Saturday, November 22, 2014

Đã đến lúc những người từng nằm trong cơ chế cũng không chịu được nữa "chiếc áo" chật cứng của cái gọi là "tự do báo chí XHCN" (Hoàng Hưng - Bauxite VN)



Hoàng Hưng - Bauxite Việt Nam
22/11/2014

Nhà báo Nguyễn Công Khế, một người làm báo thành đạt trong lòng chế độ toàn trị Việt Nam sau “Đổi mới”, đã hoàn toàn chân thành và thiện chí khi đưa ra những lời “cố vấn” cho lãnh đạo của Đảng CS, đại khái như: “sự công khai minh bạch của báo chí giúp cho sự phát triển của đất nước rất nhiều”; “một chính quyền mạnh, một chính phủ mạnh thì cần một nền báo chí minh bạch, một nền thông tin minh bạch”; “con đường, chính sách minh bạch thông tin và tự do báo chí trước sau gì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm thôi. Không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác”.

Ai cũng hiểu những lời của ông hoàn toàn là chân lý giản dị và phổ quát đối với mọi quốc gia trong thời đại ngày nay. Nhưng vấn đề thực sự là vấn đề lại nằm ở những câu hỏi sau: Những người cầm quyền hiện nay có thực sự coi “sự phát triển của đất nước” là mục tiêu tâm huyết của họ? Chính quyền, chính phủ hiện nay có phải là chính quyền, chính phủ mạnh? Không trả lời được hai câu này, thì không có gì đảm bảo họ “không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác” (ngoài việc thực thi quyền tự do báo chí đã được Hiến pháp long trọng thừa nhận “trên giấy” suốt bao nhiêu thập niên). Không, thực tế cho thấy họ đã và vẫn đang chọn con đường ngược lại. Từ đó dễ dàng “đảo suy” về thực chất của nhà cầm quyền: họ không thực sự coi phát triển đất nước là tâm huyết của mình; họ không mạnh!

Ông Khế cũng rất thật tình khi trấn an Đảng CS rằng “tự do báo chí sẽ không làm mất chế độ”, vì kinh nghiệm cho thấy sự cởi mở phần nào cho báo chí đã có thời giúp cho công cuộc “Đổi mới” đạt kết quả nhất định. Nhưng lời trấn an của ông chỉ đúng trong trường hợp Đảng CS đang thực sự chuẩn bị cho cuộc “Đổi mới lần hai” lớn lao và triệt để hơn nhiều – trong cuộc này, chế độ phải chuyển hoá căn bản từ toàn trị lạc hậu sang dân chủ văn minh, và như thế có nghĩa là báo chí sẽ phải giúp làm “mất chế độ” toàn trị lạc hậu chứ không thể nói là “không làm mất chế độ” một cách mơ hồ chung chung như phát biểu của ông!

Hoàng Hưng











--------------------------------------------

Tục ngữ nói "bỏ đao thành Phật"; tôi không đồng ý như thế, nhưng cũng hoan nghênh những kẻ bỏ đao. Nhưng như thế nào là bỏ đao?
Bỏ đao là những kẻ làm ác, rồi một hôm thấy đó là sai, là tội lỗi, bèn thành tâm sám hối một cách vô điều kiện, dẫu lúc đó sức vẫn còn mạnh, đao vẫn còn bén. Những kẻ bỏ đao đó trở nên thánh thiện không khác gì nhà tu đã mười vạn kiếp nếu và chỉ nếu họ có cái tâm hoàn toàn trong sáng. Vì thế họ (có thể) thành Phật.
Chuyện nước ta, từ hồi Hồ Chí Minh rước cộng sản về, những kẻ lỡ theo và sau đó nhận ra bộ mặt ác ôn của bác đảng bèn "bỏ đao" rất nhiều, không kể xiết. Có thể nói tất cả những người ấy đều được đón nhận nồng nhiệt, không có ai nghi ngờ, đố kỵ gì cả. Chuyện ấy xảy ra từ thời 9 năm kháng chiến đến thời chiến tranh Nam Bắc.
Nhưng vì sao gần đây những kẻ nằm trong hệ thống cai trị của Việt cộng "bỏ đao" , nói những điều "nhân nghĩa, đạo lý" thì bị nghi ngờ, thậm chí bị nguyền rủa? Xa và cao như Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn An, thấp và gần đây như Nguyễn Công Khế...
Câu trả lời, đấy là những kẻ khi nắm quyền thì cùng hung cực ác, tham lam, xu nịnh, tráo trở, độc địa... Và quan trọng hơn hết là chúng luôn luôn đặt quyền lợi cá nhân lên trên tiền đồ của dân tộc. Vì quyền lợi cá nhân chúng hè theo đảng, theo giặc để hại dân hại nước, bất kể hậu quả. Chúng không bị ai lừa mà hoàn toàn tỉnh táo nhận biết tội ác. Mà vẫn làm!
Đến khi già rồi về hưu, giàu có, no nê rồi, chúng vẫn còn ham muốn. Đó là lòng tham mong người đời ca tụng! Vì thế chúng "bỏ đao"!
Đó là bọn cơ hội! Một bọn người hèn hạ và bẩn thỉu nhất. Chẳng may, do hoàn cảnh đói nghèo, loạn lạc, bịnh cơ hội nảy sinh trong xã hội chúng ta khá nhiều. Kẻ thù, ngoại bang còn không nguy hiểm bằng hạng người này. Dân tộc ta chắc chắn se nghèo mạt mãi nếu bọn người này còn chỗ dung thân.



No comments: