Saturday, September 16, 2023

TƯ DUY CHIẾN LƯỢC (Kim Văn Chính)

 



TƯ DUY CHIẾN LƯỢC

Kim Văn Chính

5-9-2023  21:28    

https://www.facebook.com/kimvanchinh/posts/pfbid02UDXNtvKxziECKcMrVyqnBop9sS438bB3DJXGxz8Go9zbaZajtbaHv23Rveq7egJGl

 

1. ĐÔI CHÚT LÝ THUYẾT

 

Ông cha ta từng dạy: Chọn bạn mà chơi. Sách binh pháp cổ phương Đông cũng dạy: Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng. Người ở đây có thể là địch khi mình phải đối đầu, đối kháng với ai đó; nó có thể là bạn chơi, đối tác, đối tác chiến lược khi chọn ai đó làm bạn chơi, bạn chơi chiến lược.

 

Chiến lược (Strategy) là từ mà người Việt rất thích dùng từ khi biết đến nó. Nó cũng rất quan trọng trong nền quản trị của thế giới dù đó là quản trị quốc gia hay quản trị công ty, quản trị gia đình. Quản trị chiến lược, quản trị có chiến lược, tư duy chiến lược… luôn là lĩnh vực mà các nhà lãnh đạo cần học tướt bơ.

 

Các Công ty lớn hiện nay đều có giám đốc chiến lược ngang hàng và lương cao không kém các giám đốc khác như tài chính, nhân sự, marketing, kỹ thuật… Giám đốc chiến lược thường được bổ nhiệm thay thế lãnh đạo cao cấp – Tổng GĐ khi cần. Chứng tỏ chiến lược rất quan trọng.

 

Nhưng người Việt chỉ thích chơi vơi chữ chiến lược thôi. Còn trên thực tế làm việc, phát triển chả có chiến lược gì cả, cũng chả có tư duy chiến lược gì. Sách vở gọi đó là chiến lược mặc kệ nó, chiến lược tùy nghi, chiến lược cây lau cây tre bạ đâu ngả theo đấy…, chiến lược bóc ngắn cắn dài, chiến lược bốc và hốt. Đó là trạng thái dở hơi nhất của phát triển tổ chức.

 

Vậy mà nhiều người Việt rất thích tư duy “phản chiến lược” đó của người Việt, có khi tự hào (tư duy AQ, Chí Phèo).

 

2. AI LÀM THUỘC ĐỊA CỦA PHÁP THÌ MẠT, AI LÀM THUỘC ĐỊA CỦA ANH THÌ THỊNH

 

Đó là mệnh đề tôi cho là đã được chứng minh. Hàng tá ví dụ trên thế giới chúng minh điều đó. Lấy ta (Việt Nam) và các nước quanh ta, càng thấy rõ. Nhóm Đông Dương đúng là mạt sau khi Pháp rút, trao lại quyền độc lập. Nhóm Singapore – Malaysia – Thái Lan, Hongkong… khá hơn hẳn, thịnh hơn hẳn sau khi Anh rút. Vùng Châu Phi – Trung Đông quy luật ấy cũng đúng đến tận bây giờ.

 

TẠI SAO VẬY?

 

Nền quản trị Pháp dựa trên Civil law là nền quản trị hành chính quan liêu dựa trên uy quyền và hình phạt đặc trưng cho tổ chức tập quyền hóa cao, trên dưới phải đồng lòng, tuân phục. Nó thường tạo ra sự bất mãn, bất tuân, phản kháng của bên dưới âm ỉ, dài lâu. Hiệu quả quản trị về kinh tế kém.

 

Nền quản trị Anh dựa trên Common law đặt nền móng dân chủ, tự quản, tự trị từ bên dưới. Nó đòi hỏi bên dưới phải nhọc công làm việc, không trông chờ, ỷ lại vào bên trên nhưng lại được tự do rất cao, có quyền tự chủ, sáng tạo và hương thụ thành quả theo kết quả. Hiệu quả kinh tế hệ quản trị Anh rất cao. Cách mạng công nghiệp chuyển trọng tâm sang Anh là vậy.

 

Khổ cho dân tộc Việt. Nếu như thời nhà Nguyễn mà có tư duy chiến lược, có đủ trí tuệ, kiến thức về thời đại, trước làn sóng thực dân hóa không cưỡng được, biết chọn “đối tác chiến lược” mà chơi (giống Nhật Bản) – tức chọn Anh hoặc ai trong nhóm common law (Anglo-saxon) thù chắc chắn số phận dân tộc ta đã đi theo ngã rẽ khác.

