Tại
sao quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản chưa là Đối tác chiến lược toàn diện?
Nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden (10-11/9/2023), hai nước
Việt Nam – Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” vì hòa
bình, hợp tác và phát triển bền vững. Đối tác chiến lược toàn diện là cấp quan
hệ song phương cao nhất của ngoại giao Việt Nam. Nhân sự kiện này, báo chí cũng
nói thêm về những nước đã được Việt Nam thiết lập quan hệ song phương cao nhất
này, gồm bốn nước là Trung Quốc (2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016) và Hàn Quốc
(2022).
Trên Facebook và tại nhiều hội thảo liên quan Việt – Nhật mà tôi tham dự
gần đây (tháng 7 ở Đà Nẵng, tuần trước ở Hà Nội, v.v…) nhiều người nêu thắc mắc
là, tại sao quan hệ Nhật Bản và Việt Nam chưa được như bốn nước nêu trên, mặc dầu
trên thực chất, ít có hai nước nào có quan hệ rất mật thiết và tin cậy lẫn nhau
như Việt Nam và Nhật Bản.
Nhật là nước cung cấp ODA nhiều nhất cho Việt Nam và là một trong ba nước
đầu tư (FDI) nhiều nhất tại nước ta. Lãnh đạo cấp cao nhất của hai nước hầu như
hằng năm đều có các cuộc thăm viếng, hội đàm. Hoàng gia Nhật Bản cũng trọng thị
quan hệ với Việt Nam. Năm 2017 Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko (bây giờ
là Thượng hoàng và Thượng hoàng hậu) đã thăm chính thức Việt Nam, và hôm qua
(20/9) Hoàng Thái đệ Akishino và Công nương Kiko bắt đầu chuyến thăm Việt Nam để
đánh dấu 50 năm quan hệ Nhật Việt.
Những người Việt Nam yêu mến đất nước và con người Nhật Bản rất vui mừng
thấy quan hệ tốt đẹp của hai nước đang phát triển, nhưng thấy bất mãn là Việt
Nam chưa thiết lập quan hệ với Nhật ở cấp cao nhất như với 4 nước kể trên.
Tôi tìm hiểu vấn đề và giải mã được nghịch lý này.
Năm 2014, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang,
Việt Nam có đề nghị Nhật Bản nâng tầm quan hệ lên cấp cao nhất là Đối tác Chiến
lược Toàn diện. Tuy nhiên, phía Nhật Bản không đồng ý vì họ muốn có một quan hệ
thực chất hơn là hình mẫu quan hệ Việt – Trung hay Việt – Nga mà họ nghĩ là độ
tin cậy không bằng quan hệ Việt – Nhật. Cuối cùng, hai bên nhất trí dùng cụm từ
mới là Đối tác Chiến lược Sâu rộng, để hình dung quan hệ ngoại giao của hai nước
trong giai đoạn mới.
So với “chiến lược toàn diện” thì “chiến lược sâu rộng” có thể phạm vi
nhỏ hơn (không toàn diện) nhưng trong từng quan hệ cụ thể đều có chiều “sâu”,
có thực chất.
.
No comments:
Post a Comment