Phải làm gì
với “tự do tránh ngôn luận”
Bình luận
của David Hutt*
2023.09.27
https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/what-to-do-about-freedom-from-speech-09272023101815.html
Một cuộc
thăm dò ở Đông Nam Á cho thấy giả định cho rằng chỉ có các chính phủ độc tài
mới cấm cản tự do ngôn luận là sai lầm.
Một
người biểu tình ủng hộ dân chủ Thái Lan giơ ba ngón tay chào trong một cuộc
biểu tình sau khi đảng Pheu Thai tổ chức họp báo thông báo rằng Đảng Tiến lên
phía trước (MFP) sẽ không còn là thành viên của liên minh 8 đảng. Sự kiện diễn
ra tại trụ sở của Đảng Pheu Thai ở Bangkok vào ngày 2/8/2023. (Lillian Suwanrumpha/AFP)
Một cuộc khảo
sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew về ý kiến của những người theo
Phật giáo và Hồi giáo ở Nam và Đông Nam Á đã mang lại những kết quả làm thất
vọng những ai trong chúng ta vốn nâng niu tự do ngôn luận. Nghiên cứu này cũng
chỉ ra rằng sẽ là sai lầm nếu nghĩ rẳng kẻ thù duy nhất của tự do ngôn luận là
những chính phủ độc tài trong khu vực.
Những
người tham gia khảo sát từ bốn quốc gia Đông Nam Á được yêu cầu chọn giữa hai
phát ngôn: “Người dân cần được nói lên ý kiến của mình một cách công khai cho
dù những ý kiến này làm những người khác không vui hoặc thất vọng” và “sự hòa
hợp với những người khác quan trọng hơn quyền nói ra ý kiến của mình”.
Khoảng 2/3
số người trả lời - 69% ở Campuchia, 67% ở Indonesia và 64% ở Singapore – đã
chọn sự hòa hợp thay vì tự do ngôn luận. Thú vị là, có 59% người tham gia khảo
sát ở Thái Lan chọn theo hướng ngược lại.
Mặc dù
không dễ dàng nhưng việc phê phán các chính phủ về việc họ đàn áp tự
do ngôn luận sẽ trực diện hơn là tranh luận chống lại những tuyên bố phổ biến
cho rằng tự do ngôn luận là một ảo tưởng hoặc các nền dân chủ cũng kiểm duyệt
như các quốc gia độc tài.
Điều khó hiểu
hơn và nguy hiểm hơn nếu không bác bỏ, đó là sự gợi ý rằng tự do ngôn luận là
điều không được mong muốn và sự trung thực là một loại hành vi chống lại xã
hội. Thực sự, giống như nói rằng bạn nên giữ im lặng cho dù bạn biết bạn
sẽ nói sự thực. Nhưng đó là điều mà người ta phải đối mặt ở Đông Nam Á, khảo
sát của Pew cho hay.
Một
người đàn ông Thái Lan cầu nguyện dưới mưa trong một buổi cầu nguyện của tất
các tôn giáo cho hòa bình và hòa hợp tại công viên Lumpini, Bangkok năm 2010.
Hàng ngàn cư dân đã tập trung vào lúc bình minh để cầu nguyện cho hòa bình tại
các địa điểm trên khắp Bangkok, nơi người dân thiệt mạng và các tòa nhà cao
tầng bị đốt cháy trong hai tháng bạo lực chính trị. Ảnh: Manish Swarup/AP
Tôi dùng
từ “khó hơn” vì người ta chắc chắn nhận ra rằng không chỉ các chính phủ muốn
chặn họng các bạn mà cả những người hàng xóm của bạn cũng vậy. Không điều gì
trong hai điều này là dễ nghe. Đơn giản hơn nhiều khi nghĩ rằng tất cả sự
chuyên quyền có nguồn gốc từ những người lãnh đạo, một phần bởi vì người ta
phải hòa nhập vào trong xã hội với những người suy nghĩ khác mình và đồng thời
bởi vì nó mang đến một cái cớ tiện lợi cho việc không hành động.
Tuy nhiên,
đây không phải là một điều mới mẻ. Năm 2015, Pew đã có một khảo
sát toàn cầu về thái độ của người dân đối với tự do ngôn luận. Chỉ
có 29% người dân Indonesia tham gia khảo sát, nghĩ rằng người ta nên nói những
gì họ muốn mà không cần kiểm duyệt và chỉ 21% cho rằng việc sử dụng internet
không có kiểm duyệt là quan trọng/cần thiết.
Tự
do ngôn luận có nghĩa lý gì nếu người ta chỉ được phép nói điều gì đó
không gây tranh cãi hoặc những gì mọi người khác đã (dường như) nghĩ đến?
Đó không phải là tự do ngôn luận; Đó là sự lặp lại. Và sự lặp lại không
làm người khác thay đổi ý kiến cũng
như không giúp họ hiểu biết hơn.
Vì sao
không gắn chặt với những suy nghĩ khi bạn 16 tuổi và không bao giờ thay đổi?
Nhưng để được phép đặt câu hỏi về những ý tưởng đã thành hình của bạn, nâng cao
hiểu biết cho bản thân, bạn phải hiện diện cùng với những thông tin không làm
cho bạn thoải mái, theo cách không thoải mái. Ít người vui vẻ khi bị nói rằng
họ đã sai và rằng họ đã sai trong nhiều năm.
Tôi
dùng từ “được phép” bởi vì điều đó là cốt lõi của tự do ngôn luận. Người ta
thường cho rằng nạn nhân thực sự của sự kiểm duyệt là người nói. Họ là
nạn nhân và tất cả những người khác cũng vậy. Nếu những suy nghĩ của bạn bị
kiểm duyệt, vậy tôi không thể nghe thấy chúng. Nếu những suy nghĩ của tôi bị
kiểm duyệt, bạn sẽ không thể nghe được những suy nghĩ của tôi và đánh giá, so
sánh chúng với những suy nghĩ của bạn. Như vậy, sự kiểm duyệt biến mỗi người
chúng ta trở thành một tù nhân của những suy nghĩ của riêng họ và khiến xã hội
trở thành những cái hầm chứa trống rỗng.
Thực thi
ý chí của đa số
Tôi
không chỉ trích Đông Nam Á một cách không công bằng. “Tự do tránh ngôn
luận" là mong muốn phổ quát. Thật vậy, mong muốn có một
"cuộc sống yên lành", được bảo vệ khỏi những sự thật khó chịu,
tồn tại khá nhiều trong ý thức của người phương Tây, và
xu hướng này ngày càng gia tăng.
Đó
là đặc tính xác định của chủ nghĩa toàn trị – một khái niệm phương Tây – và của
hầu hết các tôn giáo. Chẳng phải nguyên lý sáng lập của Kitô giáo, đạo Do
Thái và đạo Hồi là Adam đã xấu xa vì đã từ bỏ "sự hòa hợp"
của vườn địa đàng Eden để có một cuộc sống tự do, và tất cả chúng ta,
những hậu duệ rõ ràng vẫn đang bị trừng phạt vì "tội lỗi" đó?
Người ta
thường nói rằng sự kiểm duyệt bắt nguồn từ nhu cầu bảo vệ những nhóm
thiểu số. It nhất, đó là cách “hòa hợp” xã hội thường được định nghĩa ở
Singapore, Malaysia và Indonesia, các quốc gia đa sắc tộc với các hệ thống
chính trị chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo.
Tuy
nhiên, hết lần này đến lần khác những gì người ta tìm thấy trong thực tế là
kiểm duyệt được sử dụng để thực thi ý chí của đa số đối với thiểu số. Tệ hơn
nữa, điều này trở thành sự khẳng định rằng: Sự hòa hợp chỉ có thể được bảo vệ
bằng cách truy tố thiểu số để đa số không tham gia vào bạo lực.
Cảnh
sát trưởng Khalid Abu Bakar của Malaysia cảnh cáo báo giới: "Đừng làm bất cứ
điều gì hoặc xuất bản tranh vẽ hoặc văn bản có thể gây bực tức trong cộng
đồng". Ảnh: Alexandra Radu/AP file photo
Có rất
nhiều ví dụ về điều này. Một ví dụ ít người biết đến là vào đầu năm 2017, một
tờ nhật báo nhỏ viết bằng tiếng Trung ở Malaysia đã đăng một bức biếm họa về
Chủ tịch Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) – một bức tranh được một số người xem là
chống Hồi giáo.
Ngay sau
khi bức biếm họa được đăng tải, dành cho một lượng độc giả nhỏ chủ yếu là người
Hoa, một ủy viên của PAS đã cảnh cáo tờ báo đừng quên những gì đã xảy ra đối
với những nhà báo của tờ Charlie Hedo - một vụ việc trong đó 12 nhà báo
đã bị sát hại tại văn phòng của tờ báo tiếng Pháp này ở Paris hai năm trước đó.
"Nếu
các ngài còn nhớ, lần trước, một tờ báo Pháp đã đăng một
bức biếm họa làm tức giận cả thế giới Hồi giáo” –
ông Muhammad Fauzi Yusof nói và thêm
rằng tờ báo sẽ phải chịu trách nhiệm về những hậu quả "tàn khốc".
Cảnh
sát trưởng lúc đó là Khalid Abu Bakar đã tham gia vào cuộc tranh luận.
"Đừng làm bất cứ điều gì hoặc xuất bản tranh vẽ hoặc văn bản có thể gây
bực tức trong cộng đồng. Chúng ta phải cẩn thận với những điều này" -
ông chỉ
đạo các tờ báo và nhà báo.
Chúng ta
rút ra điều gì từ vụ việc này? Rõ ràng, không phải tờ báo tiếng Trung đại diện
cho thiểu số, dọa dùng bạo lực mà là nhà chính trị gia, thuộc đa số, đã nói với
các nhà báo rằng họ có thể bị sát hại đồng loạt.
Và viên
cảnh sát trưởng thì sao? Ông ấy đã không bắt nhà chính trị gia vì phát ngôn
mang tính đe dọa sát hại tập thể. Thay vì thế, ông ta lại yêu cầu các nhà báo
kiềm chế không làm tức giận những người khác – những người thuộc về đa số ở
Malaysia. Vậy ai đã được bảo vệ? Khá rõ là đó là người đã dọa sử dụng bạo lực.
Bảo vệ
kẻ dọa nạt
Ở
Campuchia, đảng cầm quyền trong nhiều thập kỷ đã nói với công chúng khá rõ ràng
rằng nếu họ mất quyền lực, đất nước sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng man
rợ và hỗn loạn của thời Khmer Đỏ trong những năm
1970.
Lưu ý
rằng những người mong muốn lấy chiếc ghế của Đảng Nhân dân Campuchia muốn làm
điều này một cách ôn hòa và dân chủ. Dẫu vậy, lời cảnh báo của đảng cầm quyền
thực ra là một sự đe dọa.
Nếu, Đảng này
nói, chúng ta mất quyền lãnh đạo bằng một cuộc bỏ phiếu, chúng ta sẽ là những
người mang bạo lực đến với đất nước. Câu hỏi đặt ra là lời cảnh báo này được
công chúng Campuchia tin tưởng, chấp nhận ở mức độ nào? Sự “hòa hợp” mà những
người Campuchia tham gia khảo sát của Pew đề cập tới có lẽ bao gồm sự tin tưởng
này.
Một
thực tế không thể trốn tránh khác là những chủ đề cấm kỵ và vượt quá
giới hạn ở Đông Nam Á - những thứ ẩn dưới nhu cầu
về "sự hòa hợp" - có xu hướng là những vấn đề vô
cùng quan trọng.
Ví
dụ, vai trò của chế độ quân chủ Thái Lan, pháo đài rõ ràng của bản sắc
Thái. Người Indonesia và Malaysia có nhiều khả năng phản đối những phát ngôn
được coi là xúc phạm đến niềm tin tôn giáo hơn nhiều người nước khác,
chẳng hạn như người Philippines và Việt Nam, theo khảo sát năm 2015 của Pew.
Những
người ủng hộ Đảng Nhân dân Campuchia tập hợp tại Phnom Penh, ngày 21/7/2023.
Đảng cầm quyền này cảnh báo rằng đất nước sẽ rơi trở lại vào tình trạng man rợ
và hỗn loạn của thời Khmer Đỏ nếu Đảng này không nắm quyền. Ảnh: Heng Sinith /
AP
Mặt khác,
chỉ có 61% người Việt Nam nghĩ rằng người dân cần được đưa ra những bình luận
công khai chỉ trính các chính sách của chính phủ trong khi con số này ở
Indonesia là 73% và ở Malaysia là 63%.
Tất nhiên
đây là cách tiếp cận từ trên xuống nhưng nó cũng cho thấy thực tế rằng rất
nhiều người ở những nước này, có lẽ một cách vô thức, tán thành cùng một nguyên
tắc rằng những chủ đề này vượt quá giới hạn và thực sự là những mối đe dọa cho
sự hòa hợp.
Tựu trung
là chính phủ các nước làm luật và các chính phủ độc tài đưa ra luật
pháp hà khắc. Nhưng liệu chúng có được thực thi hay không và cảnh sát hành xử
như thế nào phụ thuộc vào cách nhìn nhận chung trong nước. Ở
Campuchia và Việt Nam, việc đỗ xe trên hầu hết các vỉa hè là bất hợp
pháp nhưng vì mọi người đã làm điều này trong nhiều thập kỷ và không
ai thực sự làm to chuyện nên cảnh sát hiếm khi thực thi luật.
Nếu có
đủ số lượng người quan tâm tới tự do ngôn luận thì sẽ có nhiều hơn tự do ngôn
luận, thậm chí ngay cả khi luật pháp không cho phép. Tuy nhiên, sẽ đơn giản hơn
nhiều khi giả định vấn đề duy nhất nằm ở những nhà độc tài.
--------------------
*David
Hutt là một nhà nghiên cứu tại Central European Institute of Asian Studies
(CEIAS) và người phụ trách Chuyên mục Đông Nam Á
của tờ Diplomat. Là một nhà báo, ông viết về chính trị Đông
Nam Á từ năm 2014. Các quan điểm thể hiện ở đây là của riêng ông và không phản
ánh quan điểm của RFA.
No comments:
Post a Comment