Saturday, December 12, 2009

Từ TỐNG VĂN SƠ Đến LÊ CÔNG ĐỊNH

Từ Tống Văn Sơ đến Lê Công Định
subutai, X-Café
11.12.2009
http://www.x-cafevn.org/node/2458
Cách đây 78 năm, lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh, lúc ấy tên là Tống Văn Sơ đang hoạt động ở Hồng Kông thì bị mật thám Pháp câu kết với chính quyền Anh ở Hồng Kông bắt giữ. Ý đồ của Pháp là vận động chính quyền Anh đưa Tống Văn Sơ về Đông Dương, tại đó Pháp toàn quyền xử lí ông Tống.
Gần 2 năm bị giam giữ trong nhà tù (6/6/1931-22/1/1933), Tống Văn Sơ đã trải qua 3 cuộc thẩm vấn, 9 phiên tòa xét xử của tòa án Hong Kong và Hội đồng cơ mật của Hoàng gia Anh ở London. Âm mưu của thực dân Pháp là vận động chính quyền Anh đưa Nguyễn Ái Quốc về Đông Dương để thực hiện bản án tử hình. Được sự giúp đỡ của luật sư trẻ người Anh F.H. Loseby, Tống Văn Sơ được trả tự do.
Chưa luận bàn đến vấn đề ai đúng ai sai, nhưng địa vị của Tống Văn Sơ lúc đó, cứ lấy hơn bù kém thì tương đương với Lê Công Định bây giờ. Nhưng hoàn cảnh của ông Tống nguy hiểm hơn: chế độ thực dân lúc ấy còn mạnh, đặc biệt Anh và Pháp đang liên kết với nhau. Nhưng người Anh với sự tự do báo chí và tính bảo thủ, có phần thượng tôn pháp luật. Nên vụ xét xử một kẻ "phản loạn chống nhà nước Pháp ở Đông Dương " đã được báo chí Anh đưa tin rộng rãi, khách quan, đến cả Hội đồng cơ mật của Hoàng Gia Anh ở Luân Đôn cũng biết. Nếu so báo giấy, điện báo thời đó với báo mạng điện tử, truyền thông đa phương tiện bây giờ đủ thấy chính quyền Anh tôn trọng tự do báo chí và pháp luật đến mức nào.
Dù Pháp và toàn quyền Anh ở Hồng Kông đã câu kết với nhau,nhưng ông Tống nhờ có 1 luật sư Anh bào chữa ,cộng với bạn bè bên báo giới giúp đỡ,đã được tự do. Một kẻ phản loạn người An Nam nhờ sự thượng tôn pháp luật, tự do báo chí của nước Anh đã thoát khỏi nanh vuốt của thực dân Pháp. Ông tiếp tục hoạt động và trở thành lãnh tụ cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh.
Sau năm 1954,ông Hồ cho người liên hệ qua Hồng Kông mới luật sư Frank Loseby sang thăm Việt Nam.Tại buổi nói chuyện với công nhân nhà máy, Hồ Chí Minh cầm tay F.Loseby giơ cao nói với công nhân: "người này năm xưa đã cứu Bác ..."
Mọi người có thể tìm các tài liệu đó tại bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội!

Giờ đây, một phiên tòa xét xử một người bị buộc tội chống chính quyền Việt Nam sắp diễn ra. Liệu phiên tòa đó có được tinh thần thượng tôn pháp luật và tự do báo chí như phiên tòa của "thực dân " Anh cách đây gần 80 năm không?

Luật sư Định không phản đối chính quyền của nhân dân Việt Nam,anh ta chỉ phản đối sự độc tài của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng do Đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên.
Nếu như toàn bộ công dân trên 18 tuổi sống ở Việt Nam đều là đảng viên Cộng Sản thì cái khái niệm "chính quyền nhân dân " được "chấp nhận" vì toàn bộ nhân dân Việt Nam là Cộng Sản, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho dân Việt Nam.
Nhưng chỉ có 3 triệu đảng viên, nên chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ là chính phủ do đảng Cộng Sản Việt Nam dựng lên và được những người dân còn lại -không phải đảng viên, "tạm" chấp nhận (qua bầu cử bịp bợm) đại diện cho Việt Nam.
Bởi vậy tội danh mà anh Định khởi tố là không chính xác, bị thổi phồng sự thật nhằm kết án nặng hơn .

