những ông cụ bá vai anh, vỗ vỗ nhẹ vào lưng anh như để bày
tỏ cảm xúc yêu thương và trân trọng. Có bà má nghễnh chân lên và kéo đầu anh
xuống để hôn vào má anh một cách trìu mến như hôn một đứa con thân yêu của má.
Thật là hạnh phúc và vinh dự cho anh Điếu Cày, vì tôi chưa từng thấy ai có được
tình thương yêu và trân trọng như thế này, nhất là đối với các vị cao niên,
trong cộng đồng Việt Nam hải ngoại suốt mấy chục năm qua. Có lẽ vì ai cũng mang
tâm trạng:
“Ngày
hôm nay, nhìn về quê hương
Đất
nước tôi, sao lắm nhiễu nhương
Người
yêu nước trong chốn lao tù
Mẹ
thương con thiêu cháy thân mình
Mẹ
Việt Nam đau”
(Trúc Hồ)
Và
anh, chính anh là niềm hy vọng của mọi người, sẽ là “ngọn gió đổi thay” cho quê
hương. Mong anh kiên cường tiếp tục con đường đấu tranh của mình cho tới ngày chiến
thắng, xứng đáng với lòng yêu thương và kỳ vọng của mọi người dành cho anh, anh
Điếu Cày rất thân mến.
Little
Saigon 2014
----------------------------------
VIDEO :
CLB Nhà Báo Tự Do (Điếu Cày) và SBTN - Hội Luận (HaiNgoai PhiemDam)
No comments:
Post a Comment