 

Pháp họ làm được rất nhiều việc khai hóa cho dân Việt. Đúng. Nhưng Pháp bản thân nó quả là quá “cú đỉn”. Kết quả là nó để lại cho Việt Nam di sản thực dân nặng nề.

 

3. SANG GIAI ĐOẠN HẾT PHÁP, HẾT THỰC DÂN “CŨ”?

 

Đó là giai đoạn 1954-1990. Tưởng bài học cũ về tư duy chiến lược thấm? Chả thấm gì, lại còn mắc sai làm tệ hại hơn. Cái mà nước ta quá chuyên tâm, quá hăng hái, quá mất nhiều công và hy sinh cả nhiều thế hệ: GIÀNH ĐỘC LẬP – CÁCH MẠNG DÂN TỘC – thì hóa ra nó là thứ mà thời cuộc cuối Thế kỷ 20 người ta chả phải làm gì cũng có. Rất phí công (xét về chiến lược). Chưa nói khi quá hăng hái với mục tiêu dân tộc, lại gắn nó chả chứng minh gì với CNXH, đâm ra phải hy sinh mục tiêu dân chủ: tự thấy kẻ thù trong nội bộ, làm phân hóa nhân dân thành hai “phe”, nồi da xáo thịt hàng chục năm, đến tận bây giờ vẫn chưa hết phân hóa, địch ta vô nghĩa, không đảm bảo được dân chủ cho đất nước.

 

LỖI Ở TƯ DUY CHIẾN LƯỢC.

 

Đường sáng chả đi, đâm quàng bụi rậm. Mỹ (Anglo-Saxon chính hiệu – kết thừa nước Anh Common law) vào tận nơi chả chơi, đi chơi với Liên Xô (Nga) và TQ là hai tên Đế quốc tởm lợm nhất mà tôi biết. Hai nước đó còn ghê tởm hơn Pháp nhiều. Lý thuyết và thực hành kinh tế thị trường có sẵn rồi chả dùng, đi đâm quàng đâm xiên học món kinh tế chỉ huy tập thể hóa, quốc doanh hóa tận Liên Xô làm kìm hãm tiềm năng đất nước hàng nửa thế kỷ.

 

4. GIAI ĐOẠN 1991-2023?

 

Hệ thống XHCN sụp đổ, tưởng hết lỗi. Vẫn sai về tư duy chiến lược.

 

Mỹ chả chơi, chỉ vờn nhau, không coi họ là chiến lược, vẫn bám đít hai thằng đế quốc tởm lợm nhất thế giới là Trung Quốc và Nga?

 

5. SAU 2023?

 

May là có chiến tranh Nga – Ukraina nó phơi bày bộ mặt và năng lực của Đế quốc Nga. Nó tởm đến mức hàng triệu người Nga tỉnh táo họ cũng không chịu được, chạy hết ra nước ngoài.

 

May là Trung Quốc họ cũng đã lộ rõ dã tâm xâm chiếm vùng biển, chủ quyền Việt Nam, hàng ngày họ chà đạp lên chủ quyền, bắt bớ, bắn giết dân ta đánh cá ngoài khơi, phá hoại tài đầu khí của ta có hệ thống…

 

May mà quan hệ làm ăn với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ nó đã cao và ở mức quyết định đến tương lai kinh tế nước ta, không thể đảo ngược.

 

Hy vọng từ này về sau không bị lỗi tư duy chiến lược nữa.

 

Rất khó, vì trên thực tế rất ít lãnh đạo hiểu và hành chiến lược tốt.

 

Các bác như bác Nguyễn Phú Trọng, bác Phạm Minh Chính, kể cả hai bác tre trẻ như bác Vương Đình Huệ, bác Võ Văn Thưởng tôi dám chắc là khó đòi hỏi gì hơn về tư duy chiến lược…

 

Các bác đã có công lớn tiếp nối tư duy thời Bác Hồ 1945 ký Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện với Mỹ.

 

Bây giờ hành mới khó.

 

HÌNH :  https://www.facebook.com/photo/?fbid=5948811815221917&set=pcb.5948803901889375

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=5948817151888050&set=pcb.5948803901889375

 

.

114 BÌNH LUẬN





No comments: