Thủ tướng Phạm Minh
Chính đến Mỹ để 'cụ thể hóa' quan hệ hai nước
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 9 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cmj1g2rez45o
Thủ tướng Chính đã đến San Francisco, bắt đầu chuyến
công tác hơn sáu ngày tại Mỹ, nhằm cụ thể hóa các kết quả của việc nâng cấp
quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/0c43/live/816d39a0-55d8-11ee-943d-91ce654583c0.jpg
Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Tổng thống Mỹ Joe Biden tham dự Hội
nghị cấp cao Việt Nam - Mỹ ở Hà Nội hôm 11/9/2023
Thủ tướng Chính công du Mỹ lần này nhằm tham dự
phiên thảo luận chung cấp cao khóa 78 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New
York nằm ở bờ Đông nước Mỹ.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
nói trong cuộc họp báo ngày 14/9, chuyến đi này "có ý nghĩa hết sức quan
trọng nhằm cụ thể hóa các kết quả của chuyến thăm vừa qua".
Người đứng đầu chính phủ dự kiến sẽ đi qua ba
thành phố là San Francisco, Washington D.C, New York để dự họp tại Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc, kết hợp hoạt động song phương như tham dự diễn đàn doanh nghiệp
Việt Nam - Mỹ về công nghệ và đổi mới sáng tạo, thăm các tập đoàn lớn như
Nvidia, Meta, Synopsys tại San Francisco và tiếp một số lãnh đạo địa phương.
Tháp tùng Thủ tướng Chính trong chuyến công du
đến Mỹ này gồm các Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
GS Vuving: 'Việc
nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ'
Việt Nam nâng cấp
quan hệ với Mỹ là 'thắng lợi kép' cho Đảng Cộng sản VN
Các thành tựu và tiềm năng trong hợp tác Mỹ-Việt
Nvidia cũng được cho là sẽ hợp tác với FPT,
Viettel và Tập đoàn VinGroup, công ty mẹ của VinFast, về AI tại Việt Nam.
Trước đó, năm 2020, Viện Nghiên cứu Trí tuệ
Nhân tạo VinAI Research (thuộc Tập đoàn Vingroup) công bố đã đầu tư siêu máy
tính AI - NVIDIA® DGX A100™ - thế hệ mới nhất đầu tiên tại Việt Nam.
Tháng 6/2022, Tập đoànViettel và Tập đoàn
Nvidia đã ký kết Biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược về Trí
tuệ nhân tạo (AI), nhằm thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ
AI tại Viettel cũng như Việt Nam.
Reuters đưa tin, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
khi đến Hà Nội đã đạt được các thỏa thuận với Việt Nam về chất bán dẫn và
khoáng chất hiếm khi hai nước nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện,
ngang mức với Trung Quốc và Nga.
Tập đoàn Amkor đang xây một “nhà máy hiện đại
lớn để lắp ráp và thử chip bán dẫn” gần Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Janet
Yellen nói trong chuyến thăm Hà Nội hồi tháng bảy.
Hãng thiết kế chip Marvell cũng tuyên bố họ có
kế hoạch xây dựng một trung tâm “tầm cỡ quốc tế” ở Việt Nam.
Các quan chức Mỹ đã liên tiếp nói rằng lắp ráp
và thiết kế là các mảng trong ngành công nghiệp chip bán dẫn mà Việt Nam có khả
năng phát triển nhanh hơn, mặc dù việc thiếu kỹ sư có thể làm chậm tốc độ tăng
trưởng.
Ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành một nguồn
gây căng thẳng chính trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Cả Bắc Kinh và Washington đều chạy đua để thúc
đẩy sức mạnh của mình trong lĩnh vực này, và cả hai bên gần đây đều ban hành
các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm hạn chế năng lực của bên kia.
Mỹ cần một đối tác đáng tin để cung cấp chip,
và Việt Nam có thể làm điều đó, theo ông Ted Osius, cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam.
Play video, "GS
Vuving: 'Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ'", Thời lượng 26,52
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cmj1g2rez45o
Trong cuộc họp báo trực tuyến hôm 13/9 về chuyến
thăm của Tổng thống Biden đến Việt Nam, Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper và Giám đốc
cao cấp Hội đồng An ninh quốc gia Mira Rapp-Hooper cũng đề cập vấn đề chất bán
dẫn.
Ông Knapper nói, Việt Nam nổi lên như một đầu
mối quan trọng trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, bao gồm cả các khoản
đầu tư lớn của các công ty Mỹ và các công ty khác vào lĩnh vực lắp ráp, thử
nghiệm và đóng gói.
"Việt Nam đã thể hiện rõ mong muốn mở rộng
sang các lĩnh vực khác và tôi nghĩ các bạn sẽ thấy điều đó khi chúng tôi tiếp tục
hợp tác với Việt Nam về vấn đề này, cùng với các đối tác khác để đảm bảo rằng
Việt Nam có lực lượng lao động công nghệ cao và hệ sinh thái công nghệ cao cần
thiết," theo ông Knapper.
Kinh tế Việt Nam sẽ
'bùng nổ' thế nào sau nâng cấp quan hệ với Mỹ?
Chip bán dẫn sẽ là
một tâm điểm trong chuyến thăm Việt Nam của Biden
Thiếu kỹ sư có thể gây hại
cho kế hoạch của Mỹ biến VN thành 'đại bản doanh' sản xuất chip
Bà Rapp-Hooper nhắc lại Hội nghị cấp cao Việt
Nam - Mỹ ở Hà Nội hôm 11/9, nhấn mạnh rằng Mỹ đặc biệt chú trọng đến hợp tác
bán dẫn với Việt Nam.
"Có một số công ty Mỹ quan tâm sâu sắc đến
việc tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam và nhận thấy tiềm năng to lớn ở Việt
Nam, như một trung tâm bán dẫn vì nhiều lý do", bà Rapp-Hooper nói thêm Việt
Nam có lực lượng lao động trẻ, có trình độ học vấn và có động lực thực sự bền bỉ
để tiến vào lĩnh vực này.
Giáo sư Alexander Vuving nói với BBC rằng, sự
đua tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đã khiến Washington phải
tăng cường quan hệ với các quốc gia, nhằm kiềm toả sự thống trị của Trung Quốc
và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình với các nước đồng minh.
Đây được xem là chủ trương của Mỹ nhằm xây dựng
các chuỗi cung ứng mới đặt bên ngoài Trung Quốc, để tránh những thiệt hại do
chính sách đối đầu trong thương mại giữa hai nước – từ thuế đến công nghệ.
Theo GS Vuving, Mỹ muốn kéo chuỗi cung ứng chất
bán dẫn qua Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành điểm nhấn mới quan trọng dành cho
Mỹ. Như vậy có khả năng sẽ thấy chuỗi cung ứng chạy qua Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hàn
Quốc, Việt Nam, những nước và lãnh thổ mà Việt Nam cũng có quan hệ sâu sắc.
Ngày 10/09 đánh dấu cột mốc lịch sử giữa hai
nước cựu thù, khi hai nước nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Cho tới nay, chính phủ Việt Nam mới ký kết
quan hệ đối tác ở mức độ này với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.
‘Tuyên bố chung" giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
đề cập tới việc Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt: từ kinh tế, đầu tư,
thương mại, khoa học, kỹ thuật, y tế, đến giải quyết các vấn đề tồn đọng của
chiến tranh.
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ
đã mở rộng phạm vi hợp tác song phương lên 10 lĩnh vực, bổ sung phần quan trọng
về phối hợp trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí rằng “tăng trưởng
kinh tế toàn diện dựa trên đổi mới” là “nền tảng và nguồn động lực cốt lõi
trong mối quan hệ song phương”.
Họ cũng nhất trí rằng hợp tác khoa học, công
nghệ và đổi mới kỹ thuật số là một “bước đột phá mới” - được coi là mức hợp tác
sâu sắc hơn, từ quan hệ đối tác toàn diện trước đó.
--------------------------------
TIN LIÊN
QUAN
·
Việt Nam nâng cấp
quan hệ với Mỹ là 'thắng lợi kép' cho Đảng Cộng sản VN
13 tháng 9 năm 2023
·
GS Vuving: 'Việc
nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ'
17 tháng 9 năm 2023
·
Kinh tế Việt Nam sẽ
'bùng nổ' thế nào sau nâng cấp quan hệ với Mỹ?
12 tháng 9 năm 2023
·
Chip bán dẫn sẽ là
một tâm điểm trong chuyến thăm Việt Nam của Biden
9 tháng 9 năm 2023
·
Thiếu kỹ sư có thể gây hại
cho kế hoạch của Mỹ biến VN thành 'đại bản doanh' sản xuất chip
1 tháng 9 năm 2023
=====================================================
.
.
Một Việt Nam có thể
kiềm chế Trung Quốc nằm trong lợi ích của Mỹ?
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 9 năm 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cn0zn8l0j97o
Bình luận với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư
Alexander L Vuving từ trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á - Thái Bình Dương
Daniel K. Inouye (Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies)
thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói:
"Một Việt Nam tự cường, kiềm chế Trung Quốc
mà là bạn của Mỹ thì hoàn toàn nằm trong lợi ích chính trị của Mỹ. Còn chuyện
thay đổi chế độ sau này thì còn về thời cơ lịch sử thì không thể biết được."
Từ Honolulu (Hoa Kỳ), chuyên gia về khoa học
chính trị đồng thời nhận định từ nhiều năm nay và sắp tới, chính quyền Mỹ
"không có ý đồ gây bất ổn hay đe dọa đến chế độ tồn vong ở Việt Nam".
Chi tiết bài phỏng vấn tại đây.
No comments:
Post a Comment