Giáo sư Lê Hữu Nghĩa, giám đốc Học viện chính trị quốc gia (Lò luyện thi Cộng Sản -Trường đảng Nguyễn Ái Quốc trước đây ) đã có bài phân tích, vạch rõ không được nhập nhằng giữa chính quyền nhân dân với Đảng. Bài đăng trên tạp chí Cộng sản -
tapchicongsan.org.vn, trong đó có đoạn:
"...Là một tổ chức chính trị nằm trong hệ thống chính trị, hơn nữa lại là "hạt nhân" lãnh đạo của hệ thống chính trị, nên Đảng cũng có quyền lực chính trị, nhưng Đảng không có quyền lực Nhà nước. Đảng không phải là cơ quan quyền lực nhà nước. Do đó, nhất thiết không được lẫn lộn giữa Đảng và Nhà nước, giữa quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước. Sự khác nhau giữa quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước trước hết và chủ yếu bắt nguồn từ sự khác nhau về bản chất và chức năng của Đảng và Nhà nước. Đảng là lực lượng lãnh đạo xã hội, Nhà nước là bộ máy thống trị, quản lý xã hội. Do đó, quyền lực của Đảng chủ yếu dựa trên quyền uy do uy tín mang lại, còn quyền lực của Nhà nước chủ yếu dựa trên pháp luật, bộ máy cưỡng chế chuyên biệt, bộ máy hành chính công quyền ..."

Và một đoạn nữa:
"...Tuy có những bước tiến quan trọng trên đây, song, những đổi mới về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình, yêu cầu cần đổi mới Đảng và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên vấn đề này, vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc làm hạn chế cả vai trò lãnh đạo của Đảng lẫn hiệu lực quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân. Vẫn còn tình trạng Đảng bao biện, làm thay, lấn sân công việc của chính quyền, cơ quan Đảng chạy theo những việc sự vụ, "buông cái to nắm cái nhỏ", can thiệp quá sâu vào công việc của chính quyền. Vẫn còn tình trạng cơ quan chính quyền thụ động, ỷ lại vào cấp ủy, né tránh không dám chịu trách nhiệm, hoặc đẩy các công việc đáng lẽ thuộc thẩm quyền mình giải quyết sang cho cấp ủy để giữ "chốt an toàn"; vẫn còn tình trạng cấp trên ôm đồm nhiều việc của cấp dưới mà không dám mạnh dạn phân cấp, nên cấp trên không còn thời gian và sức lực để đầu tư suy nghĩ những vấn đề lớn, quan trọng hơn hoặc có tầm chiến lược. Đồng thời, cũng vẫn còn tình trạng cấp ủy buông lỏng lãnh đạo chính quyền, không phát huy được vai trò lãnh đạo, thậm chí bị cơ quan chính quyền lấn sân v.v. và v.v.. "

Theo quản điểm của giáo sư Nghĩa, giám đốc lò luyện thi Cộng sản, thì việc tòa án khởi tố anh Định "chống chính quyền nhân dân" là vô căn cứ, thể hiện sự dốt nát và thiếu hiểu biết về đường lối lãnh đạo của Đảng. Các ông công tố liệu hiểu biết chính trị như giáo sư Nghĩa không mà cứ lẫn lộn, đánh đồng đảng với nhà nước với chính quyền nhân dân thế hả ?!!
Anh Định chống là chống "quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân. Vẫn còn tình trạng Đảng bao biện, làm thay, lấn sân công việc của chính quyền, cơ quan Đảng chạy theo những việc sự vụ, "buông cái to nắm cái nhỏ", can thiệp quá sâu vào công việc của chính quyền".
Anh Định chống là chống: "Vẫn còn tình trạng cơ quan chính quyền thụ động, ỷ lại vào cấp ủy, né tránh không dám chịu trách nhiệm, hoặc đẩy các công việc đáng lẽ thuộc thẩm quyền mình giải quyết sang cho cấp ủy để giữ "chốt an toàn"."


Bản án thích hợp nhất cho anh Định: xử phạt hành chính vì tội làm náo loạn trật tự công cộng, gian lận vì lên TV mà chưa trả tiền cho đài truyền hình kèm theo án treo vì tội làm mất thời giờ của người xem truyền hình.



No comments: