Thursday, December 17, 2009

HỘI NGHI COPENHAGEN KHÓ TRÁNH ĐƯỢC KẾT QUẢ NỬA VỜI

Hội nghị khí hậu Copenhagen khó tránh được kết quả nửa vời
Tú Anh
Bài đăng ngày 17/12/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 17/12/2009 14:39 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6110.asp
Cuộc đua bấm giờ đã bắt đầu tại Copenhagen vào 9 giờ sáng ngày 17/12. Chỉ còn không đầy 48 tiếng đồng hồ để tìm đồng thuận, cứu vãn hội nghị mà không chắc gì cứu nguy được trái đất đang bị hâm nóng. Quần đảo Indonesia bị mất ít nhất 700 đảo còn vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ mất đến 40% diện tích canh tác.

Cuộc đua bấm giờ đã bắt đầu vào 9 giờ sang nay tại Copenhagen. Đại diện 193 quốc gia chỉ còn không đầy 48 tiếng đồng hồ để tìm đồng thuận, cứu vãn hội nghị mà không chắc gì cứu nguy được trái đất đang bị hâm nóng.
Mọi nỗ lực tại bàn đàm phán là làm sao ngăn chận nhiệt độ không được tăng quá 2 độ C trong khi mọi dự báo xác nhận là ở mức độ này nhiều đảo quốc ở Thái bình Dương bị xóa tên vào cuối thế kỷ. Quần đảo Indonesia bị mất ít nhất 700 đảo còn vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam sẽ mất đến 40% diện tích canh tác.
Nhiều dấu hiệu bi quan xuất hiện tại thủ đô Đan mạch. Đích thân thủ tướng Rasmussen thay thế bộ trưởng môi trường là bà Connie Hedegaard làm chủ tọa hội nghị do tình hình căng thẳng.
Jean Jouzel, phó chủ tịch Nhóm chuyên gia khí hậu Liên Hiệp Quốc GIEC xác nhận là mục tiêu đàm phán không đi theo hướng mong muốn của các nhà khoa học.
Hầu như không một quốc gia kỹ nghệ nào chấp nhận giảm khí thải CO2 xuống từ 25% đến 40% như các chuyên gia khí hậu yêu cầu. Thủ tướng Đức Angela Merkel còn dự báo là không chắc sẽ đi đến một thỏa thuận tối thiểu là chận nhiệt độ tăng quá 2 độ.
Thủ tướng Ấn Manmohan Singh một lần nữa nhấn mạnh Ấn Độ không chấp nhận một hiệp ước gây khó khăn cho kinh tế quốc gia làm mất công ăn việc làm của nhiều triệu người. Còn thủ tướng Trung Quốc, tuy nói đến « thiện chí » nhưng từ chối tuân thủ những trói buộc của nghị định thư Kyoto về giới hạn khí thải cũng như không tham gia tài trợ các nước nghèo.
Cho đến hôm nay, Liên Hiệp châu Âu hứa cho 10 tỷ đôla, Nhật Bản 15 tỷ trong vòng ba năm. Ngoại trưởng Mỹ hứa làm tất cả để cùng với các quốc gia khác trên thế giới tạo quỹ 100 tỷ từ nay cho đến 2020 nhằm giúp đỡ các nước nghèo. Nhưng đó cũng là những món tiền nhỏ nhoi so với quy mô của tai họa.
Vì những lý do nào mà các nước trên thế giới vẫn chưa thực lòng hợp tác với nhau ? Trong trường hợp này, người dân bình thường ở những nước bị biến đổi khí hậu đe dọa trực tiếp trong hiện tại và trong tương lai ngắn hạn phải làm gì ?

Mời quý thính giả theo dõi phân tích của giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, đại học Genève Thụy Sĩ và ý kiến của anh Nguyễn Hữu Chí, một cựu giáo viên Toán Lý hóa sống bên bờ sông Hậu chia sẻ kinh nghiệm tự chế tạo năng lượng sạch và cách sống chung với lũ từ gần 20 năm nay.

Trước hết, thân chào giáo sư Nguyễn Phúc Liên, trong một lần phỏng vấn trước, dựa trên tình hình kinh tế chung, ông dự báo là hội nghị khí hậu sẽ không mang lại kết quả mong chờ ? Hôm qua, trong một bài viết trên mạng, « Viễn Tượng Thất bại của Hội nghị về hâm nóng khí hậu » giáo sư đồng ý với giới báo chí tức là tỏ ra bi quan hơn . Tại sao ?

NGHE : Giáo Sư Nguyễn Phúc Liên-Genève
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6110.asp

Vừa rồi là phân tích của chuyên gia kinh tế Nguyễn Phúc Liên. Giải pháp ông vừa nêu lên là người dân phải tự lo, chứ không nên chờ giải pháp của nhà nước.
RFI đặt câu hỏi với một người dân Việt Nam hàng ngày đối diện với bất trắc của thời tiết. Nhờ vào kiến thức lý thuyết của một cựu giáo sư toán lý hóa trung học cấp hai, ông Nguyễn hữu Chí và với phương tiện hạn hẹp, gồm đồ phế thải, ông vẫn làm ra điện để sinh hoạt trong nhà.
Ông còn để tâm nghiên cứu làm cách nào để có thể vừa sống với lũ.

NGHE : Ông Nguyễn Hữu Chí- Đồng bằng sông Cửu Long
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/120/article_6110.asp

----------------------------------------

Hội nghị Copenhagen tiếp diễn trong không khí bi quan về khả năng thành công (RFI)

Chưa đạt được thỏa thuận về khí hậu (VOA)

Hoa Kỳ góp phần vào quỹ tài trợ về khí hậu dành cho nước nghèo (VOA)



No comments: