Ukraina
và châu Âu trước thách thức trường kỳ kháng chiến
Thụy
My - RFI
Đăng
ngày: 24/09/2023 - 00:57
Trang
bìa The Economist dùng hai màu xanh vàng, màu cờ của Ukraina
làm nền cho hàng chữ lớn « Đã đến lúc phải suy nghĩ lại ». Tuần
báo nhấn mạnh : Ukraina đối mặt với một cuộc chiến lâu dài, cần có sự thay đổi.
Những người ủng hộ Kiev nên cầu nguyện cho một chiến thắng nhanh chóng, nhưng
cũng cần có kế hoạch về một cuộc chiến đấu lâu dài.
Một
quân nhân Ukraina khai hỏa pháo tự hành 2S22 Bohdana về phía quân Nga tại
Donetsk, ngày 13/09/2023. REUTERS - RFE/RL/SERHII NUZHNENKO
Không
thể tốc chiến tốc thắng lẫn đàm phán
Cuộc chiến
tranh ở Ukraina nhiều lần mang lại những bất ngờ, và lần này cũng vậy. Cuộc phản
công bắt đầu từ tháng Sáu dựa trên hy vọng những chiến sĩ Ukraina trang bị vũ
khí tân tiến của phương Tây, sau khi được huấn luyện tại Đức, sẽ thu hồi lại đủ
những lãnh thổ để đặt Kiev vào thế mạnh. Thế nhưng giới tuyến 1.000 kilomet gần
như không thay đổi. Đòi hỏi ngưng bắn, hòa đàm là vô nghĩa.
Vladimir
Putin không hề tỏ dấu hiệu nào muốn thương lượng, và dù có đi nữa, cũng không
thể tin được lời hứa của ông ta. Putin chờ đợi phương Tây chán nản, hy vọng
Donald Trump sẽ tái đắc cử. Ông chủ điện Kremlin cần chiến tranh để có thể thống
trị trong nước, mọi thỏa thuận đình chiến sẽ là dịp để tái vũ trang và tấn công
tiếp. Nếu Ukraina ngưng chiến đấu, họ sẽ mất nước !
Kiev và
các đồng minh phương Tây bắt đầu nhận ra đây là một cuộc chiến dài hơi, nhưng cả
hai đều chưa sẵn sàng. Tuần báo Anh cho rằng thay vì tìm cách thắng cho bằng được
rồi tái thiết, mục tiêu là phải bảo đảm khả năng chiến đấu lâu dài mà kinh tế vẫn
phát triển.
Trụ
vững về kinh tế để chiến đấu lâu dài
Trước hết
về quân sự, Kiev không đủ lực lượng để phản công thường xuyên một cách quy mô,
mà cần những chiến thuật và công nghệ mới. Bên cạnh vũ khí nặng là phương tiện
bảo trì để chiến đấu nhiều năm : sửa chữa, tiếp đạn, huấn luyện. Và nhất
là một cuộc chiến kéo dài cần có phòng không tốt hơn, Ukraina không thể giàu mạnh
nếu Nga cứ mặc sức phá hoại cơ sở hạ tầng dân sự mà không bị trừng trị như 18
tháng qua.
Về kinh tế,
nên tăng sản xuất và vốn đầu tư thay vì chỉ lo các kế hoạch tái thiết. Nền kinh
tế đã giảm sút 1/3, gần phân nửa ngân sách hiện do phương Tây tài trợ. Khoảng 1
triệu người đang chiến đấu và hàng triệu người khác đã di tản, nguồn lao động
trở nên khan hiếm. Dù trong thời chiến, Kiev vẫn có thể thu hút đầu tư vào
ngành vũ khí hay chế biến nông sản chẳng hạn, tại những khu vực yên tĩnh hơn
như miền tây.
Phòng
không càng mạnh thì càng ít nguy cơ nhà máy bị oanh kích, hải quân Nga càng bị
đẩy ra xa thì hàng hóa có thể được xuất khẩu an toàn tại Hắc Hải. Bên cạnh đó
là chống tham nhũng, cải cách tư pháp, tạo điều kiện cho kinh doanh như công nhận
tay nghề mà người di tản có được ở nước ngoài, bảo hiểm cho doanh nghiệp. Về
lâu về dài, bảo đảm an ninh lớn nhất là gia nhập NATO ; ngoài ra các đối
tác đã có những hứa hẹn song phương. Những gì mà Liên Hiệp Châu Âu có thể mang
lại là quan trọng, không chỉ tài chánh mà viễn cảnh trở nên thành viên. Bản
thân châu Âu cũng phải thay đổi cách suy nghĩ.
Nếu Donald
Trump lại trở thành tổng thống, ông có thể giảm viện trợ cho Kiev nhưng ngay cả
khi Trump thất cử, châu Âu cần biết chịu đựng một gánh nặng lớn hơn : củng
cố kỹ nghệ quốc phòng và cải tổ tiến trình quyết định trong EU. Thất bại của của
một quốc gia ngay cạnh sườn EU có nghĩa là cỗ máy giết người của Putin tiến lại
gần hơn biên giới, còn thành công thì châu Âu có thêm thành viên với 30 triệu
người có học vấn cao, một quân đội lớn nhất châu Âu, cơ sở nông nghiệp và công
nghiệp rộng lớn.
« Nếu
làm theo phương Tây thì tôi đã chết »
L'Obs dẫn lời hai nhà phân
tích Michael Kofman và Rob Lee : « Những bước tiến gần đây của
Ukraina hầu hết nhờ các đơn vị bộ binh, nhưng để có được sức bật, cần phải sử dụng
lại lực lượng cơ giới ». Nên xác định xem chiến dịch làm tiêu hao quân
Nga thông qua các vụ oanh kích vào cầu đường, hậu cần, sở chỉ huy tạo được điều
kiện cần thiết cho việc đột phá hay chưa. Điều ngạc nhiên cho phương Tây :
Bakhmut vẫn là trọng điểm, Kiev chiến đấu để giành lại từng mét đất, tập trung
những lữ đoàn thiện chiến tại đây.
Nhiều viên
chức Mỹ giấu tên phàn nàn với báo chí là Ukraina không thành công trong việc áp
dụng những khuyến cáo của NATO và gánh lấy những rủi ro. Về phía Kiev nhấn mạnh,
lực lượng Mỹ chưa bao giờ chiến đấu chống lại một đội quân tầm cỡ như Nga mà
không có sự yểm trợ của Không quân cũng như những vũ khí hiện đại nhất. Ukraina
vẫn hy vọng sẽ nhận được các hỏa tiễn ATACMS, còn những chiến đấu cơ F-16 đầu
tiên chỉ đến nơi từ 2024.
Theo
Kofman và Lee, huấn luyện của phương Tây về hợp đồng tác chiến chỉ kéo dài năm
tuần lễ là quá ngắn để có thể thích ứng với thực địa ở Ukraina - bãi mìn mênh
mông, drone Nga quần thảo trên đầu... Suleman, chỉ huy lực lượng đặc biệt của
trung đoàn 78 nói với Financial Times : « Nếu tôi chỉ làm theo những gì
mà phương Tây đã dạy, thì tôi đã chết rồi ». Hai nhà nghiên cứu trên
cho rằng phương Tây cần ý thức đây là một cuộc chiến tranh lâu dài. Tiềm năng kỹ
nghệ và quân sự phương Tây vượt trội hơn hẳn Nga, nhưng nếu không có quyết tâm
chính trị thì tiềm năng khó trở thành kết quả.
Những
dấu hiệu lạc quan
May thay,
những tin tức mới nhất trên chiến trường mang lại sự lạc quan. Le
Figaro cuối tuần nhận định « Kiev lấy lại hy vọng qua một
thành công quân sự » trong khi chờ đợi các hỏa tiễn ATACMS. Những
vụ tấn công trong nhiều tuần qua bằng hỏa tiễn tầm xa Storm Shadow của Anh và
Scalp của Pháp đã chứng tỏ hiệu quả.
Tổng hành
dinh hạm đội Hắc Hải ở Sébastopol bị đánh trúng, Kiev khẳng định có những
« chỉ huy cao cấp » Nga thiệt mạng. Ukraina phá được phần nào thế
phong tỏa ở Hắc Hải, một số tàu chở ngũ cốc đã ra đi an toàn. Giữa tháng Bảy,
Kiev đã trình lên Tổ chức Hàng hải Quốc tế một bản đồ với hải trình mới đi
xuyên qua lãnh hải của mình, dọc theo duyên hải Odessa đến đảo Rắn và vùng biển
Rumani. Để khuyến khích tàu bè các nước sử dụng hành lang này, Ukraina đã dành
500 triệu đô la để bảo hiểm.
Trên đất
liền, mũi đột phá ở Robotyne, một trong những trục chính, đã xé toang phòng tuyến
thứ nhất năm kilomet theo chiều rộng ; đồng thời cắt phòng tuyến thứ nhì
ra làm bốn khúc nhằm tạo tác động dây chuyền. Các chiến binh Ukraina vô hiệu
hóa được pháo và các hệ thống chống tăng để tiến lên.
Ngũ
cốc Ukraina : Ba Lan lạc lối
Sự xích
mích giữa Ba Lan và Ukraina gây chú ý. Trong lúc Kiev đang chật vật với cuộc phản
công, nhưng lại bị tuyên bố ngưng cung cấp vũ khí, các báo đều có ý phê phán
Vacxava. Le Monde cuối tuần cho rằng đây là « Sự
lạc lối của Ba Lan về Ukraina », L’Express nói về « Chiến
lược đầy rủi ro của chính quyền Ba Lan ».
Le
Monde giải
thích : bầu cử Quốc Hội Ba Lan sắp diễn ra vào ngày 15/10. Đảng bảo thủ
Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền từ 2015 hy vọng tiếp tục nhiệm kỳ thứ ba,
nhưng qua thăm dò cảm thấy không chắc chắn. Như vậy lá phiếu của vùng nông thôn
là quan trọng, mặt khác sự hỗ trợ rất đáng kể của người dân đối với người tị nạn
Ukraina đã có phần giảm sút. Để kích thích cử tri đi bầu, chính quyền kèm theo
một cuộc trưng cầu dân ý về việc tái định cư người tị nạn. Thái độ mị dân, sự
quay ngoắt lại với chính sách ủng hộ tích cực Ukraina, là nguy hiểm. Bất đồng về
vấn đề ngũ cốc có thể giải quyết theo cách khác, như Rumani, Bulgari đã giúp
Kiev xuất khẩu lúa mì.
Theo Le
Monde, trong vụ này không phải Ukraina bị chìm đắm mà là Ba Lan. L’Express nêu
thêm việc thủ tướng Mateusz Morawiecki đang đối mặt với một xì-căng-đan mà Bruxelles
và Berlin đòi hỏi phải làm rõ : những visa cấp cho người nước ngoài thông
qua đút lót. Đối lập nói rằng có đến 250.000 visa loại này, tố cáo « xì-căng-đan
lớn nhất Ba Lan trong thế kỷ 21 ». The Economist lưu ý, dù chỉ nhằm
đối nội, việc này sẽ làm suy yếu nỗ lực của EU nhằm duy trì một mặt trận chống
Nga, và có thể tạo tiền lệ nguy hiểm cho những nước đang muốn giảm hỗ trợ Kiev.
Trung
Quốc : Đất nước có 200.000 điệp viên và số đặc tình đông đảo
Nhìn sang
châu Á, Le Point đăng ảnh Tập Cận Bình, chạy tựa « Làm
thế nào Trung Quốc dọ thám chúng ta ». Bên cạnh đó là các tựa nhỏ
: « Đế quốc với 200.000 gián điệp » ; « Chính trị, khoa
học và mạng xã hội đều bị khống chế » ; « Những tiết lộ từ cuốn sách
điều tra của Alex Joske ».
« Ở
chỗ chúng ta, quá thường xuyên trở thành Cung điện Gió Jaipur ». Mới đây giám đốc Tổng cục An
ninh Đối ngoại Pháp (DGSE), Bernard Épié, đã thẳng thắn một cách bất thường trước
các dân biểu trong ủy ban điều tra về sự can thiệp của nước ngoài. Ông muốn
gióng lên hồi chuông cảnh báo về « mối đe dọa Trung Quốc về nghiên
cứu khoa học ». Không ít nhà nghiên cứu Pháp chia sẻ kiến thức với đồng
nghiệp Hoa lục mà không để ý rằng họ hoạt động dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản
và quân đội Trung Quốc, mở toang cửa chẳng khác cung điện Ấn Độ xây dựng năm
1799, nổi tiếng với 953 cánh cửa sổ.
Nhiều người
vẫn còn nhớ vụ thực tập sinh Hoàng Lỵ Lỵ (Li Li Huang) sao chép dữ liệu của tập
đoàn Valeo trên USB năm 2000. Bắc Kinh huy động lực lượng nghiệp dư như sinh
viên, Hoa kiều...để thu thập từng « hạt cát » một. Thực tế số
này chiếm chưa đến phân nửa những ca phát hiện. Tại Bắc Kinh có ba cơ quan tình
báo của bộ Công An, bộ An Ninh và một loạt mạng lưới tình báo quân đội, những
chuyên gia xâm nhập, tuyên truyền. Số gián điệp của Trung Quốc lên đến 200.000
người trong khi DGSE chỉ có 7.000.
FBI
: Tình báo Trung Quốc là thách thức của thế hệ chúng ta
Tại Hoa Kỳ,
trung bình FBI cứ mỗi 10 tiếng đồng hồ lại mở điều tra liên quan đến tình báo
Trung Quốc. Giám đốc Christopher Wray coi đây là « thách thức của
thế hệ chúng ta » vì tầm cỡ cuộc chiến mới với Bắc Kinh vượt hẳn
so với Liên Xô trước đây. Về phía Úc và Canada gần đây cũng bị rung chuyển vì rất
nhiều xì-căng-đan tiết lộ các chính khách nhận hối lộ từ những doanh nhân do
Trung Quốc giựt dây.
Paris thì
chỉ âm thầm đối phó. An ninh Trung Quốc theo bén gót các nhà đối lập Tây Tạng,
Duy Ngô Nhĩ, Hồng Kông ; họ thường xuyên bị tấn công trên mạng, nếu không
phải là trên đường phố. Hồi tháng Ba, một trường dạy tiếng Hoa của Đài Loan mới
mở vào tháng 9/2021 ở đại lộ Choisy, Paris đã bị tấn công tin học dữ dội từ một
« đồn công an » bất hợp pháp của Bắc Kinh trên đất Pháp. Trên 17.000
công dân Pháp gồm chủ doanh nghiệp, chính khách, điệp viên, quân nhân, chuyên
gia an ninh quốc phòng bị tình báo Trung Quốc gài bẫy thông qua mạng xã hội, chủ
yếu là Linkedln để đánh cắp thông tin.
Le
Point cho biết một
số gián điệp trong vai nhà báo thậm chí còn chẳng đăng bài viết nào để che giấu
thân phận, họ làm việc toàn thời gian cho cơ quan an ninh. Trường hợp cựu dân
biểu gốc Hoa Buon Tan thuộc đảng cầm quyền Pháp được chuyên gia Úc Alex Joske
cho biết ông này thuộc Mặt trận Tổ quốc, cơ quan của đảng cộng sản điều hành mạng
lưới các hiệp hội và « thân hữu » trên toàn thế giới vận động cho Bắc
Kinh. Chưa kể những khuôn mặt tên tuổi như cựu thủ tướng Jean-Pierre Raffarin,
dân biểu Jean-Marie Le Guen…
Việt
Nam : Những người có ảnh hưởng thao túng truyền thông
Liên quan
đến Việt Nam, Courrier International trích dịch bài viết trên
trang The Vietnamese Magazine cho rằng một thiểu số khá giả
đang thống trị truyền thông và mạng xã hội, không biết đến những khó khăn của
người lao động nghèo.Theo báo cáo năm 2016 của Viện Hill ASEAN, thu nhập trung
bình của giai cấp trung lưu Việt Nam từ 5.000 đến 35.000 đô la một năm, nhóm
này chiếm phân nửa trong số 98 triệu dân. Một nghiên cứu khác năm 2023 của
Cimigo ước tính trên 15 triệu gia đình có thu nhập trên 15 triệu đồng Việt Nam
một tháng (600 euro), tương đương 7.728 đô la một năm, được cho là trung lưu.
Nhưng số gia đình kiếm được từ 1.200 euro một tháng trở lên chỉ chiếm có 6 %,
như vậy số người thực sự là trung lưu chỉ là thiểu số.
Tuy nhiên
những người được cho là « có ảnh hưởng » (KOL), tức có thể định hướng
và kiểm soát thông tin, làm việc trong ngành báo chí, quảng cáo và giải
trí ; thường xuất thân từ các gia đình giàu, có nhà ở hoặc nhà cho thuê,
có vị trí xã hội. Họ chỉ trích những người không chịu đi xe buýt chẳng hạn, cho
rằng vì lười biếng. Theo tác giả Nguyễn Tấn Trung, họ quên rằng gia đình họ ở
nhà tiện nghi gần trạm xe buýt, có người giữ trẻ và giúp việc, chẳng phải chạy
vạy làm hai, ba việc để kiếm chút ít tiền để dành phòng thân. Những lao động nhập
cư, sinh viên và nhiều người nghèo khác không có khả năng như họ, chưa kể mạng
lưới xe buýt không phủ được nhiều nơi.
Đạo
diễn Phạm Thiên Ân, nhà thơ Ocean Vương lên báo Pháp
Trên lãnh
vực văn hóa, các tuần báo đều có bài giới thiệu bộ phim « Bên trong tổ
kén vàng » của Phạm Thiên Ân hiện đang được trình chiếu tại các rạp
xi-nê ở Paris. Trả lời phỏng vấn của L'Obs, người đạo diễn Việt Nam
thổ lộ : « Tôi thích sự tương phản giữa cuộc sống bình thường và
tâm linh ». Ông cho biết ban đầu chỉ đi quay video đám cưới, phải thực
hiện rất nhanh nên khi làm phim riêng ông muốn một nhịp điệu chậm hơn, tuần tự
kể lại những diễn biến nội tâm.
Một phim rất
khác biệt, vì các nhà sản xuất phim ở Việt Nam thường hướng về một công chúng
trẻ, chịu nhiều ảnh hưởng nơi mạng xã hội. Họ không đòi hỏi nhiều, thường thích
phim hài nhẹ nhàng hay kinh dị. Phạm Thiên Ân cho rằng bộ phim may mắn được cho
phổ biến nhờ lãnh đạo mới của Cục Điện ảnh là một họa sĩ có tinh thần cởi mở,
không thấy phiền lòng vì những chủ đề trong phim như tôn giáo, chiến tranh…
Hình bóng cuộc chiến phảng phất trong phim vì kỷ niệm gia đình : người ông
là phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa, sau 1975 phải học tập cải tạo, bà là
người Bắc Công giáo di cư. Trả lời câu hỏi tôn giáo và điện ảnh phải chăng là
tín điều của anh, Phạm Thiên Ân khẳng định : « Đối với tôi,
điện ảnh là ơn gọi »
.
Một gương
mặt Việt Nam khác rất nổi tiếng ở Mỹ, nhà thơ trẻ gốc Việt Ocean Vương, khi trả
lời Libération cuối tuần cho rằng « Mỗi bài thơ là một bước chân lên Mặt Trăng
». Trở lại với thi ca qua tập thơ « Thời gian là mẹ » sau
thành công của tiểu thuyết « Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian » (« On
Earth We’re Briefly Gorgeous » hay « Un bref instant de
splendeur »), Ocean Vương nhận xét, thơ nhẹ nhàng hơn. Anh nói, nếu tiểu
thuyết là một trải nghiệm trần thế, thì thơ là một cuộc dạo chơi trên lãnh địa
của Chị Hằng.
No comments:
Post a Comment