Cập
nhật: 20/11/2014
Phát
biểu của ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng
Việt Tân
Tại Buổi
Tường Trình Quốc Hội Canada ngày 19 Tháng 11 Năm 2014
về
"Triển vọng Dân Chủ và Nhân Quyền Tại Việt Nam"
BBT-WebVT
----------------
Kính thưa:
Kính thưa:
Ông
Wayne Marston,
Quí Thành viên Quốc Hội,
Toàn thể Quí vị.
Quí Thành viên Quốc Hội,
Toàn thể Quí vị.
Trước
hết, tôi xin gởi lời cám ơn Ông Marston đã đứng ra tổ
chức và cho tôi cơ hội được thuyết trình tại buổi
tường trình quan trọng này. Vào cuối cuộc chiến tranh
Việt Nam, Canada đã nhân từ tiếp nhận nhiều người tị
nạn Việt Nam và cho họ một quê hương mới. Đáp lại
lòng nhân từ và rộng lượng này, tôi xin được bày tỏ
những lời tri ân chân thành nhất.
Hôm
nay, gần 40 năm sau, nhiều người vẫn còn tự hỏi tại
sao vấn đề dân chủ và nhân quyền tại những nơi như
Việt Nam vẫn còn được đề cập đến. Tôi xin được
trình bày về câu hỏi này trước khi thảo luận về
những gì có thể xảy ra tại Việt Nam trong vòng năm,
mười năm tới.
Với
dân số gần 90 triệu người, Việt Nam là một nước cỡ
trung bình với tài nguyên thiên nhiên dồi dào và tiềm
năng kinh tế rất lớn. Hơn phân nửa dân số sinh sau năm
1975 và tỉ lệ biết chữ cao. Vì vậy, Việt Nam là một
chọn lựa hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài.
Ngoài
ra, Việt Nam chiếm một vị trí chính trị địa dư quan
trọng với 2200 kí lô mét bờ biển kề bên Biển Đông
(cũng được gọi là Biển Nam Hải), hiện đang trong tình
trạng tranh chấp nóng bỏng. Vùng biển này là một trong
những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới,
rất quan trọng trong thương mại quốc tế với 75% giao
thông trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hơn
nữa, Việt Nam có một quân đội tương đối tiên tiến
và được huấn luyện tốt, hoàn toàn có thể giữ một
vai trò then chốt trong việc gia tăng an ninh khu vực.
Vì
những lý do trên, việc chuyển tiếp Việt Nam thành một
nước tự do dân chủ, nhân quyền được tôn trọng và
pháp quyền là chuẩn mực, là rất quan trọng. Sự chuyển
tiếp này sẽ đặt Việt Nam ở một vị trí tốt hơn
trong việc phát triển kinh tế và xã hội một cách bền
vững, trở thành một đối tác giao thương tốt hơn, có
được sự hỗ trợ tối đa trong nước đối với các
chính sách quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và sự
ổn định trong khu vực. Tóm lại, một nước Việt Nam tự
do và dân chủ có thể là một lực lượng ổn định
quan trọng tại Đông Nam Á và giữ vững một ASEAN thịnh
vượng hơn.
Thật
không may, Việt Nam là một trong năm nước cộng sản độc
tài còn lại trên thế giới. Không cần phải nói, hồ sơ
nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ trong 60 năm qua, kể
từ khi đảng cộng sản nắm quyền miền Bắc Việt Nam
vào năm 1954. Tình hình nhân quyền lại càng xấu hơn sau
khi họ chiếm được Miền Nam Việt Nam vào năm 1975. Tôi
sẽ không làm phiền quí vị với những chi tiết mà quí
vị có thể tìm thấy dễ dàng qua những tổ chức quốc
tế như tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, Phóng Viên Không
Biên Giới, và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Vấn
đề chính mà tôi muốn trình bày ngày hôm nay là điều
gì sẽ xảy ra về khía cạnh chính trị trong vòng năm,
mười năm tới tại Việt Nam. Hay nói một cách khác,
triển vọng nào cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam
vào cuối thập niên này.
Để
trả lời câu hỏi này, truớc hết chúng ta phải nhìn vào
tình hình hiện nay tại Việt Nam. Trong một thời gian dài,
chế độ cộng sản dường như nắm quyền kiểm soát
chặt chẽ, cai trị với bàn tay sắt, không có bất đồng
chính kiến hay đối lập. Tuy nhiên, tất cả bắt đầu
thay đổi trong thập niên 1990. Khởi đầu thì rất chậm,
nhưng, từ năm 2006, nhịp độ đã gia tăng đáng kể.
Trong vòng tám năm qua, mức độ kiểm soát xã hội của
chế độ đã bị soi mòn liên tục với nhiều lực lượng
thách thức chế độ độc đảng của họ.
Hiện
tại, chế độ cộng sản tại Việt Nam đang phải đối
mặt với năm thách thức lớn:
- Hiện đang có một cuộc đấu đá nội bộ quyết liệt và tranh chấp quyền hành dữ dội giữa hai phe nhóm chính - Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dúng một bên, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phe bên kia. Cuộc xung đột nội bộ này rất nghiêm trọng và không còn là một bí mật đối với dân chúng. Kết quả là làm tê liệt giới lãnh đạo thượng tầng, làm tổn hại đến hệ thống chỉ huy, làm tăng thêm sự bất bình của người dân cũng như mọi giới đảng viên. Với Đại Hội Đảng Lần thứ 12 sắp tới đầu năm 2016, cuộc tranh giành quyền lực chỉ càng tăng mãnh liệt và gây tác động xấu hơn vào sự đoàn kết trong đảng cũng như uy quyền của đảng.
- Chế độ đang bị nhiều giới trong quần chúng và đảng viên cho là quá nhu nhược và không có ý chí chống lại sự xâm lược liên tục của Trung Cộng trên Biển Đông. Thêm vào đó, mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Kinh và những nỗ lực để biện hộ cho mối quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc bị xem như là phản quốc dưới con mắt của người dân. Tinh thần bài Trung và chống chính phủ là động cơ chung để tập hợp mọi người chống lại chế độ.
- Do sự đấu đá nội bộ, tình trạng khó xử về vấn đề Trung Quốc, bản chất cực kỳ tham nhũng của lãnh đạo đương thời, nhiều cựu quan chức cộng sản cấp cao, nhiều nhà trí thức trong đảng cũng như các đảng viên, đã tham gia phong trào dân chủ để đòi hỏi có nhiều tự do chính trị và nhân quyền hơn. Một số người còn tự thành lập những tổ chức riêng để thách thức chế độ độc đảng. Trong khi đó, tinh thần bên trong đảng bị suy sụp nhiều. Con số những đảng viên thầm lặng bỏ đảng hoặc ngưng sinh hoạt đảng đạt mức kỷ lục, bắt buộc giới lãnh đạo phải đi tìm giải pháp.
- Bất chấp một đợt đàn áp lớn bắt đầu năm 2007, phong trào dân chủ non trẻ đã chứng tỏ được sự dẻo dai và ngày càng phát triển mạnh. Internet được chứng tỏ là một phương tiện hữu ích và mạnh mẽ. Với con số gần 40 triệu người sử dụng internet và khoảng 25 triệu có tài khoản Facebook, cả hai internet và môi trường truyền thông xã hội đã cho phép người dân và các nhà hoạt động vượt qua được sự thiếu tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp trong đời sống. Hơn nữa, những phản đối của người dân chống lại sự tham nhũng trong chính phủ, sự bạo hành của công an, và những vấn đề xã hội khác, đã tăng cường sức mạnh và tạo nên nền tảng sức mạnh của phong trào ủng hộ dân chủ.
- Nền kinh tế đang gặp khó khăn vì quản lý yếu kém và tham nhũng trong nhiều năm mà không có giải pháp nào trước mắt. Mức gia tăng tổng sản lượng quốc gia (GDP) hiện đang ở mức 5,4%, thấp nhất kể từ năm 2005. Cùng lúc đó, lạm phát tiếp tục ở mức 7% trong khi nợ công là 90% GDP, cao chưa từng thấy. Thêm vào đó, lãnh vực tài chánh cần phải được cải tổ hoàn toàn, do cách làm việc yếu kém, lạm dụng, và tham nhũng. Quan trọng hơn cả, giới lãnh đạo không muốn lấy những biện pháp khắc phục những vấn đề trên vì những khắc phục đó có tiềm năng ảnh hưởng lên túi tiền của họ và cũng do áp lực của những nhóm lợi ích rất mạnh chung quanh họ.
Những
thách thức trên là những thách thức lớn nhất mà chế
độ Hà Nội phải đương đầu kể từ khi Liên Xô bị
sụp đổ. Nhìn về phía trước trong vài năm tới, ba kịch
bản có khả năng xảy ra:
1.
Chế độ thành công trong việc giải quyết những thách
thức và giữ vững được quyền lực.
2.
Chế độ sẽ yếu hơn và bắt buộc phải chấp nhận cởi
mở chính trị ở mức nào đó.
3.
Chế độ mất quyền kiểm soát và bị thay thế bởi một
chính quyền mới.Tất nhiên là họ mong muốn kịch bản
thứ nhất. Nhưng để việc đó xảy ra, it nhất họ phải
hoàn thành ba việc trong vài năm tới. Thứ nhất, họ phải
hóa giải những dị biệt và làm lành giữa các phe nhóm.
Thứ hai, họ phải xoa dịu sự bất bình của người dân
và đảng viên. Và thứ ba, họ phải vượt qua khủng
hoảng kinh tế và cải tổ lãnh vực tài chánh bị thối
nát. Riêng cá nhân tôi, tôi không nghĩ là họ có thể
thực hiện được những việc trên, dựa trên bản chất
của chính chế độ và quy mô của những thách thức.
Đối
với những kịch bản còn lại, có nhiều khả năng là
chế độ sẽ tiếp tục yếu đi tới mức họ phải thỏa
hiệp và mở rộng chính trị. Tuy nhiên, việc đó sẽ
không xảy ra một cách tự nhiên. Chúng ta phải có nhiều
nỗ lực để khiến nó xảy ra. Để thúc đẩy chế độ
chuyển tiếp ôn hòa qua một nền chính trị mở rộng và
theo chế độ dân chủ, chúng ta phải huy động và phối
hợp giữa bốn áp lực sau đây:
1.
Tạo áp lực chính trị để có nhiều tự do hơn, một hệ
thống đa đảng và cuối cùng là thể chế dân chủ. Việc
này phải đến từ phong trào dân chủ tại Việt Nam.
2.
Tạo áp lực xã hội để guồng máy nhà nước điều
hành tốt hơn, pháp quyền và cải cách xã hội. Việc này
phải đến từ toàn dân Việt Nam.
3.
Tạo áp lực thay đổi để thỏa hiệp và cải tổ chính
trị. Việc này phải đến từ trong nội bộ đảng và
chế độ.
4.
Tạo áp lực quốc tế để mở rộng chính trị và tôn
trọng nhân quyền. Việc này phải đến từ cộng đồng
quốc tế.
May
mắn thay, tất cả bốn áp lực trên đang hiện hữu tại
Việt Nam. Đối với những nhà hoạt động hỗ trợ dân
chủ tại Việt Nam, công việc chính hiện nay là tiếp tục
thúc đẩy những chiến dịch bất bạo động để gia
tăng và phối hợp những áp lực chính trị, xã hội, và
thay đổi bên trong Việt Nam. Với cộng đồng quốc tế,
chúng tôi yêu cầu sự giúp đỡ của các bạn với bốn
mục hành động như sau:
1.
Kêu gọi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho
nhưng người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động
dân chủ và xã hội hiện đang bị giam cầm.
2.
Tiếp cận với xã hội dân sự bằng cách hỗ trợ những
tổ chức dân sự chân chính, đặc biệt là những tổ
chức ủng hộ cải cách xã hội, cải tổ luật pháp, dân
chủ và nhân quyền. Ngoài ra, việc gặp gỡ và ủng hộ
những người bất đồng chính kiến và những người bảo
vệ nhân quyền là rất quan trọng.
3.
Tăng cường tập trung vào cải tổ tư pháp bằng cách
kiên trì đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải hủy bỏ
những đạo luật hà khắc như các Điều 79, 88, và 258
của Bộ Luật Hình Sự, và đòi hỏi họ phải thông qua
những đạo luật nhằm bảo vệ quyền biểu tình ôn hòa,
quyền tự do hội họp, quyền tự do ngôn luận, quyền
thành lập những tổ chức xã hội và chính trị.
4.
Gộp vấn đề nhân quyền vào việc trao đổi song phương
gồm có giao thương, giáo dục, ngoại giao và an ninh.
Ngày
hôm nay, khi nhìn lại quá khứ, đó là một chặng đường
đầy gian khổ mà nhiều người đã phải hy sinh. Tôi tham
gia đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho quê hương
khi tôi còn là một sinh viên cách đây 30 năm. Đôi khi, có
vẻ như là chúng tôi đang ở trong một đường hầm tối
không có lối ra. Nhưng hôm nay, sau 30 năm, tôi đã nhìn
thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tôi tin chắc rằng
không một chế độ độc tài nào có thể hoặc sẽ tồn
tại mãi mãi. Triển vọng cho dân chủ và nhân quyền tại
Việt Nam đã ở trong tầm nhìn.
Nhưng
không có gì phải nghi ngờ, con đường đi tới ánh sáng
đó còn đầy những thách thức và khó khăn. Trong nhiều
năm, cộng đồng thế giới, đặc biệt là chính phủ và
người dân Canada đã ủng hộ cho nhân quyền tại Việt
Nam. Chúng tôi xin tri ân những gì quý vị đã làm. Chúng
tôi biết rằng, hơn bất cứ điều gì khác, đây là cuộc
đấu tranh của chúng tôi cho tự do của chúng tôi và một
tương lai sáng lạn hơn cho những thế hệ tương lai. Tuy
nhiên, một nước Việt Nam tự do, dân chủ và ổn định
cũng có lợi nhất cho vùng Á Châu Thái Bình Dương và xa
hơn nữa. Chúng tôi vẫn cần sự hỗ trợ và giúp đỡ
của cộng đồng quốc tế để cuộc đấu tranh này kết
thúc nhanh chóng trong hoà bình, để Việt Nam có thể trở
thành một đối tác vững chắc và đáng tin cậy cho một
Đông Nam Á thịnh vượng và an toàn.
Một
lần nữa, xin cám ơn quí vị đã cho phép tôi có mặt
ngày hôm nay và mong được làm việc cùng với quý vị
trong tương lai.
No comments:
Post a Comment