Sun,
11/23/2014 - 19:55 — tuongnangtien
Đời
vẫn vốn không nương người thất thế.
Nguyễn Tất Nhiên
Nguyễn Tất Nhiên
*
Những
ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email
một bài viết mới (“Thanksgiving
2014 & Dân Việt Tỵ Nạn”) của nhà văn Giao Chỉ.
Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ
cùng độc giả:
Quả
thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn
truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm.
Lịch
sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người
Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự
do tín ngưỡng...
Trải
qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ
thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú
nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa
gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ
chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.
Đó
là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống
còn mãi đến ngày nay...
Đạo
luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm
trước đã có những lời vàng ngọc như sau:
Bất
cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ
hưởng quy chế nhập cư.
Như
vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến
Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ
vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã
ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee
Act...
Khi
miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của
người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch
sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm
của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con
đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của
dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ
đến được miền đất Hứa...
Và
dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp
miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé
mong manh.
Người
Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm
qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã
không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người
sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là
người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển
Nam Hải.
Lịch
sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận
định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có
thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu
quý.
(You
cannot choose the land you birth, but you can choose the land you
love).
Nhận
định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng
với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây
lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính
phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ
là những boat
people
(bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và
nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé
Sap.
Hình
:
Sau
một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước
này, nhà báo Văn Quang kết luận:
“Hầu
hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý
do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm
sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa... Trước
hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu,
làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ
lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ
cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn
chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền,
dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm
sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào
đâu!”
Trong
bản tường trình (The
Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO
– Minority Rights Organization – phổ biến vào tháng 3
năm 2014, tổ chức này đã ví von đám người Việt
đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống
ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của
xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự
do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những
kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.
Họ
“kẹt” cái gì vậy Trời?
Xin
thưa cái ... quốc tịch Cambodia.
Nhà
văn Giao Chỉ cho biết “Đạo
luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm
trước đã có những lời vàng ngọc như sau:
Bất
cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ
hưởng quy chế nhập cư.” Cao
Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không
có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với
những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy.
Vô
số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được
cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa
xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc
tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận
với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối
thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không
giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài
sản …
Thực
ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng
chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo
trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thên
thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng –
vẫn còn rất xa tầm tay của họ.
Chính
phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân
số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính
của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư
ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây
cất, 33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ
gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng
mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có
thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là
người Miên; tôi ở giữa người Miên và người
Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese
wary of planned census.” The
Phnom Penh Post
26 August 2014).
Nỗi
lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai
tháng sau, vân theo The
Phnom Penh Post,
số ra ngày 3 tháng 10 năm 2014: “Chỉ trong vòng một
ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã
bị trả qua biên giới – Census
deportations hit 142 in single day."
Cùng
với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó
là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa
số dân Việt ở Cambodia – theo như tường trình
của thông tín viên Quốc
Việt, RFA:
“Hầu
hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều
không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn
lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con
em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và
đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có
khả năng.”
Nhiều
năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia
– vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn
ngoái nhìn, với rất nhiều ái ngại:
“Hình
ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe
mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt
nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc
trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”
Đến
hôm nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và
kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ
già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa
trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn
còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, không
hề trôi trên những bến nước ở nơi đây.
Chúng
tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar
Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi
của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai
vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng
thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu
chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt
hay gốc Việt.
Người
Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có
quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên
bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang
trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ
sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như
cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động
ở Cambodia) nên không có quyền sở hữu tài
sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một
nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh –
như hiện cảnh.
Chúng
tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với
chừng chục gia đình người Việt, những thuyền
nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì
ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn
không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ
biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?
No comments:
Post a Comment