Báo cáo LHQ: Không gian cho tổ
chức xã hội dân sự Việt Nam 'bị thu hẹp'
BBC News Tiếng Việt
25 tháng 9 2023
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cyx759gz2pro
Không gian hoạt động cho các tổ chức xã hội dân sự
Việt Nam đã bị thu hẹp, dưới sự kiểm soát ngày càng mạnh tay từ chính phủ,
theo UN
Secretary-General's 2023 report on reprisals (Báo
cáo về sự trả đũa năm 2023 do Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc công bố).
Theo báo cáo vừa được công bố vào ngày 19/09,
chính phủ Việt Nam đã tăng cường kiểm soát hoạt động các tổ chức xã hội dân sự,
ngăn cản họ tham gia vào nỗ lực chung của Liên Hiệp Quốc.
Việc áp đặt các luật pháp mang tính hạn chế
cũng đã tác động một cách tiêu cực đến khả năng và tính sẵn sàng của các tổ chức
dân sự trong việc tham gia chung này với Liên Hiệp Quốc, theo báo cáo.
Một số đối tác xã hội dân sự lâu năm của Liên
Hiệp Quốc, theo báo cáo, đã bị hạn chế trong việc tham gia công khai trong các
cơ chế nhân quyền, bao gồm các cuộc báo cáo xem xét do Ủy ban Nhân quyền và Ủy
ban về Quyền Trẻ em của Liên Hiệp Quốc mang tính thường kỳ, dẫn đến chu kỳ thứ
tư xem xét thường kỳ toàn diện về Việt Nam phải diễn ra từ tháng Tư đến tháng
05/2024, vì lý do sợ bị chính quyền trả đũa.
Tên của các tổ chức này cùng chi tiết đồng thời
cũng không được Liên Hiệp Quốc công bố với cùng lý do trên.
Báo cáo được Liên Hiệp Quốc thực hiện trong thời
gian từ 01/05/2022 đến 30/04/2023, bao gồm từ các nước Afghanistan, Bangladesh,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Maldives, Myanmar, Pakistan, Philippines,
và Việt Nam.
Bình luận về báo cáo này hôm nay 25/09 với BBC
News Tiếng Việt, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW)
nói:
"Chính phủ Việt Nam nhúng tay vào việc trấn
áp mang tính hệ thống nhằm vào tổ chức dân sự trong nước, và việc Liên Hiệp Quốc
cuối cùng đề cập đến vấn đề này là rất đáng hoan nghênh. Đảng Cộng sản Việt Nam
đang nhắm đến các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân được xem là nhân tố mà đảng
gọi là 'bị diễn biến hòa bình' và huy động tất cả các công cụ và bộ máy chính
phủ nhằm vào họ.
Vấn đề là rất nhiều chính
phủ như Mỹ, Úc và Liên minh châu Âu (EU) đang bận rộn nhìn theo một chiều hướng
khác vì họ xem Hà Nội là một đối tác thương mại quan trọng, và là một nơi phòng
hộ ngoài Trung Quốc. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc nên được xem là một lời kêu gọi
cộng đồng quốc tế đứng lên và đòi hỏi chính phủ Việt Nam chấm dứt làn sóng đàn
áp và tôn trọng quyền của các nhà hoạt động lẫn các tổ chức phi chính phủ làm
việc để hỗ trợ người dân Việt Nam."
Chính phủ Việt Nam cho đến nay, chưa đưa ra phản
hồi chính thức về báo cáo mới được công bố của Liên Hiệp Quốc.
VN bắt giám đốc năng lượng Ngô Thị Tố Nhiên của
VIETSE sau chuyến thăm của TT Biden
Luật trốn thuế 'phức tạp và không rõ ràng'
https://ichef.bbci.co.uk/news/500/cpsprodpb/9823/live/da81fd00-5ab0-11ee-b8af-8301cdef476d.png
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường thứ sáu bị bắt giữ
trong vòng hai năm qua, sau các trường hợp bà Hoàng Thị Minh Hồng, Ngụy Thị
Khanh, Bạch Hùng Dương, Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách
Theo 2022 United Nations Country Annual Results (Báo cáo Thường niên Quốc gia năm 2022 của Liên Hiệp Quốc) được
công bố vào tháng 6/2023, trước sự kiểm soát ngày càng gia tăng của chính phủ
Việt Nam trong các hoạt động đã dẫn đến kết quả là nhiều tổ chức đã tránh né việc
đăng ký với danh nghĩa là tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc tổ chức xã hội dân sự
(CSO) và tìm kiếm các hình thức pháp lý khác.
Vào tháng Sáu, báo cáo cũng nêu rõ các tổ chức
phi chính phủ bị ảnh hưởng nhiều nhất là thuộc lĩnh vực nhân quyền, bình đẳng
và chống phân biệt giới, pháp quyền và quản trị. Các đối tác chính phủ và tổ chức
phi chính phủ đã thể hiện sự chần chừ tham gia các cơ chế nhân quyền quốc tế,
bao gồm các cơ quan theo công ước của Liên Hiệp Quốc.
Theo thông tin mà Văn phòng Cao ủy Nhân quyền
Liên Hiệp Quốc (OHCHR) nhận được, việc áp đặt các điều luật hạn chế mang tính
tranh cãi, bao gồm các điều khoản trong Bộ luật Hình sự được định nghĩa không
rõ ràng liên quan đến tuyên truyền chống phá nhà nước và các khung quy định của
những NGO, đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng và tính sẵn sàng trong việc tham
gia vào các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc.
Trong thời gian từ 01/05/2022 đến 30/04/2023,
báo cáo nêu rằng các tổ chức nhân sự bị cho đã lưỡng lự trong việc "bắt
tay" với Liên Hiệp Quốc như một đối tác để nhận nguồn quỹ từ Liên Hiệp Quốc
vì lo sợ bị điều tra hoặc vi phạm các luật trốn thuế phức tạp và không rõ ràng.
Việt Nam hiện là một trong 14 quốc gia thành
viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2023-2025.
Ngày 15/09, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ bà
Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Doanh nghiệp xã hội Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng
Việt Nam (VIETSE), hôm 15/9, ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Biden tới
Hà Nội, theo tin từ Dự án 88 (The 88 Project).
Vào thời điểm bị giam giữ, bà Nhiên đang hợp
tác với văn phòng Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) để
thực hiện chương trình Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP), một cam
kết trị giá 15,5 tỷ USD của G7 và các nước khác nhằm giúp Việt Nam giảm sử dụng
than, vẫn theo Dự án 88.
Bà Ngô Thị Tố Nhiên là nhà hoạt động môi trường
thứ sáu bị bắt giữ trong vòng hai năm qua, sau các gương mặt nổi trội như bà
Hoàng Thị Minh Hồng, Ngụy Thị Khanh, Bạch Hùng Dương, Mai Phan Lợi và Đặng Đình
Bách.
Cả năm vụ trước đây đều bị cáo buộc trốn thuế.
Bà Ngụy Thị Khanh đã được trao trả tự do sau 16 tháng tù vào tháng Năm, lý do được thả
trước hạn của bà Khanh đã không được đề cập.
Vào ngày 10/09, theo Reporters Without Borders, nhà báo Mai Phan Lợi đã được trả tự do sau 18 tháng tù giam, trước chuyến đi của Tổng thống
Biden đến Việt Nam.
Trước đó, ông Mai Phan Lợi, cựu Chủ tịch hội đồng
khoa học Trung tâm truyền thông giáo dục cộng đồng - MEC bị kết án 48 tháng tù
giam vào tháng 7/2021, và được giảm xuống còn 45 tháng vào tháng 8/2022 cùng vì
tội trốn thuế.
'Anh hùng khí hậu' Ngụy Thị Khanh được trả tự do
Ai sẽ giám sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của
VN?
Nhân quyền bị Mỹ gạt ra rìa?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/7478/live/e5f6d6c0-5aaf-11ee-ae5b-6f868f82c7a5.jpg
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đang giam giữ hơn
160 tù nhân chính trị
Phụ lục số II của báo cáo
của Liên Hiệp Quốc cũng bao gồm những thông tin về tình hình của ông Y Khiu Niê
và Y Sĩ Êban, tín đồ theo đạo Tin Lành, người Thượng sinh sống tại Đắk Lắk và
nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.
Cụ thể ngày 28/04/2023, ông Y Khiu Niê và ông
Y Sĩ Êban, hai hoạt động nhân quyền người Thượng đã bị chính quyền không cho xuất
cảnh để giảm dự Hội nghị (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief
Conference - SEAFORB) được tổ chức ở Bali (Indonesia) vào tháng 11/2022.
Báo cáo nêu chi tiết, vào ngày 06/11/2022, ông
Niê và ông Êban bị chặn lại và thẩm vấn ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo báo
cáo của OHCHR vào ngày 28/04/2023, cảnh sát Việt Nam bị cáo buộc đã đe
dọa ông Y Khiu Niê về khả năng bỏ tù và ép ông phải ký một tài liệu có nội dung
sẽ dừng mọi liên lạc với các tổ chức nhân quyền, đặc biệt có mục đích đưa thông
tin lên Liên Hiệp Quốc và các chính phủ nước ngoài.
Theo OHCHR, trong các cuộc thẩm vấn, cảnh sát
được cho là đã thông báo với ông Y Khiu Niê rằng ông bị theo dõi. Ông Y Khiu
Niê và ông Y Sĩ Êban được thả vài giờ sau đó.
Về trường hợp nhà báo, nhà hoạt động Phạm Đoan
Trang bị bắt giữ vào tháng 10/2020, báo cáo cũng nêu về việc bà Trang được cho
phép gặp mẹ và em trai lần đầu tiên gần một năm sau đó - ngày 07/09/2022.
Vào ngày 01/10/2022, bà Trang bị chuyển tới trại
giam An Phước, ở tỉnh Bình Dương mà gia đình không hề nhận được thông báo. Vào
tháng 10/2022, gia đình bà Trang được phép thăm gặp. Bà Trang bị cho đã không
nhận được đầy đủ sự chăm sóc y tế trong tù, theo nội dung báo cáo của Liên Hiệp
Quốc.
Trong tuyên
bố chung nâng cấp mối quan hệ lên tầm 'Đối tác chiến lược toàn diện'
vào ngày 10/09 dài 2.600 từ của Việt-Mỹ sau chuyến đi của Tổng thống Biden đến
Hà Nội, phần về cho nhân quyền chỉ chiếm 112 từ, bao gồm cả phần tiêu đề, cụ thể:
"Tổng thống Biden nhấn mạnh tính phổ quát
trong lĩnh vực nhân quyền và tầm quan trọng trong sự hợp tác song phương của
hai nước để thúc đẩy nhân quyền và các quyền tự do mang tính nền tảng, bao gồm
tự do biển đạt, lập hội, tự do hội họp, và tôn giáo hay niềm tin, ở trong nước
và nước ngoài."
Tuyên bố này đã khiến một số tổ chức bảo vệ
nhân quyền chỉ trích.
Trong chuyến công du đến Hà Nội khoảng 24 giờ
đồng hồ, người đứng đầu Nhà Trắng có vẻ không gặp gỡ nhóm các tổ chức xã hội
dân sự hay các nhà hoạt động, vốn là một thông lệ thường thấy của các quan chức
cấp cao Mỹ khi đến Việt Nam.
Tháng 8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris có
gặp đại diện gồm những người làm việc trong những lĩnh vực môi trường, bình đẳng
giới, vấn đề chuyển giới, vấn đề người đồng tính, cũng như những tổ chức hỗ trợ
những người khuyết tật. Điều này cũng được cho là một động thái chỉ chạm vào phần
nổi của vấn đề xã hội dân sự ở Việt Nam.
Khác với hồi Tổng thống Obama thăm Việt Nam
vào năm 2016, ông đã gặp sáu nhà hoạt động và nói rằng có "những lãnh vực
quan trọng cần quan tâm" về tự do chính trị. Ông cũng thẳng thắn lên tiếng
việc một số thành viên của xã hội dân sự tại Việt Nam đã bị chặn lại khi gặp
ông - đơn cử là nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang.
Báo chí Việt Nam lược bỏ lời Tổng thống Biden về nhân quyền?
Reuters ngày 12/09 dẫn
lời bà Carolyn Nash, Giám đốc châu Á từ Amnesty International nói
"Chính quyền của ông Biden rõ ràng đang gạt vấn đề nhân quyền ra bên lề vì
lợi ích thúc đẩy hợp tác với các chính phủ được xem có tầm quan trọng về mặt chiến
lược - và phát đi một thông điệp Mỹ sẵn sàng chấp nhận việc ngang nhiên không bảo
vệ và tôn trọng nhân quyền."
Theo Human Rights Watch, Việt Nam đang giam
giữ hơn 160 tù nhân chính trị. Chỉ tính riêng trong tám tháng đầu năm nay,
đã có 15 người bị kết án.
VN: Tử tù Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án, bất chấp gia đình kêu oan gần
20 năm
---------------------------------------
TIN LIÊN
QUAN
·
VN bắt giám
đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên không lâu sau chuyến thăm của TT Biden
21 tháng 9 năm 2023
·
GS Vuving:
'Việc nâng cấp quan hệ cho thấy Việt Nam đã tương đối tin tưởng Mỹ'
17 tháng 9 năm 2023
·
VN: Tử tù
Lê Văn Mạnh đã bị thi hành án, bất chấp gia đình kêu oan gần 20 năm
23 tháng 9 năm 2023
·
Một Việt
Nam có thể kiềm chế Trung Quốc nằm trong lợi ích của Mỹ?
18 tháng 9 năm 2023
·
Ai sẽ giám
sát quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch của VN?
4 tháng 7 năm 2023
·
Báo chí Việt
Nam lược bỏ lời Tổng thống Biden về nhân quyền?
11 tháng 9 năm 2023
No comments:
Post a Comment